Mới chỉ là bắt đầu

09:24 15/06/2011
HOÀNG THÁI SƠN (Về nhà thơ trẻ Xích Bích)

Nhà thơ Xích Bích - Hải Bằng ký họa

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Những gì Xích Bích để lại, cho đến nay, nói thật là tôi chưa dám đọc kỹ. Đó là chuyện thường trong tâm lý tình cảm. Số lượng cũng không nhiều lắm, nếu không nói là ít ỏi. Đó là phần “Hoa bí vàng” trong tập thơ “Tiếng hát một chặng đường”, in chung với Dương Tử Giang, còn lại là mấy cuốn, gồm nhật ký, ghi chép, những bài thơ chưa công bố, những bản thảo dập xóa nhiều chỗ và những bài thơ nước ngoài do anh dịch…

Cuối năm 1965, trong một lá thư gửi cho tôi, anh có viết: anh có một số thơ đăng trên báo Văn nghệ và in ở các tập thơ văn của Quảng Bình xuất bản. Tôi tìm đọc. Lúc đó tôi chưa hề biết anh là Xích Bích. Nhưng qua hơi thở ở các bài “Bài ca đường mới”, “Bốn em bé Lý Ninh”…, thì tôi cầm chắc đó là thơ anh rồi. Nói như vậy để nói là Xích Bích vào làng thơ không sớm: lúc đó anh đã 26 tuổi.

Một trong những yêu cầu cơ bản của người cầm bút là vốn sống, trong đó những ấn tượng tươi mới về cuộc đời và những người đồng thời vô cùng quan trọng. Là một giáo viên trong chiến tranh, Xích Bích không đi được nhiều. Nhưng những nơi đã sống, những gì mà bằng mọi giác quan con người tiếp xúc được đến được với anh, đều được đầu óc cảm thụ tinh tế và nhạy bén của anh thu nhận rồi chuyển hóa vào thơ khá sinh động.

Càng về Đồng Hới - thành phố của hoa hồng nhưng anh không lặp lại người khác:

Phố ta xưa nhiều hoa hồng lắm
Mỗi người dân là một nhà thơ.


Quê hương và người mẹ là đề tài của nhiều nhà thơ đông tây, kim cổ. Về quê hương, Xích Bích có đến mấy bài thơ, bài nào cũng ngập tràn nỗi nhớ nhung của người con gửi về xứ sở:

Đã mấy năm rồi
Chưa về thăm làng quê rợp mát
Chưa được về trồng lại một mùa ngô
Ôi, những mùa ngô quấn kèn đầy mặt đất
Ta đi đuổi chim đàn, tiếng hú gọi vang xa

                                    (Làng)

Với con sông chảy phía trước nhà, Xích Bích so sánh có lý:

Nhiều người con gái đi trong cuộc đời
Chỉ một người ở lại giữa tim thôi
Trăm con sông trôi về biển cả
Có một dòng giữa lòng mình dạt dào sóng vỗ
                                   
(Con sông yêu)

Gia đình anh chỉ có 4 người nhưng chưa lúc nào được sum họp đủ cả trong một bữa cơm đầm ấm. Ấn tượng về người mẹ giàu đức hy sinh ở anh do đó thật đậm nét và mong bạn đọc cũng thật thông cảm để chấp nhận một nỗi buồn phảng phất:

Con đi kháng chiến xa nhà cả
Thư về thưa mỏng mấy lần vui?
Run run tay mẹ lần trên giấy
Tưởng gặp môi con rạng rỡ cười.


Bất chợt nói về mẹ một lần như vậy để rồi sau này cảm xúc anh chín hơn trong bài thơ “Làng”:

Đã mấy năm rồi
Chưa về thăm làng quê bé nhỏ
Ôi! Cái chấm xa xanh diệu vợi giữa tâm hồn
Nơi đã đứng ở góc nào cũng nhìn ra dáng mẹ
Áo nâu bầm lam lũ mái tóc sương.


Bài thơ này được nhiều người nhớ lâu. Rõ ràng là giọng trữ tình của Xích Bích đã lần đúng những cung bậc tình cảm của không ít người gọi ra những gì sâu lắng nhất của tâm khảm.

Không chỉ ở đó, với “Hoa bí vàng” anh cũng đã giúp nhiều người tự khám phá mình.

Áo ăn nâu, áo vá vẫn bền màu
Em có một niềm vui chờ đợi
Công việc rộn ràng kháng chiến dài lâu
Ai xui hoa bí nở vàng cho lòng nhớ nhau.

Cuối năm 1967, Xích Bích cùng thầy trò trường cấp 3 Quảng Ninh sơ tán lên Minh Hóa - “Rào Đá” là hái lượm quý giá trong “chuyến đi” đó:

Lại ngược Trường Sơn lên Rào Đá
Lưng ba lô, vai bạc áo phòng không
Sậy uốn lưng tôm sỏi son mòn dép lốp
Nắng trưa hè chua loét nước bình toong


Bài thơ như có hơi thở của người lính ra trận:

Lại ngược Trường Sơn lên Rào Đá
Đến lượt ta rồi, nghe súng thở trên vai
Trán lịch sử mấy nghìn năm vẫn trẻ
Đời nối đời tiếp bước dưới cờ bay
Vì hy vọng giữa làng ta xanh thẳm
Ta biết trồng cho cây nở ước mơ

                        (Thành phố hoa hồng)

Thế rồi “Thành phố vở mấy trăm ngày ác liệt” và Đồng Hới đã ra đi… Anh hiểu thấu tâm tư của con người vốn thương chốn cũ. Trong bài “Thư làng mới”, anh viết:

Ra giếng rơi gầu thương bến cũ
Vào ngõ nhìn quanh tưởng lạc nhà
Mẹ bảo: đêm nằm nghe gió nội
Cứ ngỡ triều lên dưới cửa ta
.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, chúng ta không ai mặc cảm trước thời cuộc mà đã vươn tới với sức sống mãnh liệt. Những con người rất đằm thắm với quê cũ ấy đã làm hết sức mình:

Sáng, chiều đi vỡ đất khai hoang
Trưa họp dân quân tối họp đoàn
Lo năm học mới, trường thêm lớp
Có bữa cơm ăn cũng vội vàng


Và đã tạo ra một quê hương “Mát nước giếng khơi, ngọt quả đầu mùa” góp phần cho cuộc sống và kháng chiến.

Đến hồ Cẩm Ly một lần, anh đã để lại những vần thơ khó quên:

Đây cá gặp mây, rừng thấy biển
Trời ngỡ ngàng, chim lạc cả đường bay
Thuyền neo mộng giữa lưng chừng núi hiện
Trăng nghiêng mơ trắng mịn mặt hồ đầy

                                    (Cẩm Ly)

Nói về người con gái bình tĩnh ngồi trên bom nổ chậm để động viên đồng đội làm việc, anh lấy ra được một ý khá độc đáo:

Thành khẽ mỉm cười
Giá có một cây… kim
Ngồi khâu lại đôi gấu quần rách thủng
Đường chỉ, mũi kim xưa lừng lẫy tiếng
Mười ngón tay ngà con gái đất Phù Kênh
.
                        (Người ngồi trên bom nổ chậm)

Thơ Xích Bích xuất hiện muộn nhưng lại sớm chín. Chín trong nhận thức, trong tình cảm và cả trong cách thể hiện. Trong bối cảnh của thơ ca những năm 60, Xích Bích có được sự chú ý đáng kể nào đó, ngoài cái tài nếu có, cái chính có lẽ là cái tình đằm thắm nhưng không ồn ào của anh với cuộc sống.

***

… Lần anh đi Minh Hóa, tôi gặp anh ở Phú Vinh nơi đoàn sơ tán nghỉ chân. Thật là kỳ lạ. Trong một ngôi nhà nhỏ ghép bằng hòm đạn gỗ thông và gỗ súc, lợp bằng gỗ phiến hệt nhà người gác rừng bên bờ suối; giữa cái rốn của bom đạn, Xích Bích ung dung ngồi đọc “Chiến tranh và hòa bình” bằng tiếng Pháp với cuốn từ điển bỏ túi. Và anh chơi ghi-ta. Những ngón tay thon nhỏ, mềm mại rất thành thạo với những biến tấu dân ca và những bài tập đầy khó khăn của Karuli, những tác phẩm cổ điển. Trước kia anh cầm ác-sê, chẳng hiểu anh bỏ rơi nó hồi nào rồi? Rồi anh đi… Tôi còn như thấy anh với cái áo blu-dông sẫm nâu khuất sau hàng tre. Nào ngờ đó là lần cuối cùng tôi được biết trên đời này đã từng có anh.

Cuối tháng 6-1968, tôi nhận được điện anh đã hy sinh ở Đồng Lê. Thế là trên mảnh đất Quảng Bình bỏng lửa, có những người anh hùng đã hy sinh và cả những nhà thơ hát ca về những chiến công của những anh hùng cũng đã ngã xuống.

Dương Tử Giang và Xích Bích hy sinh trong cùng một thời kỳ.

Sau đó mấy hôm, tôi chạy lên cơ quan Hội Văn nghệ Quảng Bình, như tìm về nơi gửi gắm nỗi niềm duy nhất hồi ấy. Anh Xuân Hoàng tiếp tôi, vẻ mặt rầu rĩ. Anh ngồi lặng trong cái salông cũ kỹ, chậm chạp đọc cho tôi nghe bài thơ anh mới viết tặng Dương Tử Giang và Xích Bích. Tôi xin anh chép lại bài thơ đó. Rất tiếc là sau đó, chút kỷ niệm này cũng mất trong chuyến đi vào chiến trường của tôi cùng toàn bộ “gia tài” của người lính.

Bài thơ của anh Xuân Hoàng có đoạn nói về việc Xích Bích vừa gửi chùm thơ mới làm về Hội và gửi thư cho bác Dương Tử Giang. Thư đến cơ quan Hội còn người gửi và người nhận đều đã hy sinh gần như là đồng thời. “Trong chiến tranh thư đến chậm là thường”. Tôi rất hiểu nhà thơ.

Hai năm sau, trong điều kiện khó khăn, Hội Văn nghệ Quảng Bình đã ra cho Xích Bích phần “Hoa bí vàng” trong tập thơ in chung với Dương Tử Giang đã nói ở trên.

Cám ơn những đồng chí làm công tác văn nghệ ở tỉnh nhà đã quan tâm đến một hồn thơ mà tất cả những gì có được buổi ấy, mới cũng chỉ là sự bắt đầu.

Tháng 5-1985
H.T.S.
(15/10-85)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.