Mây trắng bên trời bay ngẩn ngơ

16:06 08/09/2008
NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.

Trong bài thơ "Trở về" ông đã chẳng viết đó sao:
"Sáng vui trà ấm hương sen tịnh
Chiều nhắm rượu be vị tré riềng"

Đúng là phong độ thư thái của một người đã trả xong nợ đời. Bây giờ chỉ còn việc lãng đãng mây bay nữa thôi. Phải là lúc lòng tĩnh tại lắm, những kỷ niệm xưa cũ mới trở về. Trở về một cách lâng lâng, thăm thẳm và sâu lắng:
" Những buổi tan trường Cha đến đón
Cổng trường thơ thẩn đứng chờ con"
(Đức sinh thành)
Một lời dặn của cha đọng mãi trong lòng, như đã kết tinh, không bao giờ tan:
"Cầm tay Cha bảo chăm lo học
Khôn lớn nên người với nước non"
(Đức sinh thành)
Và từ đấy người con nuôi chí. Cái thời Thanh Nhơn nuôi chí mình đất nước đang còn lầm than. Cái mầm ý chí được gieo vào một mảnh đất hết sức gian lao. Chỉ có người đồng cảnh ngộ mới hiểu, mới thông cảm được và không thể nói không nghiệt ngã:
"Khoai luộc, sắn lùi, cơm gạo hẩm
Thuốc xai nửa điếu ấm lòng nhau"

(Mái trường xưa)
Tuy khó khăn vậy, vẫn có tri kỷ:
"Bạn nghèo điếu thuốc chia nhau
Ao không đủ ấm cháo rau qua ngày"
(Bão táp)
Rất may tác giả lại được sinh thành ở một mảnh đất, mà ngay từ lời ru trên nôi đã nuôi cho lớp trẻ một triết lý Việt Nam: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hoa sen mọc lên từ bùn, nhưng vẫn thơm ngào ngạt.
Ngay từ những ngày đói cơm thiếu áo ấy Thanh Nhơn đã nếm vị ngọt của đời. Đã đành ngọt đó mà cay đó, ông không hề giấu giếm. Tâm hồn xao động thế nào thì tác giả ghi lại thế ấy. Kỷ niệm đã lùi xa mấy chục năm mà bây giờ nhớ lại, ký ức của ông vẫn bâng khuâng:
"Em về phố cũ bâng khuâng
Còn anh thơ thẩn tần ngần trông theo"
(Hương thầm)
Cái tình đời nó thế, khi vị ngọt đã đụng lưỡi, đến lúc đụng vị cay, sẽ cảm thấy cay hơn. Song càng cay càng nuối tiếc:
"Đò xưa hò hẹn chiều thu tím
Nỡ để duyên thề lỡ mối tơ"
(Tình thu)
Thì ra, lẽ đời nó thế, những mối duyên tơ chấp mọi hoàn cảnh, lửa lòng cứ bén. Cứ cháy. Dù là âm thầm. Miễn là tồn tại được một cõi lòng. Những dở dang làm cho tâm hồn giàu có lên. Chỉ có lý giải như vậy mới hiểu được xao động trong Thanh Nhơn:
"Sông xanh lá thắm bao hò hẹn
Phong kín tâm tình gửi cánh chim"
(Vọng về)
Sự "phong kín" kia mới quý giá làm sao. Dẫu trong cái "phong kín" ấy có cả niềm vui và nỗi buồn. Đời nó vậy. Chả ai yêu mà thành ngay đâu. Đến như Nguyễn Du mà còn phải kêu lên: "Người đâu găp gỡ làm chi. Trăm năm biết có duyên gì hay không?". Nhưng rồi tất cả "mưa nắng nguôi dần chuyện xót đau". Lần theo thời gian, Thanh Nhơn đã trưởng thành. Ông được quyết định về công tác ở trường Quốc Học, hình như đó là bến đợi mà ông mong mỏi, trông chờ. Ông đã ở đó, suốt đời, cho đến tận khi về hưu. Thời gian đã giúp ông mãn nguyện.
Tập thơ "Lãng đãng mây trời" có 144 bài. Tôi lật giở từng trang. Bỗng 4 câu thơ này làm tôi giật mình:
"Xót cảnh chim bằng không chỗ đậu
Khen loài tôm tép khéo nơi luồn
Đất trời dâu bể ai lường được
Sân khấu mua vui vẫn diễn tuồng"
(Vui)
Đó là 4 câu thơ trong bài "Giông tố". Tác giả nhìn trời nổi cơn giông, ông bỗng nhận ra cuộc đời. Giông tố trở thành hình tựơng trong thơ ông. Một căp đối không nhức nhối trong lòng, không thể thốt ra được: "Chim bằng không chỗ đậu" và "tôm tép khéo nơi luồn". Ông tiếp tục cái giọng của dân gian: "Thẳng thắn thật thà thì thua thiệt. Lỗi lầm luồn lọt lại lên lương". Thì ra Thanh Nhơn quá đau nỗi đau nhân tình. Ông đã khái quát được: "Đất trời dâu bể ai lường được". Tôi gọi đó là câu thơ chiêm nghiệm.
Thì ra Thanh Nhơn đâu chỉ có "lang đãng mây trời", đám mây ấy đã dừng lại ở nỗi đau. Hình như đó là nỗi đau song hành cùng sự tồn tại của trái đất này. Nguyễn Bỉnh Khiêm về ở ẩn mà vẫn quặn lòng "Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến, Gang không mật mỡ kiến bò đi".
Tôi cảm thấy được tiếng thở dài của Thanh Nhơn:
"Đạo lý cương thường luôn dạ ước
Công danh phú quý nhạt lòng ao"
(Ước vọng)
Có lẽ cũng phải ở cái tuổi thất thập mới có được tiếng thở dài ấy. Rất may tôi gặp ngay câu thơ rất tỉnh táo của ông:
"Phú quý vinh hoa phù phiếm đó
Nhân từ hiếu nghĩa mặn nồng đây"
(Trần gian quán trọ)
Sự phù phiếm của vinh hoa không thể tồn tại được cùng mặn nồng hiếu nghĩa. "Nhân từ hiếu nghĩa" là điểm tựa cho đám mây lãng đãng kia có chỗ dừng, không bị gió cuốn đi. Được hiếu nghĩa nhân từ neo lại, cho nên bây giờ Thanh Nhơn rất thảnh thơi:
"Bõ gánh ưu tư lòng thoải mái
Quên đi phiền muộn dạ vui tươi"

(Cuộc chơi)
Tâm hồn ấy thật xứng đáng để Nguyệt Đình tặng ông một bức thư pháp đồng điệu:
"Lưng bầu nửa túi tiêu dao
Câu thơ chén rượu ai nào cùng ta"
Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trôi" lại, tôi rất mừng cho Thanh Nhơn. Ông đã dùng thơ để trải lòng mình. Hình như chỉ có thơ mới làm được điều đó. Đọc chữ cuối tập thơ, tôi cảm thấy vị ngọt nơi đầu lưỡi:
"Dù cho mưa gió, dòng đời
Ngọt bùi ấm lạnh chẳng vơi nghĩa tình"
(Mưa)
Đọng lại trong thơ Thanh Nhơn là cái tình. Hơn bảy chục năm trời trôi nổi trên dòng đời, ông mới khẳng định điều đó và viết những câu thơ ấy ông như thêm vào lời dặn lại cháu con. Dặn xong Thanh Nhơn thật sự cảm thấy mình đã tròn nghĩa vụ.
Tôi như thấy Thanh Nhơn lại nâng ly. Không phải ông uống rượu mà là nhấm nháp sự đời:
"Tình đời ấm lạnh say rồi tỉnh
Cuộc thế vơi đầy tỉnh lại say"

(Trần gian quán trọ)
Ông như đám mây trắng bồng bềnh, bay ngẩn ngơ trên đời, lãng đãng như thơ ông vậy.
N.Q.H

(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGÔ KHAKỷ niệm 40 năm ngày Bác Hồ ra đi, chúng ta đều nhớ lại di chúc thiêng liêng của Bác để lại cho nhân dân ta. Đó là tình cảm và niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009 và hết)

  • Nguyễn Khắc Phê quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Anh xuất thân trong một gia đình trí thức. Bố anh từng đậu Hoàng Giáp năm 19 tuổi. Các anh trai đều là bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Dương, Nguyễn Khắc Phi... Có người nói vui “Nguyễn Khắc Phê con nhà quan tính nhà lính”.

  • VĂN CẦM HẢI(Đọc “Ngôi nhà vắng giữa bến sông”, Tập truyện ngắn của Nguyễn Kiên - Nxb Hội Nhà văn, 2004)

  • NGUYỄN QUANG SÁNGMấy năm gần đây, dân ta đi nước ngoài càng ngày càng nhiều, đi hội nghị quốc tế, đi học, đi làm ăn, đi chơi, việc xuất ngoại đã trở nên bình thường. Đi đâu? Đi Mỹ, đi Pháp, đi Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... Nhà văn Văn Cầm Hải cũng đi, chuyến đi này của anh, anh không đi những nơi tôi kể trên, anh đi Tây Tạng, rất lạ đối với tôi.

  • HÀ KHÁNH LINHDân tộc ta có hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã xảy ra nhiều cuộc nội loạn ngoại xâm, nhiều thế hệ người Việt Nam đã cầm vũ khí ra trận giết giặc cứu nước, nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 những chàng trai nước Việt mới phải đi giữ nước từ xa, mới đi giữ nước mà mang trong lòng nỗi nhớ nước như tứ thơ của Phạm Sĩ Sáu.

  • LÊ VĂN THÊSau sáu năm (kể từ 2002) nhà văn Cao Hạnh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, (cuối năm 2008); Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị mới có thêm một nhà văn được kết nạp. Đó là Văn Xương.

  • NGÔ MINHTrong đợt đi Trại viết ở Khu du lịch nước nóng Thanh Tân, anh em văn nghệ chúng tôi được huyện Phong Điền cho đi dạo phá Tam Giang một ngày. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thế là người dẫn đường. Anh dân sở tại, thuộc lòng từng tấc đất cổ xưa của huyện.

  • PHẠM PHÚ PHONG…Làng em đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê em kết nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGKể từ tập thơ đầu tay (Phía nắng lên in năm 1985), Huyền thoại Cửa Tùng (*) là tập thơ thứ mười (và là tập sách thứ 17) của Ngô Minh đã ra mắt công chúng. Dù nghề làm báo có chi phối đôi chút thì giờ của anh, có thể nói chắc rằng Ngô Minh đã đi với thơ gần chẵn hai mươi năm, và thực sự đã trở thành người bạn cố tri của thơ, giữa lúc mà những đồng nghiệp khác của anh hoặc do quá nghèo đói, hoặc do đã giàu có lên, đều đã từ giã “nghề” làm thơ.

  • Võ Quê được nhiều người biết đến khi anh 19 tuổi với phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam (1966). Lúc đó, anh ở trong Ban cán sự Sinh viên, học sinh Huế. Võ Quê hoạt động hết sức nhiệt tình, năng nổ bất chấp nguy hiểm với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin sắt đá vào chính nghĩa.

  • PHẠM PHÚ PHONGThỉnh thoảng có thấy thơ Đinh Lăng xuất hiện trên các báo và tạp chí. Một chút Hoang tưởng mùa đông, một Chút tình với Huế, một chuyến Về lại miền quê, một lần Đối diện với nỗi buồn, hoặc cảm xúc trước một Chiếc lá rụng về đêm hay một Sớm mai thức dậy... Với một giọng điệu chân thành, giản đơn đôi khi đến mức thật thà, nhưng dễ ghi lại ấn tượng trong lòng người đọc.

  • ĐẶNG TIẾNNhà xuất bản Trẻ, phối hợp với Công ty Văn hoá Phương Nam trong 2002 đã nhẩn nha ấn hành Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, trọn bộ bốn cuốn. Sách in đẹp, trên giấy láng, trình bày trang nhã, bìa cứng, đựng trong hộp giấy cứng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Tiếp theo Sông Hương số 244 tháng 6-2009)Mến tặng các nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Khánh Phương, Trần Thị Trường, cháuDiệu Linh, và những người bạn khác,lớn lên trong những hoàn cảnh khác.

  • NGUYỄN THỤY KHANhà thơ Quang Dũng đã tạ thế tròn 15 năm. Người lính Tây Tiến tài hoa xưa ấy chẳng những để lại cho cuộc đời bao bài thơ hay với nhịp thơ, thi ảnh rất lạ như "Tây Tiến", "Mắt người Sơn Tây"... và bao nhiêu áng văn xuôi ấn tượng, mà còn là một họa sĩ nghiệp dư với màu xanh biểu hiện trong từng khung vải. Nhưng có lẽ ngoài những đồng đội Tây Tiến của ông, ít ai ở đời lại có thể biết Quang Dũng từng viết bài hát khi cảm xúc trên đỉnh Ba Vì - quả núi như chính tầm vóc của ông trong thi ca Việt Nam hiện đại. Bài hát duy nhất này của Quang Dũng được đặt tên là "Ba Vì mờ cao".

  • HOÀNG KIM DUNG      (Đọc trường ca Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây)Nhà thơ Lê Thị Mây đã có nhiều tập thơ được xuất bản như: Những mùa trăng mong chờ, Dịu dàng, Tặng riêng một người, Giấc mơ thiếu phụ, Du ca cây lựu tình, Khúc hát buổi tối, v.v... Chị còn viết văn xuôi với các tập  truyện: Trăng trên cát, Bìa cây gió thắm, Huyết ngọc, Phố còn hoa cưới v.v...Nhưng say mê tâm huyết nhất với chị vẫn là thơ. Gần đây tập trường ca Lửa mùa hong áo của nhà thơ Lê Thị Mây đã được nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. (quý IV. 2003)

  • PHẠM PHÚ PHONGTrước khi có Hoa nắng hoa mưa (NXB Thanh Niên, 2001), Hà Huy Hoàng đã có tập Một nắng hai sương (NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí minh, 1998) và hai tập in chung là Một khúc sông Trà (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) và Buồn qua bóng đuổi (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000). Đã có thơ đăng và giới thiệu trên các báo Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Lao động, Người lao động, các tập san, tạp chí Thời văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Cẩm thành hoặc đăng trong các tuyển thơ như Hạ trong thi ca (1994), Lục bát tình (1997), Thời áo trắng (1997), Ơn thầy (1997), Lục bát xuân ca (1999)...

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937. Quê ở Triệu Long, Triệu Hải, Quảng Trị. Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Trường đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960 - 1966, dạy trường Quốc Học Huế. Từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ - ngụy đòi độc lập thống nhất Tổ quốc. Năm 1966 - 1975, nhà văn thoát li lên chiến khu, hoạt động ở chiến trường Trị Thiên. Sau khi nước nhà thống nhất, từng là Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

  • ANH DŨNGLTS:  Kết hợp tin học với Hán Nôm là việc làm khó, càng khó hơn đối với Phan Anh Dũng - một người bị khuyết tật khiếm thính do tai nạn từ thuở còn bé thơ. Bằng nghị lực và trí tuệ, anh đã theo học, tốt nghiệp cử nhân vật lý lý thuyết trường Đại học Khoa học Huế và thành công trong việc nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ Phần mềm Hán Nôm độc lập, được giải thưởng trong cuộc thi trí tuệ Việt Nam năm 2001.Sông Hương xin giới thiệu anh với tư cách là một công tác viên mới.

  • SƠN TÙNGLTS: Trong quá trình sưu tầm, tuyển chọn bài cho tập thơ Dạ thưa Xứ Huế - một công trình thơ Huế thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các nhà thơ lớn đương thời khắp cả nước đều tới Huế và đều có cảm tác thơ. Điều này, khiến chúng tôi liên tưởng đến Bác Hồ. Bác không những là Anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một nhà thơ lớn. Các nhà thơ lớn thường bộc lộ năng khiếu của mình rất sớm, thậm chí từ khi còn thơ ấu. Vậy, từ thời niên thiếu (Thời niên thiếu của Bác Hồ phần lớn là ở Huế) Bác Hồ có làm thơ không?Những thắc mắc của chúng tôi được nhà văn Sơn Tùng - Một chuyên gia về Bác Hồ - khẳng định là có và ông đã kể lại việc đó bằng “ngôn ngữ sự kiện” với những nhân chứng, vật chứng lịch sử đầy sức thuyết phục.