Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng (bên phải) tặng hoa chúc mừng các dịch giả
Đến dự buổi giao lưu có bà Cáit Moran - Đại sứ Ireland tại Việt Nam, bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc Nhà Xuất bản Phụ nữ, dịch giả Hà Nguyễn, Nguyễn Nhất Tuấn, nhà nghiên cứu phê bình Quyên Nguyễn cùng đông đảo bạn đọc yêu văn học Ireland.
Phát biểu tại buổi giao lưu, bà Cáit Moran - Đại sứ Ireland tại Việt Nam cho biết, đại sứ quán Ireland bày tỏ rất vui mừng là tài trợ của chương trình và hi vọng thời gian tới, đại sứ quán và NXB Phụ nữ sẽ có những hợp tác tốt đẹp hơn.
Năm nay là năm đặc biệt kỷ niệm 100 năm người phụ nữ Ireland dành được quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Và hôm nay chúng tôi rất vui mừng khi được nói về 2 nhà văn nữ nổi tiếng của Ireland. Qua văn học cũng là cơ hội để chúng ta chia sẻ, trao đổi văn hóa giữa hai nước.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng cho biết, NXB Phụ nữ rất vinh dự được xuất bản và giới thiệu những tác phẩm văn học uy tín của Ireland tới đông đảo bạn đọc Việt Nam (một số tác phẩm được tài trợ bởi Quỹ văn học Ireland – Litterature Ireland). Chúng tôi cũng rất hạnh phúc vì có sự cộng tác của các dịch giả uy tín Việt Nam để đảm bảo chất lượng bản dịch tốt nhất.
Về các nhà văn nữ của Ireland, NXB Phụ nữ đã giới thiệu tác giả Mary Costello và Maeve Binchy – họ đều là những nhà văn đương đại được yêu thích với các tác phẩm được xếp hạng là beseller và nhận Giải thưởng sách của năm. Điều đặc biệt là cả hai nữ nhà văn với lối viết tinh tế, nhân hậu, tràn đầy chất thơ, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đã thực sự chinh phục những độc giả văn chương và bạn đọc khó tính ở Việt Nam.
Cùng với các nhà văn nam như Frank McCourt và William Travor, các tác giả đã làm nên diện mạo một nền văn học Ireland sâu lắng, đậm sâu chất văn chương, giàu có về tâm hồn, giàu tính triết lý và nhân bản.
Các nhân vật nữ trong tiểu thuyết “Tuần lễ náu mình” của Maeve Binchy- nhà văn nữ đương đại được yêu thích – họ là minh chứng cho mạch nguồn sức sống vô tận của tính nữ và mẫu tính. Họ sống hồn nhiên, tràn đầy năng lượng, tình yêu thương, chở che và hướng về nguồn cội như một lẽ tự nhiên, không gì có thể tác động hay cản trở niềm tin và tình yêu của họ.
Đọc Binchy, yêu vô cùng đất nước bên bờ Địa trung hải với hơi ấm, làn mưa, những con sóng bất tận trên triền núi và những cánh đồng miên man.
![]() |
Bà Khúc Thị Hoa Phượng tặng bức tranh lưu niệm cho đại sứ Ireland |
Sách Giải của năm 2014 của Ireland là tiểu thuyết Phố Academy của nhà văn Mary Costello. Đây là cuốn tiểu thuyết đầy “sức mạnh và cảm xúc” về cuộc đời của một phụ nữ nhập cư Tess Lohan. Mỗi người sẽ sống trọn vẹn cuộc đời của chính mình: có hạnh phúc, có bất hạnh, nhưng trên tất cả, ta đã trải nghiệm cuộc đời mình như ta đã từng…
Bản chất cuộc đời của mỗi con người phải chăng là nỗi cô đơn? Cô đơn từ bản ngã, quả thật rất khó để trả lời nhưng nếu quả đúng như vậy, điều gì sẽ giúp con người thoát khỏi nỗi cô đơn? Tình yêu? Người thân? Bạn bè? Quê hương xứ sở? Hồi ức tuổi thơ…Là tất cả, nhưng là chính tâm hồn ta.
Nữ tác giả Mary Costello đã tinh tế để bạn đọc có cơ hội được sống với tâm hồn của nhân vật, qua đó có thể nhìn sâu vào tâm hồn chính mình, chiêm nghiệm cuộc sống và cuộc đời chính mình…
Dù tác phẩm văn học Ireland còn xuất bản chưa nhiều ở Việt Nam, nhưng bạn đọc Việt Nam có thể hi vọng “nhận diện” được một nền văn học vô cùng đáng ngưỡng mộ. |
Theo Lê Đăng - GD&TĐ
1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).
Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.
Ở vào tuổi 99, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn tỏ ra minh mẫn và tinh anh khi giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức vào sáng ngày 20-9, tại Đường sách TPHCM.
Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.
"Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.
Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.
“Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.
Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9, NXB Kim Đồng giới thiệu những cuốn sách về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhằm góp phần bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ ngày 2.9.1945.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950, là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, với những sáng tác truyện ngắn đặc sắc, mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích, hoặc lịch sử. Với Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông A và NXB Văn học), bạn đọc sẽ được gặp lại một cuốn sách vừa quen vừa lạ.
Được xem là tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết Số đỏ đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Mới đây, tác phẩm vừa được trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới do Công ty Sách Đông A và NXB Văn học ấn hành.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nghiên cứu bản sắc văn hoá của người Việt Nam đã nêu ra bốn yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Theo tôi trong bốn yếu tố ấy thì quan trọng nhất, khi hai yếu tố kia đã có rồi, là thân phận và diện mạo, vì hai yếu tố này mới xác nhận vị thế một con người trong xã hội.
Tôi xúc động rưng rưng khi đọc những trang đầu cuốn sách mới của nhà văn Ngô Thảo với đầu đề “Nghiêng trong bóng chiều” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2020), mừng ông tròn tuổi 80. Ông mở đầu: Khi trò chuyện với người già, lớp trẻ sợ nhất là các vị ôn nghèo, kể khổ về thời bao cấp.
Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.
Bao năm qua, những sáng tác về Hà Nội đều đặn ra mắt công chúng. Không phải ngẫu nhiên nhiều tác giả luôn ưu ái dành một góc văn chương của mình để viết về Hà Nội, bởi tình yêu, sự mến thương và cảm giác gắn bó với mảnh đất Thăng Long xưa.
Tiểu thuyết “Những ngày cách ly”, tác giả Bùi Quang Thắng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh dài 160 trang được viết trong 12 ngày, đề tài liên quan đến dịch Covid-19. Đọc xong, điều đầu tiên, cũng đáng nể người viết, người biên tập, đây hẳn là cuộc chạy đua để cuốn sách đến được với bạn đọc trong thời gian nhanh nhất có thể.
Bộ sách đồ sộ với độ dày gần 5000 trang tập hợp 30 nhật ký của những người lính trong chiến tranh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gọi đây là bộ hồ sơ văn hóa Việt Nam. Còn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng thì coi bộ sách là dấu ấn tâm hồn của các anh hùng liệt sĩ.
5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.
Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.
Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng...
Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.