Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.
Cụ Kả Vế - một trong những người giữ 3 vòng mã não còn sót lại của người Tà Ôi
Thế nhưng, mới nghe qua câu chuyện, anh Hồ A Tút, Phó Ban Văn hóa xã Hồng Trung, lắc đầu nguầy nguậy: "Không có mô, giờ hiếm lắm mới tìm được một phụ nữ còn đeo mã não. Hồi xưa, chỉ có nhà giàu, nhiều trâu, bò mới có mã não thôi". Chúng tôi phải cố gắng thuyết phục, anh mới miễn cưỡng đưa chúng tôi đi tìm.
Cụ Kả Vế (78 tuổi, dân tộc Tà Ôi, thôn Ta Ay) là một trong những người hiếm hoi còn giữ ba chuỗi mã não. Đây là của hồi môn khi cụ về nhà chồng, chí ít nó cũng đã tồn tại hàng trăm năm.
Cụ bảo: "Xưa không phải ai cũng có mã não mà đeo, chỉ có những nhà giàu có, nhiều trâu, bò, ruộng nương, có vị thế trong cộng đồng mới mua được mã não. Đặc biệt là phải ở tuổi lên bà, dân bản mới đeo mã não".
Để có những hạt mã não gìn giữ cho đến ngày hôm nay, gia đình cụ Kả Vế đã phải đổi bằng ba con trâu làm của hồi môn cho con gái ngày cưới. Với những gia đình giàu có, của hồi môn là những chuỗi mã não theo con gái trong ngày cưới, khá giả thì phải có vòng đeo tay, còn khó khăn lắm cũng kiếm được đôi ba hạt làm của hồi môn.
Những hạt mã não vì thế gắn liền với phong tục thách cưới của người Tà Ôi. Thách cưới càng to thì những hạt mã não càng có giá trị, đổi bằng cả mấy con trâu, con bò. Không chỉ là của hồi môn, ngày xưa trai gái Tà Ôi yêu nhau, quà tặng hay tín vật thường là những chuỗi mã não.
Với phụ nữ Tà Ôi, những chuỗi mã não là kỷ vật vô giá không rời tay, gắn bó với họ suốt cả cuộc đời. Cụ Kả Hiệt (75 tuổi, thôn Vân Trình, xã A Đớt), cũng là một trong những người hiếm hoi còn lại trong thôn giữ được hai chuỗi mã não, cho hay: "Tui có cả thảy sáu người con, thời chiến tranh cực khổ, khi sinh ra chúng đều không sống được. Từ đó cho đến nay, tui chỉ biết làm bạn với những chuỗi mã não này như một kỷ vật của gia đình đã theo tui qua bao năm tháng. Khi chết, tui muốn mang theo chúng để không cô độc giữa cuộc đời".
![]() |
Những vòng mã não hiếm hoi còn sót lại giữa bản làng của người Tà Ôi |
Vì thế, từ lâu, mã não đã mất đi giá trị quyền uy và tâm linh của nó. Hơn thế nữa, tục thách cưới của người Tà Ôi hiện nay không còn rườm rà, nặng nề như trước, nên mã não cũng không còn được dùng đến.
Tuy nhiên, cùng với những chum, ché, chiêng... tồn tại đây đó trong các bản làng người Tà Ôi, tục đeo chuỗi mã não đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo, thể hiện quyền uy của những gia đình có vị thế trong xã hội. Những chiếc vòng này cũng mang bóng dáng của chế độ mẫu hệ còn sót lại trong cộng đồng người Tà Ôi.
Trong những ngày rong ruổi khắp các bản làng của vùng cao A Lưới, tìm những cụ bà còn giữ tục đeo mã não trên người đã khó, gặp được những phụ nữ trẻ đeo mã não càng khó hơn. Tâm lý của cộng đồng người Tà Ôi hiện nay đã thay đổi.
Với họ, khái niệm "nhà giàu" (theo người Tà Ôi, đó là hình ảnh thu nhỏ như một vị vua của bản làng thời phong kiến) đã không còn nữa, nên việc đeo mã não để thể hiện quyền uy, vị thế xã hội trong cộng đồng cũng không còn ý nghĩa.
Ông Hồ Văn Ngoan, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, cho hay: "Mã não không chỉ là vật trang sức, qua nhiều năm tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện những hạt mã não còn có mặt trong các mô típ trang trí của tượng nhà mồ (dưới cổ bức tượng) và trên một số vật dụng sinh hoạt khác của người Tà Ôi như vải, a chói (vật dụng đựng đồ dùng của đồng bào vùng cao khi lên nương rẫy). Điều này chứng tỏ ngoài ý nghĩa vật chất, làm trang sức, mã não còn gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của người Tà Ôi".
![]() |
Mã não thể hiện quyền uy, vị thế của một cá nhân trong cộng đồng nay đã không còn |
"Điều mất mát là theo luật tục của người Tà Ôi, khi chết, một trong những vật dụng buộc phải chôn theo chủ nhân của nó là hạt mã não nên càng ngày loại trang sức này càng ít đi trong cộng đồng người Tà Ôi. Bên cạnh đó, có nhiều chuỗi mã não đã tồn tại hàng trăm năm, có giá trị cũng bị đánh cắp, mất dần trong các bản làng vùng sâu, vùng xa. Đã nhiều lần chúng tôi vận động, kể cả can thiệp nhằm giữ lại những chuỗi mã não hiếm hoi của người Tà Ôi nhưng không mấy hiệu quả, bởi đây là luật tục đã có từ ngàn đời rồi, đâu thể thay đổi trong một sớm một chiều được. Nguy cơ mất đi một nét văn hóa độc đáo và đẹp đẽ của người Tà Ôi là có thật", ông Ngoan trăn trở.
![]() |
Theo doanhnhansaigon.vn
Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.
Khi tác giả Lai rai món Huế đến nhà với tập bản thảo trong tay, thấy tôi đang bưng bê rổ gừng xắt lát, anh nói ngay: “Làm mứt chị nhớ đừng dùng nước máy ngâm gừng, luộc gừng, mà phải dùng nước sông, nước mưa, nước giếng, gừng mới sáng đẹp”!?
Tối ngày 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin thành phố Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT - Huế phối hợp với Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Huế đã tổ chức Liên hoan âm nhạc các thành phố kết nghĩa bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chi Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bắc Ninh.
SHO - Hưởng ứng tuần lễ trưng bày tôn tượng Phật ngọc Trần Nhân Tông tại Huế, vào chiều 19/3, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Hướng Thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành.
SHO - Chiều ngày 18/3, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Văn phòng đại diện NXB Văn học Đà Nẵng - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức chương trình Đêm đàn bà, giới thiệu 2 cuốn sách của của nhà thơ Đinh Hoàng Anh, tại Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay.
SHO - Chiều 16/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tổng kết bế mạc đợt thâm nhập thực tế sáng tác về đề tài Biển đảo quê hương năm 2013 tại trụ sở 26 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ít ai biết rằng, cầu Trường Tiền - biểu trưng của thành phố Huế thơ mộng lại liên quan tới một võ tướng xứ Nghệ. Và cái tên Trường Tiền cũng xuất phát từ một xưởng đúc tiền nổi tiếng một vùng của võ tướng này.
Chiều ngày 13/3/2003, tại trường Đại học Sư phạm Huế, Nhà Xuất bản Văn học - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng kết hợp với Chi hội Khoa học lịch sử - Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức ra mắt, giới thiệu hai cuốn sách mới xuất bản là “Đặng Huy Trứ - Nhà tri thức chân chính của dân tộc và thời đại” và “Đặng Văn Hòa vị dân chí kế”.
SHO - Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế và Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Huế.
SHO - Chiều ngày 7/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Hội Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm tranh các nữ họa sỹ Thừa Thiên Huế lần thứ XVII.
SHO - Gợi - Đó là tên phòng tranh của nhóm các họa sỹ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Cà phê Tranh DAMA.TRY gallery phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 02/3 tại số 42 Hải Triều, Huế.
Chiều ngày 27/02/2013, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, 15 A Lê Lợi - Huế, Ban điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu một sử liệu quan trọng liên quan đến đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” - do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày.
Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “Mùa xuân, tuổi trẻ và tổ quốc”.
Trong chương trình chính của Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, vào tối ngày 23/2 (14 Tháng Giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Sở văn hóa thể thao & du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa Huế nay đã phối hợp tổ chức Đêm thơ Mùa xuân – Tuổi trẻ & Tổ quốc.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (13 tháng giêng năm Quý Tỵ), Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế, Sở giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, Trường Đại học sư phạm Huế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ giao lưu sinh viên - học sinh Huế.
Viếng mộ thi nhân là một hoạt động thường niên vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của văn nghệ sĩ Cố đô Huế, nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho nền thơ ca của tỉnh nhà và đất nước.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XI tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 22/2 (12 tháng giêng năm Quý Tỵ), Phòng Văn hóa & Thông tin, Đoàn TNCS HCM thị xã Hương Trà phối hợp với Câu lạc bộ thơ Sông Bồ đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Mùa xuân – Tuổi trẻ và Tổ quốc”.
Chào mừng Xuân mới 2013 và Tết Quý Tỵ, triển lãm “Tháng Giêng” đã được khai mạc vào chiều 5/2, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương.
Sáng 05/02, nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của nhà thơ, liệt sỹ Ngô Kha, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, Thành đoàn Huế cùng bạn bè thân hữu và gia đình của Ngô Kha đã tổ chức buổi ra mắt tập sách Ngô Kha - hành trình thơ, hành trình dấn thân & ngôi nhà vĩnh cửu tại hội trường của Thành đoàn Huế.