Mã não quyền uy

09:10 20/12/2013

Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.

Cụ Kả Vế - một trong những người giữ 3 vòng mã não còn sót lại của người Tà Ôi

Từ thị trấn A Lưới chạy dọc đường mòn Hồ Chí Minh non 8km, chúng tôi tới xã Hồng Trung (huyện A Lưới), tỉnh Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu về "quyền uy mã não" của những người phụ nữ tại đây.

Thế nhưng, mới nghe qua câu chuyện, anh Hồ A Tút, Phó Ban Văn hóa xã Hồng Trung, lắc đầu nguầy nguậy: "Không có mô, giờ hiếm lắm mới tìm được một phụ nữ còn đeo mã não. Hồi xưa, chỉ có nhà giàu, nhiều trâu, bò mới có mã não thôi". Chúng tôi phải cố gắng thuyết phục, anh mới miễn cưỡng đưa chúng tôi đi tìm.

Cụ Kả Vế (78 tuổi, dân tộc Tà Ôi, thôn Ta Ay) là một trong những người hiếm hoi còn giữ ba chuỗi mã não. Đây là của hồi môn khi cụ về nhà chồng, chí ít nó cũng đã tồn tại hàng trăm năm.

Cụ bảo: "Xưa không phải ai cũng có mã não mà đeo, chỉ có những nhà giàu có, nhiều trâu, bò, ruộng nương, có vị thế trong cộng đồng mới mua được mã não. Đặc biệt là phải ở tuổi lên bà, dân bản mới đeo mã não".

Để có những hạt mã não gìn giữ cho đến ngày hôm nay, gia đình cụ Kả Vế đã phải đổi bằng ba con trâu làm của hồi môn cho con gái ngày cưới. Với những gia đình giàu có, của hồi môn là những chuỗi mã não theo con gái trong ngày cưới, khá giả thì phải có vòng đeo tay, còn khó khăn lắm cũng kiếm được đôi ba hạt làm của hồi môn.

Những hạt mã não vì thế gắn liền với phong tục thách cưới của người Tà Ôi. Thách cưới càng to thì những hạt mã não càng có giá trị, đổi bằng cả mấy con trâu, con bò. Không chỉ là của hồi môn, ngày xưa trai gái Tà Ôi yêu nhau, quà tặng hay tín vật thường là những chuỗi mã não.

Với phụ nữ Tà Ôi, những chuỗi mã não là kỷ vật vô giá không rời tay, gắn bó với họ suốt cả cuộc đời. Cụ Kả Hiệt (75 tuổi, thôn Vân Trình, xã A Đớt), cũng là một trong những người hiếm hoi còn lại trong thôn giữ được hai chuỗi mã não, cho hay: "Tui có cả thảy sáu người con, thời chiến tranh cực khổ, khi sinh ra chúng đều không sống được. Từ đó cho đến nay, tui chỉ biết làm bạn với những chuỗi mã não này như một kỷ vật của gia đình đã theo tui qua bao năm tháng. Khi chết, tui muốn mang theo chúng để không cô độc giữa cuộc đời".

 

Những vòng mã não hiếm hoi còn sót lại giữa bản làng của người Tà Ôi
Theo cụ, trong thôn Vân Trình giờ đây không còn mấy phụ nữ còn đeo chuỗi mã não như cụ. Người giữ nhiều nhất cũng chỉ có đôi, ba chuỗi mà thôi. Xưa mã não quý hiếm là thế nhưng bây giờ bán đầy chợ với giá vài chục ngàn đồng.

Vì thế, từ lâu, mã não đã mất đi giá trị quyền uy và tâm linh của nó. Hơn thế nữa, tục thách cưới của người Tà Ôi hiện nay không còn rườm rà, nặng nề như trước, nên mã não cũng không còn được dùng đến.

Tuy nhiên, cùng với những chum, ché, chiêng... tồn tại đây đó trong các bản làng người Tà Ôi, tục đeo chuỗi mã não đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo, thể hiện quyền uy của những gia đình có vị thế trong xã hội. Những chiếc vòng này cũng mang bóng dáng của chế độ mẫu hệ còn sót lại trong cộng đồng người Tà Ôi.

Trong những ngày rong ruổi khắp các bản làng của vùng cao A Lưới, tìm những cụ bà còn giữ tục đeo mã não trên người đã khó, gặp được những phụ nữ trẻ đeo mã não càng khó hơn. Tâm lý của cộng đồng người Tà Ôi hiện nay đã thay đổi.

Với họ, khái niệm "nhà giàu" (theo người Tà Ôi, đó là hình ảnh thu nhỏ như một vị vua của bản làng thời phong kiến) đã không còn nữa, nên việc đeo mã não để thể hiện quyền uy, vị thế xã hội trong cộng đồng cũng không còn ý nghĩa.

Ông Hồ Văn Ngoan, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, cho hay: "Mã não không chỉ là vật trang sức, qua nhiều năm tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện những hạt mã não còn có mặt trong các mô típ trang trí của tượng nhà mồ (dưới cổ bức tượng) và trên một số vật dụng sinh hoạt khác của người Tà Ôi như vải, a chói (vật dụng đựng đồ dùng của đồng bào vùng cao khi lên nương rẫy). Điều này chứng tỏ ngoài ý nghĩa vật chất, làm trang sức, mã não còn gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của người Tà Ôi".

 

Mã não thể hiện quyền uy, vị thế của một cá nhân trong cộng đồng nay đã không còn
Theo ông Ngoan, hiện nay vẫn chưa thống kê được còn bao nhiêu cụ bà Tà Ôi còn giữ được nét văn hóa truyền thống độc đáo này nhưng chắc chắn người còn đeo mã não rất ít và lớp trẻ là thế hệ con cháu thì không còn đeo mã não nữa.

"Điều mất mát là theo luật tục của người Tà Ôi, khi chết, một trong những vật dụng buộc phải chôn theo chủ nhân của nó là hạt mã não nên càng ngày loại trang sức này càng ít đi trong cộng đồng người Tà Ôi. Bên cạnh đó, có nhiều chuỗi mã não đã tồn tại hàng trăm năm, có giá trị cũng bị đánh cắp, mất dần trong các bản làng vùng sâu, vùng xa. Đã nhiều lần chúng tôi vận động, kể cả can thiệp nhằm giữ lại những chuỗi mã não hiếm hoi của người Tà Ôi nhưng không mấy hiệu quả, bởi đây là luật tục đã có từ ngàn đời rồi, đâu thể thay đổi trong một sớm một chiều được. Nguy cơ mất đi một nét văn hóa độc đáo và đẹp đẽ của người Tà Ôi là có thật", ông Ngoan trăn trở.

 


Theo doanhnhansaigon.vn

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế  phối hợp với  Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.

  • Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.

  • Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.

  • Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.

  • Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.

  • Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với  Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.

  • Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

  • Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES,  đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương,  trường Tiểu học Kim Long (Huế).

  • Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.

  • Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.

  • Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.

  • Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.

  • Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.

  • Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.

  • Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô-  Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.

  • Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu... 

  • Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.