Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học

09:11 04/12/2009
TRẦN ĐÌNH SỬVăn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.

GS Trần Đình Sử

Gần 1500 năm trước Lưu Hiệp trong thiên "Tri âm" của Văn tâm điêu long nói: "con lân, con phượng, con hoẵng, con gà rừng khác hẳn nhau, châu ngọc và đá sỏi hoàn toàn khác nhau, dưới thanh thiên bạch nhật có đôi mắt sáng mà quan sát thì phải nói là khó bề nhầm lẫn; thế nhưng người nước Lỗ nhìn lân ra hoẵng, người nước Sở lại xem gà rừng là phượng hoàng, người nước Ngụy lại coi ngọc dạ quang là hòn đá kì lạ, còn người nước Tống lại xem hòn đá núi Yến là châu báu! Những vật có hình dáng cụ thể dễ nhận đến thế mà còn nhầm lẫn lung tung thì văn chương vốn khó thẩm định rõ ràng, ai dám bảo là dễ phân biệt? "Từ đó ông đề ra cách thức để đánh giá đúng tác phẩm gồm sáu điều: xem sắp xếp thể loại, xem bố trí ngôn từ, xem kế thừa và cách tân, xem phong cách, xem điển cố, xem thanh luật. Theo ông cứ sáu điểm ấy mà xem thì phân biệt được văn hay dở. Quan điểm ấy dựa trên một tiền đề là xem văn bản ổn định, bất biến, chỉ cần "hư tâm",để lòng cho sạch, có phương pháp đúng thì rồi sẽ hiểu đúng tác phẩm.

Lí luận tiếp nhận hiện đại không giản đơn qui "lỗi" cho người đọc, mà có nhận thức mới đối với văn bản tác phẩm. Văn bản không phải là một sản phẩm bất biến và đơn nghĩa, mà là có nội dung vô tận, đã nghĩa. Từ đầu thế kỉ nhà nghiên cứu Nga A.Gornơphen đã nói: "Mọi tác phẩm nghệ thuật đều là tượng trưng và việc sử dụng nó thì vô cùng tận, các khái quát nghệ thuật mang tính bóng gió cho nên ý nghĩa cũng vô cùng tận". Nhà nghiên cứu L.Vưgôcxki cũng nói: "Tác phẩm nghệ thuật... cho phép có nhiều vô tận các cách cắt nghĩa... và đó là điều đảm bảo cho ý nghĩa không tàn phai của nó". Tác giả M.Epstein trong Giản yếu bách khoa văn học (1978) viết: "Sự cắt nghĩa dựa trên tính "mở", tính nhiều nghĩa của hình tượng nghệ thuật, là cái đòi hỏi phải có nhiều vô hạn cách cắt nghĩa để bộc lộ bản chất của nó và đảm bảo khả năng về một đời sống lịch sử lâu dài, được phát triển thêm các ý nghĩa mới". Tính chất này đã được hoàn toàn chứng thực, chẳng hạn qua ví dụ về bài thơ Thề non nước của Tản Đà, Truyện Kiều của Nguyễn Du và vô vàn tác phẩm khác. Tính khái quát tượng trưng cho phép có thể liên hệ với nhiều tình huống khác nhau của đời sống, và do đó mà có các ý nghĩa khác nhau. Sự cảm thụ khác nhau do kinh nghiệm, hứng thú, lập trường, quan điểm của người đọc, khiến cho sự chú ý, rung cảm của người đọc liên hệ với các thuộc tính, chi tiết, bình diện khác nhau của tác phẩm: đạo đức, triết lí, thẩm mĩ, chính trị, nhạc điệu v.v... Các thời kì lịch sử và môi trường xã hội cũng có cách hiểu chung của chúng, khiến cho cách hiểu của các cá nhân bị phụ thuộc vào. Ví như cách hiểu về "thơ mới" qua các thời kì, các môi trường xã hội.

Vậy liệu có thể nói tới cách hiểu đúng và sai đối với tác phẩm hay không?Việc khen chê có còn có tính khách quan khoa học không? Đối với vấn đề này một số nhà lí luận phương Tây hoàn toàn phủ nhận ý nội dung khách quan. Các nhà lí luận Cộng hòa liên bang Đức như Xaoxơ, Yderơ thì không xem văn bản là trung tâm của nghiên cứu văn học, còn nhà lí luận Mĩ S.Feisơ thì coi như văn bản đã biến mất, tác phẩm do người đọc cấu tạo ra. Đó là những quan điểm cực đoan, bởi vì không thể xem văn bản là con số không được. Mọi sự cắt nghĩa đều bị cái được cắt nghĩa qui định: ngôn từ, thể loại, cấu trúc, bộ phận và chỉnh thể... Không thể cảm thụ một bài thơ thành tiểu thuyết, văn xuôi thành văn vần. Rõ ràng văn bản có những ranh giới không cho phép sự cắt nghĩa sáng tạo tùy tiện vượt qua. Một sự cắt nghĩa có cơ sở trong các dữ kiện của tác phẩm, phù hợp với cấu trúc biểu hiện của tác phẩm là cách cắt nghĩa có sức thuyết phục. Nhà lí luận văn học Nga M. Khơrápchencô ví tác phẩm như máy thu thanh có nhiều dải tần, người đọc có thể điều chỉnh để tìm tiếng nói, chương trình thích hợp, và chỉ khi điều chỉnh đúng thì mới nghe được, nếu không chỉ có tạp âm. Như vậy là có nhiều cánh đọc và sẽ không có một người đọc duy nhất đúng. Những cánh đọc tác phẩm bằng cách trích dẫn ý kiến thưởng thức của các tác giả có uy tín đi trước rồi xem là duy nhất đúng chẳng có gì hơn là một sự lặp lại đơn thuần. Người đọc văn học được xem là kẻ đồng sáng tạo ra tác phẩm không phải chỉ với tư cách làm sống dậy tác phẩm trong cảm thụ (như bù đắp, chắp nối, liên tưởng, cụ thể hóa...) mà còn phát hiện ý nghĩa mới và mối liên hệ chỉnh thể tương ứng với nó. Như vậy, chỉ cần có căn cứ đầy đủ thì mọi cách đọc đều là những cách mở ra các cánh cửa chìm của tác phẩm.

Nói về việc tìm ra ý nghĩa tác phẩm, nhiều nhà lý luận tiếp nhận hiện đại cho rằng ý nghĩa không nằm trong văn bản tác phẩm, mà nằm trong tầm đón nhận của người đọc, trong cái khung ý nghĩa mà người đọc đem lồng vào tác phẩm. Đây là điều có một phần sự thực, là điều mà lí luận văn học Trung Quốc xưa nói là kẻ trí giả đọc thì thấy trí, kẻ có lòng nhân đọc thì thấy điều nhân. Thánh Thán nói kẻ biết văn đọc Tây sương thì thấy văn hay, kẻ hiếu dâm đọc nó lại thấy là dâm thư! Nhưng lõi cốt vấn đề là sự gặp gỡ của người đọc và tác phẩm. Nếu tác phẩm không có trí và nhân thì còn nói gặp gỡ thế nào được! Do đó không thể phủ nhận tính khách quan của văn bản.Mặt khác, một khi đã hiểu tác phẩm theo cách này thì không dễ gì hiểu được cách hiểu của người khác. Bởi vì nhiều người đã cho thấy: Cũng giống như trong học tập, cái trở ngại cho sự tiến bộ không phải là điều chưa biết, mà là điều đã biết, "Bình luận một tác phẩm có nghĩa là giăng một lớp màng ngăn cách lên tác phẩm, ngăn trở việc thâm nhập hoặc tiếp cận tác phẩm như nó vốn có hoặc theo cách khác". Do đó người đọc thiếu bản lĩnh thường không đủ sức vượt qua những màng ngăn của người đi trước để thâm nhập tác phẩm một cách độc lập. Và nhiều nhà bình luận cũng tự xây kén kín mít xung quanh mình đến nỗi mất hẳn năng lực hiểu người khác, và rồi họ cứ dẫm chân tại chỗ!

Do tình trạng như thế mà nhà phê bình Mĩ Harônđơ Blum quả quyết rằng mọi sự đọc đều là xuyên tạc. Cũng giống như người ta thường nói "dịch là phản", "dịch là diệt", giải thích tác phẩm là dịch ngôn ngữ nghệ thuật ra ngôn ngữ thông thường, cho nên nó cũng là "phản". Harônđơ Blum hứng thú với việc xem xét các nhà thơ đã đọc tác phẩm của các tiền bối của họ ra sao. Luận đề của Blum là: mỗi nhà thơ có năng lực đều xuyên tạc các ông thầy (hoặc bà thầy) vĩ đại của họ, và xem đó là lý luận phổ biến về thơ ca. Nhưng luận đề này cũng bao hàm cả mọi nhà phê bình. Theo Blum thì "hiểu lầm" là yếu tố tất yếu nằm trong phê bình và nghiên cứu văn học sử, và "việc các nhà thơ hiểu thơ một cách xuyên tạc thường gặp hơn và cực đoan hơn so với cách hiểu lầm của nhà phê bình" (Lý luận thơ ca: niềm lo lắng của ảnh hưởng, Đại học Oxford, 1973 trích theo bản dịch Trung văn). Bởi vì nhà thơ giàu tưởng tượng dễ dàng biến bài thơ của tiền bối thành một bài văn xuôi giàu ma lực, còn mức độ xuyên tạc thì phụ thuộc vào cá tính của nhà thơ. Lí thuyết của Blum xem ra rất cực đoan, nhưng không phải là không có phân lượng chân lí.

Lý luận tiếp nhận ngày nay chưa thể nói là đã giải quyết ổn thỏa mọi khúc mắc, nhưng rõ ràng đã mở ra một bức tranh phức tạp khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phê bình nhầm là chuyện thường, nhưng nhiều khi phê bình lầm mà phương hại một đời văn, đời thơ thì chẳng còn là chuyện thường được nữa. Thói thường nhà phê bình tự tin cứ phăm phăm xông lên phía trước, mối ngôn từ dào dạt tuôn ra, hoặc bắn ra như súng máy cực nhanh, mấy ai bình tâm nghĩ lại xem cách bắn của mình và liệu có bắn oan không?

Lý luận tiếp nhận ngày nay giải phóng cho sức sáng tạo của người đọc, mở cửa cho sự phê bình nhiều phía nhiều chiều, nhưng cũng đòi hỏi hơn bao giờ hết sự cẩn trọng. Nó dập tắt cái tư tưởng chỉ sùng bái một vài cây bút được gọi là quyền uy, mặc dù tài năng không phải là thứ được chia đều cho mọi người.

10-1998
T.Đ.S
(124/06-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

  • Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau.

  • Viết là một công việc bất hạnh. Một trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. Cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm.

  • Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn... chừng ấy đức tính tốt đẹp đã đưa hoa sen thành biểu trưng cao quý của đạo Phật.

  • TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.

  • AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

  • Flier Andrei Jakovlevich(Tiến sĩ triết học, nhà văn hóa học của Nga)

  • HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

  • THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

  • HOÀNG TẤT THẮNGMột trong những đặc điểm đặc thù của tiếng Việt là: các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. Chẳng hạn, sự vật thuyền trong tiếng Việt không phải chỉ có từ "thuyền" mà còn có "cái thuyền", "chiếc thuyền", "con thuyền", "lá thuyền", "mảnh thuyền"... các từ "cái - chiếc - con - lá - mảnh..." thường gọi là từ chỉ loại (hay là loại từ).

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa, rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.

  • LÊ ĐẠT                Đường bụi trang lịch cũ                 ếp ếp đàn thời gian                                           L.Đ

  • HOÀNG NGỌC HIẾN             (góp phần định nghĩa minh triết)Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997).

  • VÕ VĨNH KHUYẾNBa mươi năm, sau khi Bác qua đời (1969 - 1999) có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chuyên luận và khá nhiều bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước về thơ, văn của Bác. Quy mô và mức độ có khác nhau. Tuy vậy, vẫn có chỗ chưa được khảo sát một cách đầy đủ, chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng. Trong phạm vi, khả năng cá nhân và nội hàm vấn đề, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ về thơ Bác viết cho thiếu nhi.

  • NGÔ TỰ LẬP(Tiếp theo TCSH số 127/9-99)

  • NGÔ TỰ LẬP1.Platon nói rằng không thể có sự bình đẳng của những kẻ vốn không bình đẳng về mặt năng lực tự nhiên. Đó là xã hội người, nhưng chúng ta cũng có thể nói tương tự như vậy về xã hội từ ngữ.

  • ĐÀO DUY HIỆP    “Hội làng mở giữa mùa thu     Giời cao gió cả giăng như ban ngày”                                            (Nguyễn Bính)

  • YURI BONDAREVTên tuổi của nhà văn Nga Yuri Bônđarép rất gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua những tác phẩm nỗi tiếng của ông đã được dịch ở ta vào thập kỷ 80 như: "Các tiểu đoàn xin chi viện", "Tuyết bỏng", "Bến bờ", "Lựa chọn", "Trò chơi"... Là một trong những nhà văn Xô Viết hàng đầu miêu tả hùng hồn và chân thực chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh chống phát xít Đức 1941- 1945, Bônđarép đã được phong Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, được tặng giải thưởng Lênin, các giải thưởng Quốc gia, giải thưởng Lép Tônxtôi và M.Sôlôkhốp, giải thưởng toàn Nga "Xtalingrát"...

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học Trung Quốc trong cơ chế thị trường đã có những biến đổi khá lớn. Theo các tác giả của sách Văn học Trung Quốc thế kỷ XX xuất bản tại Quảng Châu năm 1988 có thể nắm được một đôi nét diện mạo, chứng tỏ văn học Trung Quốc không còn có thể tồn tại theo phương thức cũ. Cơ chế thị trường đã làm cho nhà văn và nhà phê bình phải suy tính lại về sách lược sinh tồn và phương hướng phát triển nghề nghiệp.