Lưu Quang Vũ: mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông

08:47 22/05/2015

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

Nhà thơ Lưu Quang Vũ - Ảnh: internet

Theo tôi, có lẽ người đọc hải ngoại hiện nay ít biết về anh. Nhưng tôi có một cơ hội cuối những năm bảy mươi, khi còn ở trong nước, được một người bạn mới quen đọc cho nghe một bài thơ lạ, của một tác giả lúc ấy tôi không biết là ai. Vừa đi vừa đọc. Xong, cả hai ngồi xuống bên vệ đường, tôi nhờ anh đọc lại lần nữa. Không có giấy bút để ghi, anh đọc lần thứ ba chậm và kỹ, cho tôi nhớ. Mười năm sau ở hải ngoại tôi vẫn thuộc bài thơ rất dài này; nhiều năm sau nữa thì bắt đầu quên dần từng câu, từng đoạn.

Một bài thơ có thể đi rất xa, vượt ra ngoài trang giấy, cư ngụ một nơi chốn khác. Nó sống ở đâu? Ở trong ngôi nhà của mình, trong tâm hồn người đọc. Điều lạ là sau khi đã quên một đoạn, thì hôm sau hay tháng sau tôi lại nhớ đến đoạn ấy, nhớ chính xác, nhưng lại quên đoạn khác. Tôi và nó, bài thơ ấy, cứ đuổi nhau quanh trục thời gian. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa bao giờ được đọc nó bằng chữ in, nhưng dĩ nhiên lại có dịp biết thêm những bài thơ khác của anh nữa, nơi này hay nơi khác.

Cái gì trong thơ Lưu Quang Vũ ám ảnh tôi nhiều nhớ hơn cả?

Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Những con tàu mười phương
Những thủy thủ Cuba da đỏ hồng như lửa
Thủy thủ Hy Lạp vầng trán đẹp u buồn
Người Ý phóng khoáng và có duyên


Sự ra đi. Những chân trời.

Rất sớm từ những năm 1970 thơ anh đã mới: dùng rất nhiều các hình ảnh, các âm thanh, các sờ mó, các cảm giác:

Anh ngồi đây trên đống bao hàng
Giữa những người thợ rì rầm nói chuyện
Tiếng than vãn nỉ non
Tiếng đùa, tiếng khóc
Và khói bay, khói bay


Ngôn ngữ Lưu Quang Vũ tài hoa nhưng vẫn gần cái lõi của thơ là sự giản dị. Đối với tôi, có một điều gì không giải thích được trong sự giản dị của anh, có lẽ là sự tội nghiệp quyến rũ:

Em con tàu về cảng mưa đêm
Ngã tư ngô đồng rụng lá
Con sông mờ thân cầu đổ

              (Trích theo Khánh Phương)

Như thế là vừa đẹp. Chỉ cần tài hoa quá tay lên một chút nữa, anh sẽ trở thành người sử dụng tu từ xuất sắc, nhưng bắt đầu xa rời chỗ cố hữu.

Em là hàng cau xanh
Là quả vườn nhà, là chim tu hú
Em có yêu chốn này không


Lùi lại một chút nữa, thơ anh trở thành thương cảm, là điều tối kỵ.

Em đừng thương anh nữa
Anh đi lủi thủi trên đường


Hai câu đó không nên đặt chung với nhau.

Lưu Quang Vũ không tránh được cách viết “hiện thực” mà vào thời ấy (ở miền Bắc) dĩ nhiên là phương pháp chính thống và phổ biến. Nhưng ngay trên lối mòn, anh vẫn có những suy nghĩ sát với cuộc đời, những quan sát xúc động.

Đám người bán máu xanh gầy
Co ro chờ ngoài cổng viện


Viện là bệnh viện hoặc viện truyền máu. Thành tựu của anh trong khuynh hướng hiện thực này là bài thơ “Tiếng Việt”, được đăng nhiều trên các trang viết về anh, là bài thơ Lưu Quang Vũ duy nhất có mặt trong tuyển tập Thơ Việt Nam Thế Kỷ XX, Thơ trữ tình, Nxb. Giáo Dục, 2005.

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về


Hai câu đầu tiên cảm động, đẹp, đúng là ngôn ngữ của anh. Nhưng ở câu thứ ba:

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Anh đã bắt đầu không chống được sự cám dỗ, như cách mà ta dễ thấy ở hầu hết các nhà thơ hiện nay, và đưa quá nhiều hình ảnh vào. Tôi ngại rằng anh sẽ không có cách nào thoát khỏi chúng, mà dấn sâu một bước nữa. Quả nhiên:

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre

Một câu thơ quá nhiều hình ảnh, làm hỏng cả đoạn.

Sao lại quá nhiều hình ảnh, bạn nói gì vậy? Thơ chẳng phải là hình ảnh (figures), hình tượng (images), đó sao? Thưa, không có gì dễ rơi vào sự sáo rỗng bằng việc nhét đầy các chi tiết mô tả hoặc các nhịp điệu vững bền.

Mà đó có lẽ là đoạn hay nhất trong bài thơ dài gồm mười hai đoạn, bốn mươi tám câu.

Bạn an tâm. Đó không phải là bài thơ tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, cũng không phải là bài hay nhất của anh: anh đi xa hơn chúng rất nhiều, không những trong suy tưởng sâu của anh về tình yêu, về đất nước, con người, trong sự tiếp cận đầy dũng cảm hiếm có của anh đối với sự thật, mà còn cả trong khuynh hướng cách tân ngôn ngữ càng về sau càng mạnh.

Tôi quý điều gì nhất ở thơ Lưu Quang Vũ? Trong thơ, anh bày tỏ rất sớm lòng khao khát tự do:

Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông


Những câu thơ tình hay bậc nhất. Nhưng không phải chỉ là thơ tình. Tự do của Lưu Quang Vũ không phải là, chưa đủ là, tự do có ý nghĩa chính trị; nó cá nhân hóa hơn và vì vậy mà, có lẽ, tuyệt đối hơn. Đúng vậy, nếu anh còn sống đến ngày nay, tôi chắc rằng thơ Lưu Quang Vũ sẽ là sự thách thức đối với các nhà phê bình chính thống và phi chính thống, đối với các giá trị thẩm mỹ cũ. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tức là cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi, khoảng 1965 - 1975, tôi có ấn tượng rằng hình như Lưu Quang Vũ là nhà thơ trẻ rất hiếm hoi, nếu không phải là duy nhất, vào thời điểm ấy dám đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí tự do, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng, ngoài Bắc hồi ấy. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ thuộc thế hệ của anh có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng sẽ vượt qua được thói quen sáo rỗng:

Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa

Vượt qua được không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương của mình và do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ:

Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi
Anh nhìn vào bóng tối
Đêm nay con tàu đi về đâu
Nhớ đôi môi xót đau


Sau bao nhiêu người thương tiếc anh, tôi có cần phải than thở thêm rằng anh mất đi khi tuổi đời còn quá trẻ?

Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu


Cánh cửa của anh chỉ mới mở hé.

Và cuộc đời này cũng chỉ mới kịp biết đến anh một nửa, một góc, hay một phần mười. Nhưng cái một phần mười ấy chúng ta đã biết đầy đủ chưa? Những người như tôi, có lẽ chưa.

N.Đ.T  
(SH315/05-15)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÝ HẠNHAi trong đời chẳng đã một lần làm thơ. Dù làm thơ để giải trí hay sẻ chia thì những trang thơ ấy cũng là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn.

  • LTS: Có một chuyện ít người biết là các nhà văn Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận không nhớ ngày sinh của mình. Xuân Diệu, con nhà Nho, thì biết mình sinh giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn, nhưng không biết dương lịch ngày nào. Nhà văn Tô Hoài cũng vậy, nhưng nhớ Bà Cụ cho biết sinh ông đêm rằm Trung Thu. Sau này, sang Nga, bạn người Nga hỏi, mới tra ra ngày Tây là 27-9-1920. Do đó trên các tư liệu, thường thấy ghi ngày sinh: 07-9-1920, và nhà văn cũng không buồn đính chính. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài, Sông Hương nhận được bài viết của nhà văn Đặng Tiến cùng thông tin về ngày sinh Tô Hoài nói trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

  • HOÀNG DŨNGKhông phải ngẫu nhiên khi ta nói vũ trụ, thế giới thì vũ, giới là không gian, mà trụ, thế là thời gian. Ngay trong những khái niệm tưởng chỉ là không gian, cũng đã có thời gian quấn quýt ở đấy.

  • LTS: Trong các ngày 7-9/9/2010 sắp đến, Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế sẽ tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière (1869-1955), Nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học, chủ bút của tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H), một trong số các tờ báo hay nhất ở Đông Dương thuở trước. Hội thảo sẽ có một số nội dung liên quan đến văn hóa Huế như Văn hóa Huế, Mỹ thuật Huế, Cổ vật Huế dưới con mắt của L. Cadière... Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương đăng bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, chuyển tải vài nét về hoạt động văn hóa của Léopold Cadière. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.S.H

  • NGUYỄN THỊ HÒA Không cần phải bàn cãi, Từ điển tiếng Huế của Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức là một tác phẩm Từ điển. Một quyển từ điển về phương ngữ địa phương Huế mà dày dặn, công phu, với 2050 trang, thể hiện công sức nghiên cứu miệt mài của một vị bác sĩ - nghiệp dư với nghề ngôn ngữ, nhưng đầy nhiệt tình và khá chuyên nghiệp trong nghiên cứu.

  • Sinh ngày 6-2-41 tại Huế. Hy sinh ngày 11-10-68 tại vùng biên giới tỉnh Tây Ninh, nguyên quán làng Bát Tràng tỉnh Bắc Ninh. Học sinh cũ Trường Quốc Học, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ban Việt văn. Tên thật và bút hiệu công khai, chính thức: Trần Quang Long. Các bút hiệu khác: Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Hoàng Phong.

  • TRẦN HỮU LỤCỞ tuổi 20, hành trình sáng tác của Nhóm Việt gắn liền với những biến cố lịch sử ở miền Nam (1965-1975). Những cây bút trẻ của Nhóm Việt đã bày tỏ một thái độ dấn thân ngày càng sâu sắc, vừa trên bình diện ý thức công dân, vừa trên bình diện ý thức nghệ sĩ.

  • PHONG LÊ(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân 10-7-1910 – 28-7-1987)

  • NGUYÊN QUÂN Phía đằng sau những con chữ bình dị như một chốn quê nhà chưa bị ô nhiễm cơn đau phố bụi, một ngôi làng yên bình vẫn luôn hằng hiện trong mỗi hơi thở, mỗi bước gian truân của tác giả là sự chân thật đến nao lòng.

  • LÝ HOÀI THU Những câu thơ đầu tay của Hữu Thỉnh cất lên từ những cánh rừng Trường Sơn được anh gọi là “Tiếng hát trong rừng”. Anh viết về đồng đội, về cơn sốt rét rừng, về những trận bom và vết hằn xe xích, về mây, suối, dốc, thác Trường Sơn.

  • THÁI DOÃN HIỂU…Khi sự vong ân bội nghĩa của người đời đang diễn ra ở khắp đó đây thì Hoàng Trần Cương là người sống bằng ân sâu nghĩa cả. Với anh, ân nghĩa là một gánh nặng phải gánh. Anh nói về ân nghĩa như là một thứ trí nhớ của lương tri, một món nợ không bao giờ trả xong…

  • VŨ DUY THÔNG        (Thơ - Nghiêm Huyền Vũ, Nxb Trẻ 2000)Khác với bên ngoài, Nghiêm Huyền Vũ trong thơ là người trầm tư, cái trầm tư nhuốm vị triết học.Vây bọc quanh anh là không gian, thứ không gian cô liêu.

  • TRẦN QUỐC THỰCÍt người chịu đi tìm tiếng nói riêng khi đọc một tập thơ, một chặng thơ của một người. Qua từng chặng thơ, tiếng nói riêng ấy sẽ trở thành một cách thơ riêng biệt. Và đó là điều đáng mừng cho đội ngũ sáng tác.

  • NGUYỄN THANH TÚ          (Phác thảo chân dung nhà văn Nguyễn Bảo)

  • LGT: Cuốn tiển thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê vừa xuất bản được xem là tác phẩm thành công nhất của ông, cũng là cuốn tiểu thuyết viết kỹ lưỡng nhất, lâu nhất. Cuốn tiểu thuyết này hiện nay nằm trong danh sách những cuốn vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Sông Hương xin giới thiệu những ý kiến nhận định rất chân thành của Giáo sư Trần Đình Sử, nhà văn Ma Văn Kháng và nhà nghiên cứu phê bình Từ Sơn.

  • FAN ANHCon người khác con vật không chỉ ở đặc điểm con người có một bản ngã, một cái tôi luôn biến động, mấu chốt nằm ở chỗ, con người có thể có nhiều bản ngã khác nhau, tồn tại một cách âm thầm trong những thế giới mà nhiều khi ngay bản thân mỗi cá nhân chúng ta cũng không thể am tường hết.

  • VĂN CẦM HẢI(Nhân đọc “Giọng nói mơ hồ” - Nguyễn Hữu Hồng Minh. Nxb trẻ 1999)

  • ĐỖ NGỌC YÊNHồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có thật. Hơn nữa ông đã từng làm đến chức quan Thái sư dưới thời nhà Trần khoảng từ năm 1370 - 1400, và lập nên nhà Hồ từ năm 1400 - 1407.

  • Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Việt - chuyên viên Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam – nhân cuộc triển lãm thư pháp thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế 8-2000

  • LÊ HUY QUANGVào ngày 19/5/2010 này, cả nước ta sẽ tưng bừng Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, nhà thơ Hồ Chí Minh, một người Việt Nam đẹp nhất.