NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?
Nhà thơ Lưu Quang Vũ - Ảnh: internet
Theo tôi, có lẽ người đọc hải ngoại hiện nay ít biết về anh. Nhưng tôi có một cơ hội cuối những năm bảy mươi, khi còn ở trong nước, được một người bạn mới quen đọc cho nghe một bài thơ lạ, của một tác giả lúc ấy tôi không biết là ai. Vừa đi vừa đọc. Xong, cả hai ngồi xuống bên vệ đường, tôi nhờ anh đọc lại lần nữa. Không có giấy bút để ghi, anh đọc lần thứ ba chậm và kỹ, cho tôi nhớ. Mười năm sau ở hải ngoại tôi vẫn thuộc bài thơ rất dài này; nhiều năm sau nữa thì bắt đầu quên dần từng câu, từng đoạn.
Một bài thơ có thể đi rất xa, vượt ra ngoài trang giấy, cư ngụ một nơi chốn khác. Nó sống ở đâu? Ở trong ngôi nhà của mình, trong tâm hồn người đọc. Điều lạ là sau khi đã quên một đoạn, thì hôm sau hay tháng sau tôi lại nhớ đến đoạn ấy, nhớ chính xác, nhưng lại quên đoạn khác. Tôi và nó, bài thơ ấy, cứ đuổi nhau quanh trục thời gian. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa bao giờ được đọc nó bằng chữ in, nhưng dĩ nhiên lại có dịp biết thêm những bài thơ khác của anh nữa, nơi này hay nơi khác.
Cái gì trong thơ Lưu Quang Vũ ám ảnh tôi nhiều nhớ hơn cả?
Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Những con tàu mười phương
Những thủy thủ Cuba da đỏ hồng như lửa
Thủy thủ Hy Lạp vầng trán đẹp u buồn
Người Ý phóng khoáng và có duyên
Sự ra đi. Những chân trời.
Rất sớm từ những năm 1970 thơ anh đã mới: dùng rất nhiều các hình ảnh, các âm thanh, các sờ mó, các cảm giác:
Anh ngồi đây trên đống bao hàng
Giữa những người thợ rì rầm nói chuyện
Tiếng than vãn nỉ non
Tiếng đùa, tiếng khóc
Và khói bay, khói bay
Ngôn ngữ Lưu Quang Vũ tài hoa nhưng vẫn gần cái lõi của thơ là sự giản dị. Đối với tôi, có một điều gì không giải thích được trong sự giản dị của anh, có lẽ là sự tội nghiệp quyến rũ:
Em con tàu về cảng mưa đêm
Ngã tư ngô đồng rụng lá
Con sông mờ thân cầu đổ
(Trích theo Khánh Phương)
Như thế là vừa đẹp. Chỉ cần tài hoa quá tay lên một chút nữa, anh sẽ trở thành người sử dụng tu từ xuất sắc, nhưng bắt đầu xa rời chỗ cố hữu.
Em là hàng cau xanh
Là quả vườn nhà, là chim tu hú
Em có yêu chốn này không
Lùi lại một chút nữa, thơ anh trở thành thương cảm, là điều tối kỵ.
Em đừng thương anh nữa
Anh đi lủi thủi trên đường
Hai câu đó không nên đặt chung với nhau.
Lưu Quang Vũ không tránh được cách viết “hiện thực” mà vào thời ấy (ở miền Bắc) dĩ nhiên là phương pháp chính thống và phổ biến. Nhưng ngay trên lối mòn, anh vẫn có những suy nghĩ sát với cuộc đời, những quan sát xúc động.
Đám người bán máu xanh gầy
Co ro chờ ngoài cổng viện
Viện là bệnh viện hoặc viện truyền máu. Thành tựu của anh trong khuynh hướng hiện thực này là bài thơ “Tiếng Việt”, được đăng nhiều trên các trang viết về anh, là bài thơ Lưu Quang Vũ duy nhất có mặt trong tuyển tập Thơ Việt Nam Thế Kỷ XX, Thơ trữ tình, Nxb. Giáo Dục, 2005.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Hai câu đầu tiên cảm động, đẹp, đúng là ngôn ngữ của anh. Nhưng ở câu thứ ba:
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Anh đã bắt đầu không chống được sự cám dỗ, như cách mà ta dễ thấy ở hầu hết các nhà thơ hiện nay, và đưa quá nhiều hình ảnh vào. Tôi ngại rằng anh sẽ không có cách nào thoát khỏi chúng, mà dấn sâu một bước nữa. Quả nhiên:
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre
Một câu thơ quá nhiều hình ảnh, làm hỏng cả đoạn.
Sao lại quá nhiều hình ảnh, bạn nói gì vậy? Thơ chẳng phải là hình ảnh (figures), hình tượng (images), đó sao? Thưa, không có gì dễ rơi vào sự sáo rỗng bằng việc nhét đầy các chi tiết mô tả hoặc các nhịp điệu vững bền.
Mà đó có lẽ là đoạn hay nhất trong bài thơ dài gồm mười hai đoạn, bốn mươi tám câu.
Bạn an tâm. Đó không phải là bài thơ tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, cũng không phải là bài hay nhất của anh: anh đi xa hơn chúng rất nhiều, không những trong suy tưởng sâu của anh về tình yêu, về đất nước, con người, trong sự tiếp cận đầy dũng cảm hiếm có của anh đối với sự thật, mà còn cả trong khuynh hướng cách tân ngôn ngữ càng về sau càng mạnh.
Tôi quý điều gì nhất ở thơ Lưu Quang Vũ? Trong thơ, anh bày tỏ rất sớm lòng khao khát tự do:
Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Những câu thơ tình hay bậc nhất. Nhưng không phải chỉ là thơ tình. Tự do của Lưu Quang Vũ không phải là, chưa đủ là, tự do có ý nghĩa chính trị; nó cá nhân hóa hơn và vì vậy mà, có lẽ, tuyệt đối hơn. Đúng vậy, nếu anh còn sống đến ngày nay, tôi chắc rằng thơ Lưu Quang Vũ sẽ là sự thách thức đối với các nhà phê bình chính thống và phi chính thống, đối với các giá trị thẩm mỹ cũ. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tức là cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi, khoảng 1965 - 1975, tôi có ấn tượng rằng hình như Lưu Quang Vũ là nhà thơ trẻ rất hiếm hoi, nếu không phải là duy nhất, vào thời điểm ấy dám đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí tự do, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng, ngoài Bắc hồi ấy. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ thuộc thế hệ của anh có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng sẽ vượt qua được thói quen sáo rỗng:
Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa
Vượt qua được không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương của mình và do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ:
Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi
Anh nhìn vào bóng tối
Đêm nay con tàu đi về đâu
Nhớ đôi môi xót đau
Sau bao nhiêu người thương tiếc anh, tôi có cần phải than thở thêm rằng anh mất đi khi tuổi đời còn quá trẻ?
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu
Cánh cửa của anh chỉ mới mở hé.
Và cuộc đời này cũng chỉ mới kịp biết đến anh một nửa, một góc, hay một phần mười. Nhưng cái một phần mười ấy chúng ta đã biết đầy đủ chưa? Những người như tôi, có lẽ chưa.
N.Đ.T
(SH315/05-15)
Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".
LÊ HUỲNH LÂM
Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.
NGỌC THANH
Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.
“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
ĐẶNG HUY GIANG
Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.
Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...
BÍCH THU
(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)
Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.
Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
BỬU NAM
Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)
NGUYỄN DUY TỪ
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố