Luận bàn về đôi đũa trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam

15:20 24/02/2010
NguyỄn Thu TrangNghệ thuật ẩm thực của người Việt đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt . Bàn về ẩm thực và những gì liên quan thì quá rộng, thế nên ở đây chúng tôi chỉ mạn phép bàn đến một khía cạnh nhỏ của nó mà thôi.

Ảnh: vietnamfood.vn

Mặc dù nhiều nước cũng dùng đũa nhưng đôi đũa Việt mang hồn Việt . Nhưng quả thật cả kẻ đi xa lẫn người ở gần đã mấy ai chú tâm đến đôi đũa Việt . Vâng, trong khuôn khổ của bài viết này tôi chỉ muốn nói đến một khía cạnh nhỏ về văn hóa đũa và nghệ thuật dùng đũa của người Việt .

Đũa Việt có nhiều loại khác nhau dựa vào công dụng của đũa như đũa thường, đũa xới cơm, đũa dùng để xào nấu, đũa ăn, đũa xắn bánh hay đũa để cho người chết... Cha ông ta có câu: “ Đũa mốc đâu dám chòi mâm son” rồi thì đũa sơn son thiếp vàng để dành cho vua chúa, các bậc vương giả, dân đen thì dùng đôi đũa tre mộc mạc trong bữa ăn. Phải chăng, chính đôi đũa cũng phần nào nói lên địa vị của con người trong xã hội thời phong kiến. Người Việt còn gửi gắm tâm tư tình cảm của mình qua đôi đũa trong những câu văn, lời thơ dân gian, như là:

            “ Bây giờ chồng thấp vợ cao
            Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”
hay:
            “ So bó đũa chọn cột cờ”
hoặc:
            “ Vợ dại không hại bằng đũa vênh”.

Sự so sánh thật dễ hiểu, dễ nhớ nhưng chứa đựng bao nét văn hóa Việt bởi sự giản dị, gần gũi của vật được so sánh là đôi đũa dùng hàng ngày.

Có lẽ đũa xưa và nay chẳng khác nhau là mấy về hình dáng. Có chăng chỉ bởi với cuộc sống hiện đại, nó đã được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau mà thôi. Và ngày nay người ta cũng ít phân biệt sang hèn qua đôi đũa của từng gia đình. Tôi nhớ lại ngày xưa, khi tôi còn bé thơ, đã từng được chứng kiến bà tôi ngồi vót đũa khi tiết xuân về, ấy là khi tết đến. Bà thường chọn khúc tre già nhưng không phải loại tre ngâm vì sợ có mùi, để vót đũa. Bà rất kiêng để chị em tôi đánh gãy đũa vào đầu năm mới. Người ta còn kiêng đánh gãy đũa vào ngày cưới xin, ngày tân gia, ngày khai trương... Bà bảo như thế sẽ xui xẻo cả năm, công việc sẽ không thuận lợi. Vì thế trong những ngày ấy sẽ phải có một người có kinh nghiệm, uy tín, cẩn thận kiểm tra đũa, nhất là đôi đũa dùng cho người chủ trì trong đám đó. Bà tôi vót đũa rất khéo. Những lúc ấy bà thường căn dặn tôi rằng: đầu đũa nhỏ để xuống dưới, đầu to hướng lên trên. Lúc đó tôi không hiểu gì cả. Đến giờ tôi mới biết hết ý nghĩa của nó. Người Việt ta vốn có truyền thống tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình, sống theo một tôn ty trật tự trên bảo dưới nghe. Trong bữa cơm, trẻ nhỏ thường có nhiệm vụ so đũa cho cả gia đình và trước tiên phải so cho người lớn tuổi nhất nhà, hoặc cho  khách qúy của gia đình, sau đó lần lượt từng người trong gia đình. Người ta cũng rất tránh gặp phải đôi đũa lệch khi ăn. Sau khi ăn xong đũa phải được rửa sạch và phơi khô ngoài nắng chống việc ẩm mốc để dành cho bữa sau. Còn bây giờ trong một số gia đình người ta đã sử dụng đũa ăn một lần rồi bỏ đi, ấy là vì để giữ gìn vệ sinh theo lối sống của khách du lịch quốc tế. Đây cũng là một việc làm rất tốt nhưng xét ở khía cạnh kinh tế của người Việt ta còn chưa cho phép. Tuy nhiên, không vì thế mà ta cho rằng cách dùng đũa của dân ta là không sạch sẽ. Ca dao xưa có câu “ Bát sạch ngon cơm”, chứ chưa ai nói “ đũa sạch ngon cơm” nhưng thử hỏi nếu chỉ có bát sạch mà không có đũa sạch thì bữa cơm ấy có còn ngon gì.

Quả thật, dùng đũa trong bữa ăn là một nét văn hóa- văn hóa ẩm thực của người dân tộc ta. Tre Việt hay đũa Việt cũng vậy là một phần của bản sắc dân tộc Việt .

Với cách nhìn mang tính triết luận, ta sẽ thấy đũa luôn luôn đi có đôi. Điều ấy đâu chỉ bởi vì nó dễ dàng trong việc sử dụng mà nó còn mang một giá trị văn hóa sâu xa. Âm- dương kết hợp tạo sự cân bằng trong xã hội: đũa vợ đũa chồng tương xứng lứa đôi. Ngày còn đi học i tờ tôi đã được nghe câu chuyện về một ông bố đã gọi đàn con của mình đến và đố chúng bẻ hết bó đũa. Từng chiếc đũa tuy rất nhỏ đấy, ấy thế mà khi bó chung vào lại tạo thành một sự đoàn kết rất bền vững như sức mạnh đồng lòng của một đoàn quân.

Trẻ nhỏ cũng dần dần được mẹ dạy cho cách cầm đũa khi ăn và khi đã nhắm mắt xuôi tay, trong đám ma đó cũng có đôi đũa vót với bát cơm quả trứng ném theo huyệt người đã mất và suốt bốn chín ngày sau đó vẫn phải có bát cơm, đôi đũa, quả trứng, muối... cho người đã khuất. Nói thế để thấy đũa cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta như là một vật dụng không thể thiếu, không thể quên.

Trong nền văn minh hiện đại như ngày nay, cùng với sự thay đổi của cuộc sống thì đũa vẫn tồn tại, vẫn mang bản sắc dân tộc và vẫn mộc mạc, giản dị đến thế. Người phương Tây dùng thìa rĩa, người Ân Độ lấy tay để bốc thức ăn. Người Trung Quốc cũng dùng đũa nhưng chắc chắn đũa của họ sẽ mang bản sắc, đặc trưng Trung Quốc. Đâu phải dễ gì mà một ông Tây mũi lõ có thể khéo léo cầm đôi đũa để gắp quả cà pháo giòn tan kia ăn cùng với rau muống chấm tương Bần hay bát canh cua đồng. Cho dù có đi nơi đâu, trong tiềm thức của người Việt chắc rằng vẫn còn giữ được trong lòng những đồ vật đơn sơ, giản dị mang đậm đà bản sắc quê hương với những món ăn cổ truyền dân tộc.

Phải chăng tôi đã quá lời khi đã bàn luận đến đề tài này? Nhưng Việt , tổ quốc trong tôi đẹp từ những vật nhỏ đó cũng như con người Việt đẹp thay vẻ đẹp giản dị, mộc mạc.

N.T.T
(131/01-2000)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

  • Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

  • Ông Eđuar Điujacđen là một nhà thơ có tài và có thể nói là được hâm mộ trong số các nhà thơ thuộc thế hệ già - người vẫn giữ được tình cảm và sự khâm phục cuồng nhiệt của lớp trẻ, đã mở đầu một cuộc thảo luận về thơ.

  • Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

  • "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐHTH TP.HCM, 1995, trang 19).

  • Phê bình văn học là giải minh cho văn chương. Văn chương hay hoặc dở, giản đơn hay phức tạp, nó được thiết lập trên thi pháp này hay thi pháp khác, thể loại này hay thể loại khác, thời này hay thời khác v.v... đều phải được làm sáng tỏ bằng những lập luận khoa học chứ không phải bằng cảm tính của người phê bình.

  • LTS: Sau khi Sông Hương đăng bài “Khủng hoảng ngay trong nhận thức và niềm tin đi tìm lối thoát cuộc khủng hoảng văn học” của nhà văn Nguyễn Dương Côn, chúng tôi nhận được ý kiến “phản biện” của 2 nhà văn Phương Lựu và Trần Thanh Đạm.

  • LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
    SH

  • Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Chính sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp này đã làm một "cú hích" quan trọng cho tiến trình phát triển của thơ ca Việt . Nó đã giúp thơ ca dân tộc nhanh chóng phát triển theo con đường hiện đại hóa. Và từ đây, thơ ca Việt có thể hội nhập vào thơ ca nhân loại.

  • Trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng. Nó là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản.

  • (Trao đổi với nhà lý luận Nguyễn Dương Côn)

  • "Thượng đế dằn vặt tôi suốt đời" (Đôxtôiepxki)

  • Mười năm thơ thập thững vào kinh tế thị trường cũng là mười năm những nhà thơ Việt phải cõng Thơ leo núi.

  • Từ lâu, người ta đã nói đến cuộc tổng khủng hoảng của văn học trên quy mô toàn thế giới.

  • Bàn luận về những vấn đề văn học mới, phạm trù văn học mới, tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của văn học hợp pháp, văn học cách mạng trong nửa đầu thế kỉ. Với cái nhìn bao quát và biện chứng theo dòng thời gian, chúng ta nhận rõ công lao góp phần mở đầu hiện đại hoá và phát triển văn học theo qui luật tiến hoá của lịch sử Việt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

  • Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Sóng đôi (bài tỉ, sắp hàng ngang nhau) là phép tu từ cổ xưa trong đó các bộ phận giống nhau của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được chỉnh tề, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh mẽ, như thác nước từ trên cao đổ xuống, hình thành khí thế của lời văn lời thơ.

  • LTS: Trên Sông Hương số tháng 10 - 2007, chúng tôi đã giới thiệu về công trình “La littérature en péril” (Nền văn chương đang lâm nguy) củaTzvetan Todorov - nhà triết học, mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Pháp.