Lời xông đất

16:06 05/03/2010
LÊ ĐẠTTình không lời xông đất để sang xuânTrước hết xin giải quyết cho xong một vấn đề đã được giải quyết từ rất lâu tại các nhà nước văn hóa phát triển.

Nhà thơ Lê Đạt - Ảnh: vietnamnet.vn

Chữ gồm hai phần: phần âm thanh (son) và phần nghĩa (sens)

Không một nhà thơ có chút ít theo đòi nghiên bút lại chủ trương vứt bỏ nghĩa.

Chữ không có nghĩa đơn thuần là âm thanh, không còn là chữ nữa.

Nhưng chữ có một quy chế phức tạp.

Nó thuộc loài lưỡng cư. Một nhà thơ già đã nói đùa: chữ có họ với loài ếch nhái.

Cùng một lúc chữ ở hai địa vực khác nhau với hai nhiệm vụ gần như dị ứng với nhau.

Chữ vừa có nhiệm vụ biểu thị (signifier) vừa có nhiệm vụ biểu hiện (exprimer)

Ở địa hạt biểu thị, nó được coi như một ký hiệu (signe) để phục vụ việc giao tiếp đơn thuần giữa con người.

Khi sống cuộc đời ký hiệu, chữ phải gạt bỏ phần máu thịt, sống động và phức hợp của vật thể để chỉ giữ lại phần đặc tính biệt phân của nó.

Con bò khác với con dê vì con bò kêu bò và con dê kêu be he v.v và v.v.

Mùa thu khác với mùa hạ vì mùa hạ là mùa thứ hai còn mùa thu là mùa thứ ba trong một năm bắt đầu từ tháng tám đến tháng mười dương lịch v.v và v.v.

Người sử dụng từ bò có thể chưa từng biết mặt con bò bằng xương bằng thịt như đám trẻ thành phố Lơnđơn đầu thế kỷ XX.

Người sử dụng từ thu chỉ cần chú ý đến điểm nó khác với mùa hè... cái xào xạc, heo may rải đồng, cái bâng khuâng “hồi ký lá vàng” của nó người sử dụng không cần biết.

Đặc tính của ký hiệu là phải đơn giản, rõ ràng minh bạch để tránh gây lầm lẫn

Khi vật thể bị biến thành ký hiệu mọi yếu tố không cần cho sự giao tiếp đều bị lược bỏ.

Nói theo các nhà ngôn ngữ học:

“Từ chó không sủa”.

Nhưng con người là một sinh vật phức tạp. Nó có một đời sống tâm lý rất khó kiểm soát. Khi sử dụng ký hiệu nó vẫn không quên được vật thể và hầu như không chịu sống thân phận một sinh vật thuần túy giao tiếp bằng ký hiệu.

Con người ít nhiều mang mặc cảm Từ Thức và những “khi tỉnh rượu lúc tàn canh” không khỏi “đê đầu” tư lường một cố hương chữ nơi nghìn trùng mây trắng với một nàng Giáng Hương buồn.

Những phần bị gạt bỏ của vật thể không cam phận mồ yên mả đẹp. Chúng vẫn quay về ám ảnh ký hiệu như những bóng ma.

Bất cứ một chữ nào cũng đều có phần ngày ký hiệu và phần đêm vật thể.

Bóng chữ có thể coi là phần tiền kiếp không được hóa giải của chữ. Nó như bóng con thuyền Trương Chi thiếu nợ hò khoan mãi lòng chén nước Mỵ Nương.

Các nhà tâm phân học gọi đó là cái bị dồn nén- Và cái bị dồn nén thường trở về.

Bóng chữ thiêm thiếp trong rừng chữ như nàng công chúa ngủ trong truyện cổ đợi nhà thơ đánh thức.

Chữ của nhà thơ thường ít khi ăn ngon ngủ yên mà luôn thao thức mất ngủ.

            Tiếng lạ kho đồ đạc cũ
            Âm ngữ vùng mất ngủ bạc đầu

Khi Sartre khẳng định “nhà thơ khước từ sử dụng ngôn ngữ” ông muốn nói rằng nhà thơ tuyệt đối không coi ngôn ngữ như một ký hiệu, một dụng cụ giao tiếp đơn thuần, nhà thơ nhẹ bận tâm đến phần biểu thị tự vị của chữ mà nặng lòng đến phần biểu hiện, đến diện mạo, giới tính, âm hưởng, độ vang vọng, sức gợi cảm quá khứ và tương lai của chữ trong tương quan hữu cơ với câu thơ, bài thơ và lịch sử thơ nói chung. Ta có thể nói nhà thơ canh cánh một bận tâm bóng chữ, nó chính là phần hồn của chữ.

Xin nêu một vài ví dụ:

Câu thơ của Mallarmé:

La chair est triste hélas! et J'ai lu tous les livres.

Có người dịch:

            Thú xác thịt mãi rồi cũng chán
            Thú đọc thơ cũng ngán lắm mà

Xét về mặt đơn thuần nghĩa tự vị, cùng lắm người dịch cũng chỉ bị phạt “vi cảnh” vì lỗi “xâm hại sự xấu hổ của chữ” nhưng đứng ở phương diện thơ thì phải kết án nặng vì tội “ngộ sát”, dịch giả vô tình đã giết chết một câu thơ.

Câu thơ chữ Hán được truyền tụng của Thôi Hạo:

            Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Có thể dịch rất đơn giản và sát nghĩa:

            Hoa đào như cũ còn cười gió đông

hoặc sang hơn một chút:

            Hoa đào năm cũ còn cười gió đông

Làm sao Nguyễn Du lại dịch

            Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Chao ôi! tôi sẵn sàng đổi mấy chục năm đời mình để được cái chữ năm ngoái ấy.

Nó làm chuyển động cả câu thơ như một tia chớp lạ trên bầu trời thương nhớ, tiếc nuối đến mức phải đề bạt Nguyễn cấp đồng tác giả với họ Thôi.

Tôi bỗng nghĩ đến Gorki sau khi đọc một trang chữ cứ bâng khuâng soi mãi lên mặt trăng xem, phía sau những con chữ có gì mà kỳ lạ mà quyến rũ đến thế.

            Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Nghĩa tự vị có gì đâu mà ba trăm năm sau vẫn còn gió nổi trong lòng người một tương tư.

Cổ nhân nói: Người đẹp từ trang chữ bước ra. Nhớ Lý Trác Ngô tựa Tây sương ký: “Tấc lòng người đời nay gửi lại đời sau đáng thương biết mấy!”

Heidegger đã tỏ ra rất từng trải chữ khi nhận xét rằng ngôn ngữ vừa sống trên miếng đất hữu hạn của ký hiệu vừa sống trên miếng đất vô hạn của vạn vật của trời đất. Chữ vừa là công cụ giao tiếp vừa là “ngôi nhà của bản thể”.

Với tư cách là ký hiệu chữ càng phi cá tính càng công công càng tốt.

Với tư cách là hiện hữu chữ càng đậm đặc cá tính càng độc đáo càng tốt.

            Mỗi công dân có một dạng vân tay
            Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ

Trộn không lẫn.

Hãy so sánh:

            Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi...
            ...Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không


Rồi:

            Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông
            Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không

Rồi:

            Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao...
            Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Cùng một tiếng Việt - Tiếng Việt trăm phần trăm mà khác nhau biết bao!

Rõ ràng là có một tiếng Việt Hồ Xuân Hương, tiếng Việt Tú Xương, tiếng Việt Nguyễn Du...

Đó chính là phần yêu nước của nhà thơ đóng góp vào kho ngôn ngữ quốc gia. Đó là từ khoản chỉ tệ mạnh riêng từng người trong ngân hàng chữ Việt.

Người làm thơ suốt đời hoạt động trong trạng thái giằng xé căng thẳng giữa định nghĩa và hàm nghĩa, giữa chữ và bóng chữ.

Gần định nghĩa quá thì câu thơ rõ ràng minh bạch nhưng có nguy cơ khô cứng, bẹt dí, vô hồn, văn vần.

Tha thẩn với bóng chữ ở vùng đêm, vùng hàm nghĩa có cơ may mở mang bờ cõi của chữ nhưng cũng có cơ nguy rơi vào bóng tối mịt mù của vô nghĩa.

Thời đại nào cũng có một số ít nhà thơ trời đầy tình nguyện hoạt dộng ở vùng giáp ranh này. Hãy thông cảm với họ. Họ chẳng đòi hỏi gì cả ngoài một số điều kiện tối thiểu để được yên ổn làm việc. Bản thân công việc của họ đã gian nan, vất vả lắm rồi, đừng gây thêm khó khăn trở ngại cho họ- Biết đâu họ chẳng thăm dò được một vỉa quặng quý nào đó cho ngôn ngữ của đất nước. Nếu họ thất bại thì sự không may của họ chi ít cũng có thể giúp ích người khác đỡ thất cơ lỡ vận như họ và biết đâu chẳng giúp người khác cơ may thành công.

Tôi muốn các bạn nghe lời tâm sự của một nhà thơ lớn người Pháp, người được coi là một những công binh mở đường cho nền thơ hiện đại thế giới Apollinaire:

            Chúng tôi không phải kẻ thù các anh
            Chúng tôi muốn tặng các anh những vùng đất mênh mông kỳ lạ...
            Hãy thương chúng tôi, những người lính chung thân biên giới
            Của vô cùng và của tương lai
            Hãy thương điều chúng tôi sai, thương điều chúng tôi lầm lỗi...

Những câu thơ khai bút thế kỷ XX tưởng đâu những lời xông đất thế kỷ XXI.

L.Đ
(132/02-2000)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:

  • PHAN NGỌC

    Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.

  • YẾN THANH

    Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó. 

  • TRIỆU SƠN

    Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Được Bakhtin đề xuất trong công trình nghiên cứu về sáng tác của Frăngxoa Rabơle, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (grotesque realism) là sự định danh ước lệ cho một kiểu hình tượng đặc thù (hay phương pháp xây dựng hình tượng đặc thù) của nền văn hóa trào tiếu dân gian, kiểu hình tượng nghịch dị.

  • LTS: Phạm Phú Uyên Châu, bút danh Meggie Phạm, sinh năm 1991, hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, tác giả của bộ truyện dài liên hoàn do Nxb. Trẻ ấn hành: Hoàng tử và em (2011, tái bản 2011), Giám đốc và em (2011, tái bản 2012), Chàng và em (2012, tái bản 2012), Người xa lạ và em (2012) và Tôi và em (đang in).