Liên hoan phim Đức tại Huế: NƯỚC ĐỨC CHÀO ĐÓN BẠN

19:21 01/10/2011
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya  - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.

Các bạn cùng lớp người Đức cũng như Thổ Nhĩ Kỳ đã không bầu Cenk vào đội bóng đá, và điều đó làm cậu bé băn khoăn: “Thật ra mình là người Đức hay là người Thổ?”. Người chị của cậu an ủi cậu bằng câu chuyện về ông ngoại Húseyin - một người Thổ sang lao động nhập cư ở Đức - gọi là thợ khách - vào những năm 1950. Một sự nhường nhịn khi xếp hàng đã làm cho Húseyin trở thành vị khách nhập cư vào Đức thứ 1 triệu lẻ 1. Sau đó thợ khách Húseyin đã đưa cả gia đình sang nước Đức.

Khi tuổi đã về chiều, Húseyin tuyên bố ông đã mua một ngôi nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ và mong muốn cả nhà sẽ cùng về đó trong dịp nghỉ hè. Tuy có nhiều xáo trộn xong cuối cùng, tất cả các thành viên trong đại gia đình đã cùng lên chiếc xe buýt vượt hơn 2200 km đi từ Tây sang Đông, rời nước Đức để về lại quê quán ngày xưa của ông bà Húseyin.



Phim "Almanya - nước Đức chào đón bạn" tuy mang một cái tên nghe có vẻ như là phim tài liệu cổ động, tuyên truyền cho chính sách đối ngoại của nước Đức, lại là một bộ phim tình cảm sâu sắc. - Ảnh: Một cảnh trong phim được trình chiếu tại Cố đô Huế tối ngày 30/9


Một tình tiết thú vị là Thủ tướng Đức đã thông báo sẽ có cuộc đi thăm người thợ khách thứ 1 triệu lẻ 1 ngày xưa và ông Húseyin sẽ có bài phát biểu quan trọng trong cuộc tiếp kiến đó, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Trong tiệm cắt tóc khi về đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, ông Húseyin đã nói với cháu ngoại của mình là câu bé Cenk những suy nghĩ về bài phát biểu của ông.
           
Một dấu lặng buồn xuất hiện ngay sau đó, ông Húseyin qua đời ngay trên chuyến xe buýt về lại quê nhà. Những người trong gia đình đã đưa ông về chôn cất nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ngôi nhà ông thông báo đã mua, hóa ra chỉ là một bức tường xây dở dang. Và một người con trai của ông đã tình nguyện ở lại để xây nó.
           

Almanya - Nước Đức chào đón bạn - Bộ phim của chị em nhà Samdereli ra mắt tại LHP Berlin 2011 không chỉ mang lại nụ cười và sự hứng thú cho công chúng mà còn thuyết phục cả giới phê bình điện ảnh như một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.


Phim kết thúc bằng cảnh cậu bé Cenk đã thay mặt ông ngoại lên phát biểu trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Đức. Cậu bé thông báo rằng, ông Húseyin nói ông là người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ông và gia đình đã rất hạnh phúc trong những ngày ở nước Đức.

Những tình tiết hài hước nhẹ nhàng, sự khác biệt giữa văn hóa Đức với văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ gây nên những chuyện khôi hài được diễn ta bởi sự hóm hỉnh kiểu Đức đã đem đến những trận cười thoải mái cho công chúng. Sự đan xen hồi ức và thực tại đã đem lại cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thông điệp về ý nghĩa nguồn cội quê hương và sự yêu mến cuộc sống hiện tại trên vùng đất mới đưa đến cho công chúng một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn” vì vậy, tuy mang một cái tên nghe có vẻ như là phim tài liệu cổ động, tuyên truyền cho chính sách đối ngoại của nước Đức, lại là một bộ phim tình cảm sâu sắc. Đây là điều mà nhiều nhà làm phim Việt Nam nên học hỏi. Sự tế nhị, nhẹ nhàng, không hô hào đao to búa lớn, chỉ là những câu chuyện hết sức bình thường được diễn tả từ sự quan sát nắm bắt cuộc sống một cách tinh tế, đã đưa lại thành công cho phim.
           

Khán giả Huế đêm thứ hai của Liên hoan phim vẫn đến rất đông


Khán giả Huế đêm thứ hai của Liên hoan phim vẫn đến rất đông. Khi đèn tắt để bắt đầu chiếu phim, nhiều chỗ ngồi bên dãy ghế phía trái khán phòng còn trống, nhưng khi đèn sáng lúc phim vừa chấm dứt, các ghế trống ấy đã kín chỗ ngổi từ lúc nào không biết nữa.
           
Đông đảo công chúng đến với Liên hoan phim Đức tại Huế, điều này ở Huế đang là một hiện tượng lạ. Và chính điều đó khiến nhiều người nhận ra sự thành công về một liên hoan đang hiện diện nơi vùng đất văn hóa cố đô.

Hồ Nguyên Trường













 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sự thay đổi của xã hội luôn sản sinh những khoảng cách và chính từ những khoảng cách đó tạo ra sự tương phản trong đời sống. Chúng ta nhận thấy điều đó rất rõ trong cách thể hiện của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam gần đây. Nhưng đối với một nghệ sĩ Hàn Quốc thì họ nhìn nhận thế nào về điều này. Liệu xã hội Hàn Quốc, một xã hội phồn thịnh như chúng ta từng thấy qua phim ảnh có sinh ra những khoảng cách, những nghịch lý, tương phản khi họ đi lên từ nền tảng xã hội khác biệt với chúng ta.

  • (SHO) - Chiều ngày 9/7, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu sách “Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ... quên quên” của tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định,  tại trụ sở số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Phát triển không gian văn hóa” của Sông Hương năm 2013.

  • Nhân ngày lễ Chung thất của cố nhạc sĩ Văn Giảng, vào tối  ngày 26/6, Ban Điều hành Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán tổ chức Đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Văn Giảng với chủ đề “Từ đàm quê hương tôi”  tại hội trường Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Thành phố Huế.

  • SHO - Chiều ngày 22/6, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh“Về với Sông Hương”của 15 họa sĩ và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.

  • Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, sáng 19/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tạp chí văn nghệ địa phương trong dòng chảy văn học Việt Nam” tại hội trường nhà hàng nổi Sông Hương.

  • Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 30 năm thành lập tạp chí Sông Hương, “Lễ hội tri ân dòng sông” được tổ chức tối ngày 18/6 trên dòng sông Hương huyền thoại là một dấu ấn khó quên trong dòng chảy thi ca bất tận.

  • Hòa cùng không khí Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chương trình Sắp đặt nghệ thuật Áo Thơ được khai mạc vào chiều ngày 18/6, tại công viên Tứ Tượng, tp Huế.

  • Nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, chiều ngày 16/6, Tạp Chí Sông Hương tổ chức khai mạc phòng triển tranh “Về với Sông Hương”, diễn ra tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • (SHO) - Sáng ngày 14/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu bộ sách nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương (1983-2013) tại trụ sở 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.

  • Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:

  • Nằm trong chuỗi hoạt động quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013, chiều 4/6 tại TP. Huế, Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế  và Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm tranh, ảnh về môi trường và Lễ trao giải Cuộc thi quốc gia “Vẽ tranh cổ động về môi trường năm 2012”.

  • Từ ngày 29 - 31/5, Trường đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm đồ án tốt nghiệp của sinh viên khóa 13 Khoa Mỹ thuật ứng dụng với chủ đề “Ý tưởng cho cuộc sống thật”, tại số 10 Tô Ngọc Vân, TP Huế.

  • Sáng ngày 30/5, tại trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Yếu tố kỳ ảo và huyền thoại trong văn học.” Đến dự có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, các giảng viên đại học trên toàn quốc, các học viên, nghiên cứu sinh và đông đảo sinh viên Đại học Huế

  • SHO - Tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2557 (2013) diễn ra từ 17/5 đến 24/5 tại Huế đã kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng chư Tăng ni, Phật tử và người dân Cố đô.

  • Chiều tối ngày 23/5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Mộc Dục tại lễ đài chùa Diệu Đế, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, TP Huế và lễ Rước Phật từ chùa Diệu Đế lên tổ đình Từ Đàm.

  • (SH) - Tối ngày18/5, tại số 01 Lê Lợi, Học viện Âm nhạc Huế phối hợp với Hội Âm nhạc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tổng kết cuộc thi sáng tác ca khúc “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”.

  • (SH) - Vào chiều ngày 17/5, tại 15 Lê Lợi, TP.Huế đã diễn ra cuộc triển lãm mang tên Mẹ vợ của tôi. Đã có khoảng 200 bức ảnh được sắp sếp để nói lên một chủ đề rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, nhưng cũng rất độc đáo để nói lên một điều mà không phải tất cả chúng ta đều dễ nói.

  • Sáng 17/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh TT-Huế tổ chức triển lãm chuyên đề "Nghệ nhân dân gian Huế với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Đây là hoạt động kỷ niệm 123 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2013).

  •  

    (SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.

  • SHO - Chiều 09/5, tại 26 Lê Lợi - Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.