Các bạn cùng lớp người Đức cũng như Thổ Nhĩ Kỳ đã không bầu Cenk vào đội bóng đá, và điều đó làm cậu bé băn khoăn: “Thật ra mình là người Đức hay là người Thổ?”. Người chị của cậu an ủi cậu bằng câu chuyện về ông ngoại Húseyin - một người Thổ sang lao động nhập cư ở Đức - gọi là thợ khách - vào những năm 1950. Một sự nhường nhịn khi xếp hàng đã làm cho Húseyin trở thành vị khách nhập cư vào Đức thứ 1 triệu lẻ 1. Sau đó thợ khách Húseyin đã đưa cả gia đình sang nước Đức.
Một tình tiết thú vị là Thủ tướng Đức đã thông báo sẽ có cuộc đi thăm người thợ khách thứ 1 triệu lẻ 1 ngày xưa và ông Húseyin sẽ có bài phát biểu quan trọng trong cuộc tiếp kiến đó, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Trong tiệm cắt tóc khi về đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, ông Húseyin đã nói với cháu ngoại của mình là câu bé Cenk những suy nghĩ về bài phát biểu của ông. Một dấu lặng buồn xuất hiện ngay sau đó, ông Húseyin qua đời ngay trên chuyến xe buýt về lại quê nhà. Những người trong gia đình đã đưa ông về chôn cất nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ngôi nhà ông thông báo đã mua, hóa ra chỉ là một bức tường xây dở dang. Và một người con trai của ông đã tình nguyện ở lại để xây nó.
Phim kết thúc bằng cảnh cậu bé Cenk đã thay mặt ông ngoại lên phát biểu trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Đức. Cậu bé thông báo rằng, ông Húseyin nói ông là người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ông và gia đình đã rất hạnh phúc trong những ngày ở nước Đức. Những tình tiết hài hước nhẹ nhàng, sự khác biệt giữa văn hóa Đức với văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ gây nên những chuyện khôi hài được diễn ta bởi sự hóm hỉnh kiểu Đức đã đem đến những trận cười thoải mái cho công chúng. Sự đan xen hồi ức và thực tại đã đem lại cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thông điệp về ý nghĩa nguồn cội quê hương và sự yêu mến cuộc sống hiện tại trên vùng đất mới đưa đến cho công chúng một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn” vì vậy, tuy mang một cái tên nghe có vẻ như là phim tài liệu cổ động, tuyên truyền cho chính sách đối ngoại của nước Đức, lại là một bộ phim tình cảm sâu sắc. Đây là điều mà nhiều nhà làm phim Việt Nam nên học hỏi. Sự tế nhị, nhẹ nhàng, không hô hào đao to búa lớn, chỉ là những câu chuyện hết sức bình thường được diễn tả từ sự quan sát nắm bắt cuộc sống một cách tinh tế, đã đưa lại thành công cho phim.
Khán giả Huế đêm thứ hai của Liên hoan phim vẫn đến rất đông. Khi đèn tắt để bắt đầu chiếu phim, nhiều chỗ ngồi bên dãy ghế phía trái khán phòng còn trống, nhưng khi đèn sáng lúc phim vừa chấm dứt, các ghế trống ấy đã kín chỗ ngổi từ lúc nào không biết nữa. Đông đảo công chúng đến với Liên hoan phim Đức tại Huế, điều này ở Huế đang là một hiện tượng lạ. Và chính điều đó khiến nhiều người nhận ra sự thành công về một liên hoan đang hiện diện nơi vùng đất văn hóa cố đô. Hồ Nguyên Trường |
Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...
Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.
Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.
Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt
Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.
SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế.
46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.
Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.
Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.
Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.
Tuồng Huế, đã có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sĩ lừng danh, tất cả đều đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đã một thời được xem là quốc kịch dưới triều nhà Nguyễn.