Lịch sử Múa cung đình Huế

08:59 25/12/2013

Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều. 


Múa cung đình bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẽ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.

Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang, dọc, xéo cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng biệt, điển hình là các điệu: “Lục cúng hoa đăng”, “Trình tường tập khánh”, “Phụng vũ”, “Tứ linh”, “Vũ phiến”... Nghệ thuật cung đình nói chung và các vũ khúc cung đình Huế nói riêng là những sản phẩm mang tính kế thừa của chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và kết tinh dưới thời nhà Nguyễn.

Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam trong những dịp quốc lễ, quốc khánh thì ở cung vua, phủ chúa đều có trình diễn ca, vũ. Múa cung đình có từ thời tiền Lê. Đến thời Lý, sự kiện Lý Thánh Tông trong cuộc Nam chinh đã bắt hàng trăm cung nữ giỏi múa hát khúc Tây Thiên mang về Thăng Long (1044), tạo nên một phong cách mới cho múa của người Việt. Đến đời Trần, dưới thời Trần Thái Tông hình thức múa hát tập thể đã khá phổ biến trong chốn cung đình. Tuy nhiên, múa cung đình lúc bấy giờ chủ yếu là nặng về nghi lễ, tính chuyên nghiệp và nghệ thuật chưa cao. Hơn nữa, Nho giáo lúc này ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến xã hội phong kiến Việt Nam, nghề hát bị coi khinh là “xướng ca vô loại”. Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa lập ra Triều Nguyễn, lúc này múa cung đình đã có nhiều thay đổi và múa cung đình Huế cũng bắt nguồn từ đó.

Múa cung đình triều Nguyễn cũng tiếp thu các điệu múa từ cung đình và dân gian của các triều đại trước, nâng cao và sáng tạo thành những điệu múa mới, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn thời Nguyễn. Múa cung đình nhà Nguyễn chủ yếu là múa tập thể, tư tưởng, chủ đề thường biểu hiện ở các đội hình di chuyển và kết thúc bằng một đội hình ngưng đọng.

Có thể nói, múa cung đình Huế là một bước chuyển tiếp của múa cung đình các triều đại trước đó để đi tới sự hoàn mỹ. Và bắt đầu bằng sự kiện dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Đào Duy Từ vì xuất thân con nhà xướng hát không được đi thi nên đã phẩn chí quyết vào Nam phò giúp chúa Nguyễn. Chính Đào Duy Từ là người đầu tiên tạo tiền đề cho múa hát cung đình Huế. Ông đã lập ra “Hòa Thanh thự”, luyện tập một ban vũ và nhạc để múa hát vào những ngày khánh lễ. Đào Duy Từ là người có công sửa lại các điệu múa cung đình cổ trước đó và sáng tác ra một số điệu múa khác. Tác giả Đại nam liệt truyện tiền biên và Việt cầm sử thoại viết “Duy Từ có công ngoài đánh chúa Trịnh, trong mở đất Chiêm Thành, làm cho dân giàu nước thịnh. Về nghệ thuật, ông sửa lại các lối hát và các điệu múa cổ; đặt ra điệu múa “Song quang”, điệu múa “Nữ tướng xuất quân”, điệu múa “Tam quốc - Tây du” dùng khi quốc gia đại lễ. Trong nhà ông lúc nào cũng nuôi một bọn ca vũ để múa hát”.

Tổ chức “Hòa Thanh thự” chia ra làm 3 đội, mỗi đội có số lượng 120 vũ sinh, nhạc sinh. Đội nhất và đội ba chuyên lo luyện tập về nhạc, đội nhì chuyên lo về hát múa. Số lượng người này biết đánh trống, thổi kèn, đánh đàn, hát múa, dưới quyền trông coi của viên phó quản.

Thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) đội chuyên lo về hát múa có tên là “Tiểu hầu”, số lượng chỉ còn từ 40 - 50 diễn viên, bao gồm cả số cán bộ quản lý (2 chánh ca và 6 phó ca) cai quản.

Đến năm 1804 hai đội “Tiểu hầu” và “Tiểu nam” được sát nhập lại, đổi tên là “Việt Tường đội”. Dưới triều vua Minh Mạng (1820) đổi tên là “Thanh Bình thự”. Năm Thành Thái nguyên niên (1889) đổi tên gọi là “Ba Vũ” và hoạt động cho đến năm 1945. Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, đội “Ba Vũ” được sự quan tâm giúp đỡ của bà Từ Cung. Từ sau 1954 đến 1975, đoàn vẫn hoạt động nhưng quy mô và tính nghệ thuật ngày càng giảm sút.

Tháng 4/1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, đội “Ba Vũ” được sự quan tâm của chính quyền, Bộ Văn hóa - Thông tin, nên đã được phục hồi củng cố trở lại, đổi tên là “Đoàn múa hát truyền thống Huế”, gồm có 2 bộ phận múa hát và tuồng Huế. Đến năm 1999, đổi tên thành đoàn “Nghệ thuật truyền thống chuyên sâu về múa hát cung đình” và bộ phận tuồng được tách ra.

Và năm 2006, sự kiện “Nhà hát truyền thống cung đình Huế” và “Đoàn Nghệ thuật truyền thống Huế” sáp nhập thành “Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế” thêm một lần nữa tạo điều kiện cho sự hồi sinh của vũ khúc cung đình. Các điệu múa bị thất lạc dần dần được khôi phục và đưa vào biểu diễn thường xuyên hơn.

Qua nhiều thời kỳ thay đổi tổ chức và tên gọi, nhưng chức năng chủ yếu vẫn là múa hát cung đình phục vụ cho những khánh lễ, đại lễ khác nhau ở cung đình Huế. Tuy nhiên hiện nay những vũ khúc cung đình cổ đã bị thất truyền rất nhiều, đến đời Nguyễn chỉ còn lại 11 vũ khúc với lời hát hoàn toàn bằng chữ Hán. Trong số 11 điệu múa của thời nhà Nguyễn đã và đang được nhà hát Truyền Thống Cung Đình thuộc TTBTDT cố đô Huế sưu tầm, khai thác và phục hồi gồm:

1. Bát dật (Đang biểu diễn)
2. Lục cúng hoa đăng (Đang biểu diễn)
3. Tam Tinh chúc thọ (Đang nghiên cứu phục hồi)
4. Bát tiên hiến thọ (Đang nghiên cứu phục hồi)
5. Trình tường tập khánh (Đang biểu diễn)
6. Tứ Linh (Đã phục hồi và đưa vào biểu diễn một số trích đoạn như: Lân mẫu xuất lân nhi, song phụng, Long hổ hội)
7. Nữ tướng xuất quân (Đang biểu diễn)
8. Vũ phiến (Múa quạt) (Đang biểu diễn)
9. Tam quốc tây du (Đang biểu diễn)
10. Lục triệt hoa mã đăng (Đang nghiên cứu phục hồi)
11. Song quang (Đấu chiến thắng phật) (Đang nghiên cứu phục hồi)

Phần lớn các múa khúc trên diễn viên vừa múa, vừa hát, múa minh họa cho lời hát. Các bài hát toàn bằng Hán tự, chỉ có khúc múa “Tứ linh” là chỉ có âm nhạc phụ họa không có lời ca.
Các điệu múa này thường được dùng để biểu diễn trong các ngày lễ: Thánh thọ (sinh nhật Hoàng Thái Hậu), Tiên thọ (sinh nhật Hoàng Thái Phi), Vạn thọ (sinh nhật vua), Thiên xuân (sinh nhật Hoàng Thái Tử), Thiên thu (sinh nhật Thái Hậu). Ngoài các lễ trên, múa cung đình còn được diễn trong các lễ: Hưng quốc khánh niệm, tết Nguyên đán, Lễ kết hôn Hoàng Tử, công chúa và các dịp tiếp đãi sứ thần ngoại quốc. Khi diễn dùng ban nhạc Thiều.

Theo Hoàng Bửu Tú (VNTimes)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.