Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Ngày 6/7/2023, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã qua đời sau thời gian dài mắc căn bệnh Alzheimer. 18 ngày sau (24/7/2023) nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã theo vợ mình về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi của họ để lại sự tiếc thương vô hạn của bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng yêu mến thơ văn của hai vợ chồng tài hoa.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương thắp hương tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ |
Đến thắp hương tưởng nhớ có lãnh đạo tỉnh, các văn nghệ sĩ và công chúng ái mộ hai vợ chồng thi nhân đã đến thắp hương, gửi lại những lời chia sẻ với gia đình, cũng như ôn lại những câu chuyện, những kỉ niệm về vợ chồng nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
![]() |
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ thắp hương tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xúc động viết trong sổ tang: "Nhớ ngày kháng chiến/ Cùng ngồi trên núi Kim Phụng nhìn về Huế/ Chúng ta nói với nhau/ Mong ngày đất nước thanh bình lại về với Huế/ Hơn 50 năm, cứ thế đi mãi/ Người Nam kẻ Bắc/ Bây giờ anh chị lại về/ Nghỉ lại trên những dãy đồi ngày xưa/ Ôm mãi giấc mơ thanh bình cho Huế/ Khi lòng mình còn xót xa".
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế thắp hương tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ |
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bùi ngùi chia sẻ "Chúng tôi, những nhà văn của thế hệ sau không bao giờ quên được tất cả những gì mà hai con người đức độ và tài năng này đã sống, đã sáng tạo và dâng hiến cho con người, cho đất nước này hôm qua, hôm nay và mãi về sau".
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chia sẻ những lời xúc động tưởng nhớ hai vợ chồng tài hoa |
Buổi tưởng nhớ diễn ra từ 14 giờ chiều ngày 30/7 đến hết ngày 31/7/2023.
Vào lúc 19 giờ 30 phút đêm 31/7/2023 tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra đêm văn nghệ tưởng nhớ. Chương trình sẽ giới thiệu một số tác phẩm thơ, nhạc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ, nhạc sỹ Lâm Thị Mỹ Dạ. Chương trình cũng dành cho công chúng, bạn bè, các văn nghệ sỹ tỏ bày những tình cảm dành cho hai vợ chồng trong đêm trước ngày tiễn biệt.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ trong sổ ghi cảm tưởng |
Sáng 1/8/2023, lúc 5 giờ sáng, từ trụ sở Liên hiệp Hội và Gia đình sẽ đưa tro cốt hai vợ chồng lên Nghĩa trang phía Bắc thành phố Huế.
Phương Anh
Vị Hoàng đế đa tài và cũng rất đa tình Lê Thánh Tông có rất nhiều giai thoại được truyền tụng trong dân gian, trong số đó có cả những chuyện thú vị giữa vua và các giai nhân, nữ sắc. Không rõ có bao nhiêu điều trong đó là sự thật, bao nhiêu điều là do thêu dệt mà nên...
Nằm bên bờ Sông Hương, một ngôi trường cổ kính, không gian rộng rãi và thoáng mát, kiến trúc đẹp, có truyền thống vẻ vang nhất nước ta. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc học Huế luôn là điểm hội tụ, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước…
Nhắc đến Huế, người ta thường nhớ đến tầm vóc di sản thế giới với kinh thành cổ xưa, là tà áo dài thướt tha của nữ sinh qua cầu Tràng Tiền một thuở... và cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938). Bài thơ trong tập “Thơ điên” này khiến đất vua xưa như lung linh hơn và trở thành kiệt tác của thi ca nước nhà. 75 năm sau ngày bài thơ ra đời, chúng tôi đã tìm về Vĩ Dạ.
Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964 đến 1967, chất chứa biết bao hoài niệm. Chúng tôi xin giới thiệu một bức thư tình tuyệt hay của Trịnh gửi Dao Ánh...
Từ ngày 22 đến 30.11.2013, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam-Làng nghề Huế diễn ra triển lãm "Sự âm ỉ" của nghệ sĩ Chu Chung Teng (Đài Loan) và "Sản phẩm Việt Nam" của nghệ sĩ Astrid Schulz (Đức) do N.S.A.F (New Space Art Foundation) tổ chức.
Mùa mưa về cũng là mùa của những con sùng tre hóa kiếp thành bướm. Tôi lại nhớ đến món ơm pờ rèng của người Pa Cô, ở vùng cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Món ăn đã khiến tôi rùng mình khi thấy nhưng ngây ngất khi ăn.
Ở đầu làng Thanh Phước của xã Hương Phong, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có một tảng đá rất kỳ lạ, lạ đến nỗi hàng năm, nhiều nhà nghiên cứu tìm về lý giải vì sao có tảng đá được người dân tôn thờ, dựng miếu hương khói, may áo cho đá mặc.
Chiều 22/11, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khánh thành dự án bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết đài, Hoàng thành Huế.
Tà lục tà lạo, có nghĩa là lộn xộn hay thập cẩm - một món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Tà Ôi, sống ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế).
RockStorm 2013 sẽ bắt đầu với liveshow vào ngày thứ bảy, 30.11.2013 tại SVĐ Cảng, TP. Hải Phòng. Ngay sau Hải Phòng, RockStorm sẽ thực hiện các liveshow vào các thứ bảy của các tuần kế tiếp lần lượt tại Huế (7.12), Đà Nẵng (14.12), Biên Hòa (21.12), TP.HCM (28.12), Cần Thơ (4.1.2014) vào kết thúc tại Hà Nội (11.1.2014).
Tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Triển lãm tranh giáo viên trưng bày 82 tác phẩm của 75 giáo viên đang dạy Mỹ thuật tại các trường học trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được khai mạc.
Chưa từng học công nghệ thông tin thế nhưng thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại 'mày mò' làm ra phần mềm tặng cho hàng nghìn đồng nghiệp ở khắp mọi miền.
1. Nói tới Huế, không thể không nhắc tới sông Hương. Sông Hương, dòng sông mang cái tên dịu dàng ấy gắn liền miền đất cố đô, là một phần của Huế. Thật khó có thể tưởng tượng Huế không có sông Hương. Ấy là nói vậy thôi chứ đương nhiên sông Hương là dòng sông của Huế, sông Hương là một phần của Huế; và sông Hương cũng là Huế.
(SHO) - Chiều ngày 18/11, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội (18/11/1988 - 18/11/2013).
Món ruốc sả với hương vị béo béo, bùi bùi, đậm đà và hơi cay đúng chất Huế rất bình dị và ngon miệng.
Trong lúc các ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thừa Thiên – Huế đang gặp nhiều khó khăn thì ngôi chợ nón Huế truyền thống độc nhất vô nhị tại làng Dạ Lê vẫn thu hút rất đông bà con ở các làng nón nổi tiếng của Huế đến giao thương.
(SHO) - Vừa qua, toàn tỉnh đã có mưa rất to, gây ra một đợt lũ trên hệ thống các sông và vùng thấp trũng trong tỉnh, làm ngập nhiều nhà, sạt lở kênh mương, hư hỏng đường xá...
Nếu như ở các địa phương khác việc thờ cúng loài chó chỉ mang ý nghĩa là thần canh cổng, trông coi nhà cửa, giúp trừ tà, cầu phúc, thì việc thờ cúng "Thiên Cẩu" ở hai thôn Phổ Trung, phổ Đông, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mang một ý nghĩa khác hẳn: Thờ chó đá gắn liền với những giai thoại ly kỳ về "linh khuyển" được trời ban xuống trần gian, được nhân dân trong thôn truyền miệng cho con cháu từ đời này sang đời khác.
Chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê. Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…
Mặc dù có tổ bảo vệ trực ban đêm và có người ngủ lại ngay tại các điểm chính của di tích lăng Tự Đức - thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, nhưng kẻ trộm vẫn lẻn vào và “cuỗm” đi nhiều cổ vật có giá trị. Đây không phải là lần đầu tiên di tích Huế bị trộm khoắng cổ vật, mà trước đó đã có nhiều vụ tương tự.