Sáng ngày 01/12, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1/12/1920-1/12/2020).
Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ Kỷ niệm
Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Chủ tịch UBTUMTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu Kờ Ré và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương.
Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện các Sở ban ngành địa phương.
![]() |
Thủ tướng Chình phủ Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm |
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khái quát cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Đồng thời nhấn mạnh: “Trải qua hơn 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, phong phú và sôi nổi, đồng chí Lê Đức Anh là tấm gương sáng ngời, là người Cộng sản kiên cường, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, dám nghĩ, dám nói, dàm làm, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí vào sinh ra tử, được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Đảng, Nhà nước và quân đội, trên cương vị công tác nào đồng chí cũng luôn tận tâm, tận lực hết lòng vì nước vì dân, có nhiều cống hiến to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phong dân tộc, xây dựng bảo vệ tổ quốc cũng như làm nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tư duy nhạy bén, sắc sảo, có tầm nhìn xa trông rộng, nhà lãnh đạo chiến lược nhưng rất sát sao, cụ thể, nghiêm khắc trong công việc nhưng rất gần gũi, chân tình trong cuộc sống, quyết đoán trong việc hạ mệnh lệnh nhưng rất khiêm tốn lắng nghe ghi nhận ý kiến đóng góp của cán bộ chiến sĩ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã để lại nhiều dấu sân đậm nét, và những di sản vô giá đối với sự nghiệp cách mạng Đảng và nhân dân ta.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí chúng ta càng thêm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đã rèn luyện nên người chiến sĩ kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, tự hào về quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng có người chỉ huy tài ba đức độ, tự hào về quê hương Thừa Thiên Huế đã sinh ra người con ưu tú cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Học tập và noi gương đồng chí Lê Đức Anh, một bậc tiền bối tiêu biểu, chúng ta nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Kế thừa xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của các bậc tiền bối và thế hệ cha anh, ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển văn minh giàu đẹp và bảo vệ vũng chắc Tổ quốc thân yêu để cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng lên vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực và tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới phát triển nhanh và bền vững, quyết tâm xây dựng thành công nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng và văn minh.
![]() |
Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Lễ kỷ niệm |
Tại buổi lễ, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người có quãng thời gian gắn bó, làm việc với Đại tướng Lê Đức Anh cũng đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc về những năm tháng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh. Đối với Đại tướng Phạm Văn Trà, đồng chí Lê Đức Anh là người chỉ huy tài ba, sâu sát, quyết đoán, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Luôn biết lắng nghe, chấp thuận những ý kiến của cấp dưới, luôn giữ vững và đề cao nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Đại tướng lê Đức Anh đã có nhiếu đóng góp to lớn trong các quyết sách về đối nội, đối ngoại, đồng chí luôn đặt lợi ích quốc gia, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc lên hàng đầu, tuyệt đối trung thành với Đảng. Đồng chí lê Đức Anh là một người giàu lòng yêu thương đối với cán bộ chiến sĩ nhân dân, đồng chí là người khởi xướng với Đảng và nhà nước phong danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng chí luôn trăn trở suy nghĩ về những nỗi đau sự mất mát của những người phụ nữ đã hy sinh chồng con cho tổ quốc. Đồng chí luôn dạy cán bộ chiến sĩ cấp dưới phải luôn luôn tôn trọng các mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhân dân, xây dựng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân.
![]() |
Tại lễ Kỷ niệm |
Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Trần Thị Phương Nhung – đại diện cho thế hệ trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Thừa Thiên Huế nói riêng cảm nhận và ghi nhớ công lao và những cống hiến to lớn của Chủ tịch nước, Đại tướng lê Đức Anh đối với cách mạng Việt Nam.
Nhưng cống hiến to lớn của Đại tướng Lê Đức Anh đối với cách mạng Việt Nam là bái học vô giá, về lý tưởng cách mạng, về lòng trung thành lợi ích quốc gia, dân tộc, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đại tướng Lê Đức Anh là một nhà lãnh đạo suất sắc, một vị đại tướng tài năng đã chỉ huy và chiến thắng nhiều trận đánh trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Càng nhận thức sâu sắc về cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, thế hệ trẻ hôm nay càng tự hào và biết ơn Đảng, Bác Hồ và các thế hệ cha anh đi trước, đồng thời luôn ý thức sâu sắc, tự nhắc nhở bản thân phải luôn sống đẹp, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu sẵng sáng dấn thân, không ngại khó khăn, gian khổ hy sinh, đóng góp xây dựng quê hương đất nước bắt đầu từ những việc làm nhỏ để xứng đáng với những thế hệ đi trước.
Trong thời gian qua, tuổi trẻ cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng luôn nổ lực học tập làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu và tấm gương của Đại tướng Lê Đức Anh. Phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, đoàn kết, sáng tạo, ra sức thi đua tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng gắn với những việc làm thiết thực hiệu quả, tạo được dấu ấn sâu đậm trên các lĩnh vực. Luôn trung thực, trách nhiệm và sống có văn hóa, nghĩa tình, không ngại khó khăn ra sức phấn đấu đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, đi đầu trong việc nắm bắt tri thức tiên tiến, chủ động hội nhập với bạn bè quốc tế để trở thành người thanh niên của thời đại mới. Lòng trong, chí sáng, hoài bão lớn xung kích tham gia và phát triển kinh tế - xã hội, góp sức trẻ vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trinh văn nghệ tại Lế kỷ niệm
![]() |
Chương trình văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh |
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.