SHO - Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 2 do UBND huyện Quảng Điền tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2012 tại không gian thơ mộng của Phá Tam Giang, đây là hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
Quảng Điền từng là vùng đất biên cương cực nam của Tổ quốc với thành Hóa Châu lừng lẫy một thời, đây từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn trên con đường mở đất về phương Nam. Với bề dày lịch sử đó, mảnh đất Quảng Điền mang trong mình những trầm tích văn hóa đa dạng, phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ ghi dấu một thời vàng son của vùng đất lịch sử này. Cùng đó, Quảng Điền còn được biết đến với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch…
![]() |
Theo đó, Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” sẽ diễn tại không gian chính đó là Phá Tam Giang, với nhiều chương trình hoạt động phong phú mang nét đặc trưng của vùng đầm phá như: Lễ tế Bà Tơ - một lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước Quảng Điền được tổ chức để tưởng nhớ người phụ nữ họ Trần ở làng Bác Vọng, đã có công cứu chúa Nguyễn thoát nguy trong một lần vượt phá Tam Giang; đua thuyền ở ngã ba sông Bồ bên bến đò Quai Vạc. Vào ngày 29/8/1885 tại bến đò này, thực dân Pháp đã xử chém Nghĩa sĩ Cần Vương Đặng Hữu Phổ. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật đêm khai mạc được dàn dựng công phu với nhiều nội dung mang tính nghệ thuật cao, mạng bản sắc văn hóa dân gian của vùng đầm phá ven biển.
![]() |
Một trong 40 tác phẩm tại phòng triển lãm tranh với chủ đề Phong cảnh Tam Giang của họa sĩ Đặng Mậu Triết (DAMA.TRY) sẽ được khai mạc vào lúc 15 giờ ngày 16/5 tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Quảng Điền |
Ngoài ra, tại đây sẽ diễn ra nhiều nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức xen kẻ trong thời gian diễn ra lễ hội như: Triển lãm tranh - ảnh nghệ thuật, vật võ truyền thống, đu tiên, bóng chuyền, đua ghe câu và quảng diễn tung chài trên phá Tam Giang; cùng với các trò chơi: kéo co, nhảy bao bố, đẩy gậy, đổ nước vào chai, đi cà kheo, đi cầu kiều, bịt mắt đập om, ghép hình, nhảy dây, rước kiệu hoa, thả diều, đua thuyền trên cạn, bắt trìa trên phá…
![]() |
Bên cạnh đó, các tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trên phá Tam Giang, biển gắn với các di tích lịch sử văn hóa của địa phương cũng sẽ được tổ chức trong suốt quá trình diễn ra lễ hội, hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về một miền quê sóng nước.
PV
Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…
Đó là kiến nghị của lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.
(SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.