Lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ

16:19 14/03/2013

Sáng 14/3, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT TT- Huế, Hội Nhiếp ảnh TT- Huế, UBND huyện Hương Trà và Đặng tộc Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng ở làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đây là hoạt động nhân kỷ niệm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam ( 15/3/1953 - 15/3/2013) và ngày giỗ danh nhân Đặng Huy Trứ.

Đặng Huy Trứ - một danh sỹ triều Nguyễn, ông tổ của nền nhiếp ảnh Việt Nam. Qua những tư liệu lịch sử còn để lại đến ngày nay, thì ông chính là người đầu tiên mở đường cho nhiếp ảnh vào Việt Nam với hiệu ảnh đầu tiên được mở lấy tên là Cảm Hiếu Đường tại phố Thanh Hà, Hà Nội. Tính đến nay đã là 144 năm ngày khai sinh Hiệu ảnh. 
 

Đại diện Đặng tộc dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ


Cách đây 60 năm,  vào ngày 15/3/1953, tại An toàn khu Định Hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Buổi lễ hôm nay cũng là dịp để tri ân với lớp Nghệ sĩ Nhiếp ảnh tiền bối ở Đồi Cọ năm xưa - lớp người khởi nghiệp cho các thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam sau này.

 

 

Lễ dâng hương danh nhân Đặng Huy Trứ năm nay diễn ra long trọng và trang nghiêm với sự tham dự của đại diện lãnh đạo trung ương và địa phương, đại diện Đặng tộc Việt Nam cùng đông đảo các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh khắp nơi trên cả nước.

Trao bằng khen cho những nghệ sỹ nhiếp ảnh có nhiều thành tích trong năm 2012


Tại buổi lễ, Hội NSNA Việt Nam đã tôn vinh các Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có nhiều thành tích năm 2012 và công bố quyết định khen thưởng và trao thưởng cho những nghệ sỹ nhiếp ảnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã đoạt các giải thưởng Khu vực, Quốc gia, và Quốc tế. Đồng thời Ban liên lạc Nhiếp ảnh Việt Nam cũng đươc ra mắt trong dịp này.

 


Trong dịp này, 40 tác phẩm nhiếp ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Thừa Thiên - Huế được triển lãm tại khuôn viên nhà thờ họ Đặng.
 

TG

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia. 

  • Sông Hương - quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa cho Huế thiên hạ đã biết, nhưng từ khi những con đường ven sông và các cây cầu vươn nhịp nối đôi bờ ngày một nhiều hơn thì các khách sạn và nhiều công trình kiến trúc khác, thường trọng “mặt tiền” là con đường người xe tấp nập, “vô tư” quay lưng với dòng sông từng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa.

     

  • Nhân dịp mừng xuân, mừng Đảng, xin kể lại câu chuyện về một người đảng viên được dân lập miếu thờ và có một ngôi trường mang tên ông.

  • Hiện nay, nghệ thuật pháp lam- Huế còn nhiều kiệt tác chưa được khám phá. Ấn tượng về sự sáng tạo tinh xảo của người nghệ nhân đi trước là động lực để người đương thời tạo nên những tác phẩm mới...

  • Cống Địa Linh xem như dấu mốc cuối cùng của phố cổ Bao Vinh. (Thừa Thiên - Huế). Qua cống Địa Linh rẽ trái dăm trăm mét, du khách sẽ bắt gặp những tấm ván dài và phía trên là những ông Táo được đặt lên phơi khô trước lúc đưa vào lò. Ở Huế đây là nơi hiếm hoi còn "sót lại” nghề làm ông Táo với nhiều ý nghĩa trong phong tục của người Việt.

  • Người Pa Kô ở A Lưới, Thừa Thiên – Huế  và nhiều dân tộc vùng cao khác đều có nghệ nhân khèn bè nhưng điệu khèn lúc thì như nắng mới, như gió mơn man, như lau lách rì rào; khi thì da diết như tiếng lá khô chậm rãi rời cành…, thì chỉ có được trong điệu khèn Kăn A Kết. Điệu khèn nổi tiếng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, lưu truyền trong dân gian nhưng rất ít người biết được…  

  • Đây là phiên chợ độc đáo của xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ít nơi nào có được. Nói là chợ phiên Quảng Ngạn nhưng chợ thu hút rất đông người dân của các xã lân cận như Điền Hải, Quảng Công vượt sóng nước Tam Giang về đây tụ hội. Chợ chỉ diễn ra trong 3 ngày, từ mồng một đến mồng ba Tết Nguyên Đán, rồi tan và chờ đến dịp này năm sau mới họp lại.

  • Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhưng người dân ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) vẫn còn cất giữ nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa. Từ những bản sắc phong về “Cai đội Hoàng Sa” của vua Gia Long; đến chiếc đại hồng chung khắc tạc công ơn người trấn quản Hoàng Sa năm xưa… Tất cả đều được người dân xem như “báu vật lịch sử” và bảo vệ cẩn thận.

  • Tranh làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng hàng trăm năm qua. Những ngày Xuân về, làng tranh này lại rộn ràng khoe màu như chưa từng có sự đứt gãy của thời gian.

  • Chiều ngày 19/01/2014, tại Gác Trịnh ( 103/19 nguyễn Trường Tộ - TP Huế), Câu lạc bộ tiêu sáo Huế đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ đón chào xuân mới. Đông đảo những người yêu nhạc Trịnh đã đến tham dự chương trình.

  • Khoảng 6h sáng 18/1, khi đang trên đường cập bến, cách cửa lạch biển Thuận An khoảng một km, tàu cá do thuyền trưởng Hồ Văn Hiền (trú thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An) điều khiển bị mắc cạn. Do sóng to nên tàu cùng 5 thuyền viên đã bị nhấn chìm ngay tại vùng cửa biển Thuận An.

  • Đương thời, vua Bảo Đại từng nhận xét về vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu rằng: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê”.

  • Sau bao thăng trầm của cuộc sống, tranh làng Sình xứ Huế có lúc tưởng chừng đã bị xóa sổ... Nhưng may mắn vẫn còn một người đau đáu với nghề làm tranh - Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Ông đã gìn giữ và phục sinh nghề truyền thống có tuổi đời gần 500 năm.
     

  • Tình cờ, chúng tôi được chứng kiến trọn lễ A Riêu Piing của người Pakô ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là lễ hội lớn nhất của người Pakô, được tổ chức 5 năm, thậm chí 10 năm một lần.

  • Trong dịp ghé thăm Huế đầu năm 2014, họa sĩ Nguyễn Đại Giang, cha đẻ trường phái upsidedownism - đảo ngược (Từ đảo nghịch cuộc đời đến đảo nghịch hội họa, Tuổi Trẻ ngày 15-2-2009), đã có buổi vẽ tranh thú vị tại gác Trịnh - căn gác nơi Trịnh Công Sơn sống thời trai trẻ ở Huế.

  • Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu. 

  • Trong nghề đúc đồng, việc tạo mẫu có tính quyết định về nghệ thuật trong một tác phẩm. Là thế hệ thứ mười trong một gia đình có truyền thống làm nghề đúc đồng ở làng Dương Xuân xưa, nghệ nhân Nguyễn Văn Viện được tôn vinh là người thợ tài hoa, bởi khó có thể tìm thấy ở làng đúc đồng Huế người thứ hai có kĩ thuật điêu luyện và sức sáng tạo không ngừng như ông… 

  • Ngày 8-1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nguyên Bí thư Ðảng đoàn, Tổng Thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Ủy viên Ban Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, nhà trí thức yêu nước, người cộng sản kiên trung, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. 

  • Ngựa là con vật được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Hình ảnh ngựa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhiều dân tộc, gắn liền với các võ tướng trên nhiều trận chiến. 

  • Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...