Một trong những kiến trúc đặc trưng của Huế là nhà vườn. Hai khu vực có nhiều nhà vườn nhất là Vĩ Dạ và Kim Long. Vĩ Dạ, cái chốn nửa thôn quê, nửa thị thành mà ai cũng biết ấy xuất hiện trong một kiệt tác của Hàn Mặc Tử.
Trong Vĩ Dạ thôn giờ có con đường Hàn Mặc Tử quanh co ven bờ kênh, thơ mộng những ngôi nhà mà thoáng trông đã thấy “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Hiện nay Huế có tới hơn 4.000 nhà vườn. Người Huế ở đất rộng, đã sở hữu nhà vườn thường có khuôn viên từ 400-600m.
Tuy nhiên, ngôi nhà bên trong thì vô cùng trái ngược. Nhiều gia đình Huế hiện vẫn sống chung nhiều thế hệ, nên mỗi gia đình nhỏ lại thiết kế cho mình một không gian riêng, đơn giản là những bức tường ngăn giữa các phòng con trong một căn phòng lớn. Mỗi phòng chỉ rộng hơn chiếc giường đôi một chút, vừa đủ để kê 1 giường, 1 tủ cho một gia đình nhỏ sinh hoạt. Đó thực sự là những căn phòng tí hon với các ô cửa sổ và cửa ra vào cũng tí hon.
Khách xa đến dễ thường ngạc nhiên sao khuôn viên sống của họ rộng làm vậy, vườn nhà nào nhà nấy đều rộng gấp năm gấp chục lần không gian sinh hoạt riêng, vậy mà họ phải chịu ở khổ trong những căn phòng chũm chọe ấy. Liệu có phải cũng lại là một đặc thù tính cách và văn hóa sống của người xứ Trung kỳ, những con người sống tằn tiện, tiết kiệm song không hề keo kiệt. Họ luôn sẵn sàng mở cửa chào đón những người hàng xóm, những khách phương xa mong muốn được nghỉ chân, nhưng lại cần kiệm với chính mình. Tuy nhiên, những “nhỏ nhắn” và “xinh xắn” ấy ở Huế lại làm nên một thi vị đặc thù cho xứ đô thành thơ mộng.
Nhà rường cổ của Huế nằm trong những khu nhà vườn chủ yếu tập trung ở đường Kim Long. Nhiều nhất là khu Phú Mộng - Kim Long, nay đã biến thành một điểm tham quan với tấm biển chỉ dẫn lớn có sơ đồ, đánh số và ghi tên từng nhà vườn dựng ngay bên bờ sông Hương đối diện khu Phú Mộng. Đó là xóm nhà vườn dễ thương bậc nhất mà tôi từng nhìn thấy. Phú Mộng là một con đường nằm ven bờ kênh nhỏ.
Nhà vườn san sát hai bên. Trong khu xóm này có nhiều dịch vụ du lịch bao gồm 1 nhà hàng “Ancient Hue” tráng lệ như phủ thượng thư, 1 hotel màu trắng kiến trúc kiểu Pháp ẩn giữa “nắng hàng cau” và hàng chục nhà vườn cổ chính thức được công nhận như Phú Mộng Viên (từng là tư thất của Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết), Nhã Viên (của Tri phủ Hoàng Văn Đoài), Tích Thiện Viên (của Tú tài Lương Văn Chánh), An Lạc Viên (của Thị lang Mai Quang Hàm)…
Đầu tiên tôi tham quan Thường Lạc Viên (từng là Phủ của Tả quân Lê Văn Duyệt), được đánh số 1 trong sơ đồ. Nhưng tôi thất vọng quá, ngoài mấy dãy nhà cấp bốn thì phủ tả quân chỉ còn là một nhà rường thấp bé nom có phần giống điện thờ của một gia tộc. Giờ các tư thất đều thuộc quyền sở hữu của dân thường, nên khách vào tham quan cứ tham quan, chủ nhân cứ làm việc của họ.
Tôi thầm nhủ rằng viên cận thần thân thiết của Nguyễn Ánh, từng làm đến Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình tây tướng quân rồi sau là Tổng trấn Gia Định, không thể sống trong ngôi nhà tồi tàn và bé tí thế này. Hẳn là hậu thế đã phá hết dinh thự của ông đi để xây nhà cấp bốn ở cho tiện. Nhưng hy vọng được vào thăm tư dinh lộng lẫy hơn của những nhân vật lịch sử nổi tiếng càng lúc càng bị dập tắt khi tôi lần lượt đi qua những ngôi nhà vườn xuôi theo dòng kênh.
Nhà thì đóng cửa… ngủ trưa, nhà lại đang ăn trưa, nhưng nhìn từ ngoài ngõ đã thấy nguyên những ngôi nhà đơn sơ với lối kiến trúc đáng nản của chấn song sắt, thềm đá hoa và mái bằng. Cũng chẳng chủ nhân nào buồn chào đón khách tham quan. Âu thì ban quản lý tỉnh Thừa Thiên - Huế có cố giữ gìn cũng chẳng xong, khi mà người thế kỷ 21 không thể sống trong những ngôi nhà của người thế kỷ 19, khi mà chẳng ai lại không muốn có toilet và buồng tắm trong nhà, không muốn sàn lát đá thay vì lát gạch, và điều hòa thì không lắp được trong nhà rường một gian hai chái toàn những kèo cột gỗ.
Chưa kể các nhà rường đã bị mối xông quá nhiều mà tiền đầu tư tu sửa của nhà nước hầu không xuể. Dường như quá nhiều chính sách đưa ra trở nên vô ích và thiếu thực tế. Các nhà rường cổ đành “chảy máu” về biệt phủ của những chủ nhân giàu có muốn dựng lại toàn bộ không gian cổ kính vương giả xưa kia bằng đồng tiền hiện đại.
Tôi đến thăm ngôi nhà cuối cùng trong khu Phú Mộng: Xuân Viên Tiểu Cung của Thượng thư Bộ lễ Phạm Hữu Điển, nay thuộc sở hữu của bà Phạm Thị Túy, người cháu nội của thượng thư. Ra đón khách là một bà cụ đã 85 tuổi, dáng người cũng nhỏ bé giống hệt ngôi nhà, mái tóc trắng như cước, hàm răng rụng hầu hết và nụ cười thì tươi rói, hóm hỉnh như trẻ thơ. Xuân Viên Tiểu Cung được coi là ngôi nhà đẹp nhất (với hàm nghĩa còn nguyên vẹn nhất) ở quần thể nhà vườn Phú Mộng - Kim Long. Cung điện “Xuân Viên Tiểu Cung” (nghĩa là “Vườn hoa mùa xuân giống như một cung điện nhỏ”) là hai ngôi nhà ba gian hai chái nằm vuông góc. Thấy khách đến, bà Túy vội vã ra đón rồi mở hết các cánh cửa đóng kín bưng ở gian thờ cho khách tham quan.
Đó là một ngôi nhà tí hon, với các ô cửa sổ tí hon, vòm cửa thấp đến nỗi chỉ phù hợp với cỡ người của chủ nhân. Tôi băn khoăn hỏi “Sao một ông quan thượng thư mà lại ở trong ngôi nhà bé thế?”, với hy vọng đây chỉ là một di tích nhỏ bé còn sót lại, một phần phụ không đáng kể của tòa nhà, còn phần lộng lẫy nhất, bề thế nhất xứng đáng là dinh thự của một quan đại thần triều đình thì đã bị hư hại bởi chiến tranh hay do sự thiếu giữ gìn của hậu thế. Nhưng người cháu nội quan Thượng thư lại nở nụ cười trẻ thơ tươi bừng: “Ừ, có vậy thôi đó!”.
Tôi vào tận trong căn bếp tí hon của bà Túy, hay của quan Thượng thư thì đúng hơn, lang thang khắp khu vườn không hề có hoa mẫu đơn, cúc vạn thọ hay tóc tiên như báo chí miêu tả, rồi ngồi trên bể nước cũng tí hon với bồng bềnh vài bông hoa súng tí hon sau khi được chủ nhân có dáng người tí hon mời uống nước chè tươi trong chiếc chén sành tí hon.
Lý do ngôi nhà vẫn được duy trì cũng bởi các anh em của bà Túy nay sống ở Mỹ và TPHCM hết cả, để lại bà chị chưa bao giờ có chồng con ở lại với ngôi nhà. Cũng có thể chỉ bà cụ tóc trắng như cước sinh vào đầu thế kỷ mới phù hợp với ngôi nhà ấy, để không biến nó thành nhà mái bằng gắn máy lạnh. Sống một mình với người đàn bà giúp việc tuổi trung niên, cứ thấy có khách đến là bà Túy vui lắm. Bà rất tự hào về ngôi nhà và dòng họ.
Theo thói quen của một người sinh ra từ dòng dõi quý tộc, bà Túy dù chả mấy khi có khách vẫn chỉn chu ngày một bình nước chè tươi đun sẵn thơm vị gừng ướp, uống kèm với mứt gừng tẩm đường đựng trong chiếc hộp nhựa xinh xắn. Người Huế là vậy, dù chỉ là món đồ ăn rẻ tiền, dù là sống trong một ngôi nhà tí hon thừa hưởng của một ông cố quý tộc đã sa sút, dù có ở một thân một mình vẫn cứ phải đàng hoàng chế biến cầu kỳ. Mà món nước chè ướp gừng của bà cụ quả tuyệt ngon. Nhấp ly chè tươi trong nụ cười trẻ thơ tươi rói qua hai thế kỷ của chủ nhân, khách quả không thể nào quên được ngôi nhà vườn hiếm hoi nguyên vẹn còn sót lại nơi đô thành Huế.
Nguồn: LĐ
Chiều tối 26/01/2024, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong ba thành phố đại diện cho Việt Nam vinh dự được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024-2026) cùng với thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Thường trực HĐND tỉnh vừa ban hành Quyết định triệu tập các đại biểu HĐND tỉnh về dự kỳ họp chuyên đề lần thứ 15,
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Chiều ngày 24/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Sáng ngày 20/01, tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge 2024 tổ chức chương trình tập huấn tham gia Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 cho cán bộ, giáo viên đầu mối phụ trách bộ môn Tin học của các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và học sinh của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có mong muốn tham gia Cuộc thi.
Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao đón năm mới Giáp Thìn tại thành phố Huế, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations (Điểm đến tốt nhất trong số những điểm đến tốt nhất do du khách bình chọn) của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh Huế ở vị trí thứ 8 trong số 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới 2024.
Ngày 20/1, Tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1994 - 2024).
Chiều ngày 18/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Truyện ngắn với chủ đề “ Truyện ngắn Sông Hương 2024”.
Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Chiều 17/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.
Ngày 12/1, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Đồng chí Đại úy Trần Duy Hùng – Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã dũng cảm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Chiều ngày 10/11, Tạp chí Sông Hương phối hợp với họa sỹ Lê Hữu Long tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “ Vọng Huế”.
Chiều ngày 10/1/2024, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh (Ban chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.
Sáng ngày 07/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến tỉnh Thừa Thiên Huế bằng đường hàng hải năm 2024.
Tối 06/01/2024 (nhằm ngày 25/11 năm Quý Mão), tại Khu vực tượng đài Anh hùng Dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ở núi Bân (phường An Tây), UBND thành phố Huế long trọng tổ chương trình nghệ thuật tái hiện Lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2024. Tham dự hội nghị có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các đồng chí UVBTV Tỉnh ủy; Lãnh đạo: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các Ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) năm 2023. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh đứng đầu nhóm các sở, ban, ngành; UBND huyện Nam Đông đứng đầu nhóm UBND cấp huyện.
Năm 2023, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.