Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử, Phước Tích giờ đây đã được nhiều người biết đến là một trong 2 làng di sản của Việt Nam với phong cảnh hữu tình của làng quê Việt, là điểm dừng chân lí tưởng cho nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến Phước Tích cảm nhận đầu tiên đối với du khách là vẻ đẹp hài hòa giữa sông nước hữu tình và thiên nhiên thơ mộng. Một ngôi làng cổ trầm mặc được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiện lên quyến rũ với những con đường lát gạch trải dài, những cây bàng, cây thị bên bến nước rũ những chùm rễ in bóng xuống mặt sông.
Không dừng lại ở đó, vào sâu trong làng, du khách sẽ ngạc nhiên với vẻ đẹp của những ngôi nhà thờ họ và những ngôi nhà rường cổ được xây dựng từ xa xưa và đến nay vẫn được con cháu giữ gìn nằm dọc theo bên bờ sông Ô Lâu. Được biết ở Phước Tích hiện đang có 117 nóc nhà và trải qua biến cố thăng trầm vẫn còn đó 27 ngôi nhà cổ tuyệt đẹp nằm khép mình trong những hàng cây xanh mướt, các ngôi nhà thờ họ được thiết kế với kiến trúc độc đáo, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng cho làng quê Phước Tích.
Đi vào trong làng, kì thú nhất là những ngõ nhỏ. Màu gạch đỏ phai màu rêu phong theo bước chân thời gian, được bao bọc bởi hàng chè tàu xanh mướt dẫn vào những ngôi nhà rường lặng lẽ núp mình sau những bức bình phong làm cho mỗi du khách khi đến đây sẽ ấn tượng đặc biệt với vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm mà lại dân dã lắng đọng. Hiện nơi đây vẫn còn 27 ngôi nhà rường cổ đang được nhà nước và người dân trùng tu, bảo vệ. Vẻ đẹp của các ngôi nhà rường ở ngôi làng cổ đã hấp dẫn cho tất cả những du khách đến đây. Mái ngói đơn sơ thẳng tắp với những cột chèo trụ chống đỡ ngôi nhà. 3 gian 2 chái là đặc trưng nổi bật của các ngôi nhà rường nơi đây.
Nhắc đến làng cổ Phước Tích, không thể không nhắc đến dòng sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng uốn quanh ôm ấp đã từng ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ của con dân trong làng. Bốn mùa nước xanh trong, là dòng sông tắm mát những buổi trưa hè, là nơi chứng kiến sự thăng trầm, như thấu hiểu từng niềm vui nỗi buồn của người dân nơi đây. Đặc biệt hơn, với 12 bến nước như bến cây Cừa, cây Đa …từ lâu đã gắn liền với từng con xóm nhỏ trong làng giờ đã trở thành những điểm du lịch lí thú cho du khách khi tới đây.
Dòng sông Ô Lâu thơ mộng bao bọc làng cổ...
Con người Phước Tích sống giản dị, hiền hòa mà đôn hậu. Là làng quê, nhưng ngôi làng cổ này lại không có những đồng ruộng “thẳng cánh cò bay”, dân làng chủ yếu tập trung vào nghề làm gốm và trồng cây lấy hạt. Gốm Phước Tích được làm bởi đất sét dòng sông Ô Lâu, được thổi hồn từ đất và bàn tay của các nghệ nhân làng nên bất cứ sản phẩm nào làm ra cũng đầy tinh xảo và mang nét đẹp dân dã của quê hương. Trước đây gốm Phước Tích được biết đến với thương hiệu sản xuất gốm truyền thống, là một sản phẩm gốm đặc biệt cống nạp cho các vị vua nhà Nguyễn. Trải qua nhiều thời kì, sản phẩm gốm nơi đây đã được đem đi trao đổi với nhiều vùng miền, gốm Phước Tích đã có mặt trong đời sống của nhiều người dân trên khắp vùng đất Thuận Hóa.
Sản phẩm gốm truyền thống của dân làng Phước Tích
Đến làng cổ Phước Tích, du khách không chỉ được khám phá nét đẹp thơ mộng của dòng Ô Lâu, vẻ đẹp cổ kính của các ngôi nhà rường mà còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã của vùng đất quê hương, vào những dịp Festival còn được tự tay học nghề làm gốm và lắng nghe những giai điệu hò giã gạo thân thuộc. Chính vì thế, làng cổ Phước Tích thu hút rất nhiều du khách gần xa đặc biệt là những con người yêu nét yên bình cổ xưa và những hoạt động văn hóa đặc sắc của làng nghề.
Theo TRT
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).