(SH) - Hơn 30 năm xa cách, chiều nay qua một cuộc điện thoại, tôi nôn nao, mừng vui được gặp lại người bạn của một thời lang thang qua những con đường thân quen trên phố Huế. Một thời sinh viên văn khoa đầy ắp kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ của Trọng của tôi.
Tay bắt mặt mừng, hai đứa nhìn nhau, ánh mắt và nụ cười thay cho bao lời muốn nói, muốn kể về những tháng ngày đã qua. Chẳng khác gì ngày xưa, Trọng nghệ sĩ, cái tên quen thuộc ở giảng đường văn khoa vẫn tính nào tật nấy.
Lang thang đi mày, câu nói quen thuộc ngày xưa, lời của Lê Đình Trọng khiến hai chúng tôi như trẻ lại. Lang thang qua các con đường Trương Định, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Đinh Tiên Hoàng trước đây, Trọng cứ nuối tiếc một thời đã đi vào dĩ vãng.
Biết Trọng là người bạn có tâm hồn, sống lắng sâu trong hoài niệm về con người, cuộc đời, tôi cố tìm một chỗ ngồi, một địa điểm để hàn huyên tâm sự. Không khó lắm, tôi giới thiệu cho Trọng về một con đường, ở đó Trọng tha hồ trầm ngâm theo dòng suy tưởng.
Đưa bạn về đường Trịnh Công Sơn, con đường mới mở từ cầu Gia Hội men theo sông Hương đi về cuối phố Chi Lăng. Trọng ngỡ ngàng khen cho Huế có con đường thơ mộng, ở một vị trí đắc địa có tên Trịnh Công Sơn. Đã đến con đường này, hai đứa chọn ngay quán nhậu mang tên Diễm Xưa.
Phố đã lên đèn, dọc đường Trịnh Công Sơn san sát quán nhậu liền kề. Nhâm nhi vài ly bia, Trọng như có vẻ không mấy hài lòng, bảo tôi: Làm báo cậu nhận ra điều gì trên con đường này? Tôi biết, Trọng đang có những dòng nghĩ suy như tôi.
- Đường phố nên thơ nhưng nhếch nhác và lãng phí quá. Hình ảnh kinh doanh ở đây đã phá vỡ tên một con đường – đường Trịnh Công Sơn. Trọng đem điều thắc mắc.
- Tại sao chọn được vị trí vàng xây nên một con đường với biết bao công sức, nguồn lực lại chỉ làm nửa vời?
- Nửa vời là thế nào? Đường được mở rộng, nhựa hóa, có công viên, cây xanh, có lầu bát giác ngắm cảnh, có nhà hàng quán nhậu, đủ quá rồi, thiếu gì nữa nào! Tôi kích Trọng.
- Tự ái sinh viên, cậu ta tìm ra biết bao ý tứ mang tính chỉ đạo, định hướng về một việc làm đầy trách nhiệm cho những ai được giao trọng trách quản lý, điều hành đô thị và cả người dân Huế nữa.
- Phải xây dựng con đường Trịnh Công Sơn đúng như nội hàm ý nghĩa của nó. Đó là một con đường hoàn thiện. Hoàn thiện theo Trọng phân tích đã đến đường Trịnh Công Sơn là phải có nhiều hình ảnh về Trịnh Công Sơn chứ không chỉ có một tấm biển ghi tên đường. Dù xa Huế đã lâu nhưng Lê Đình Trọng biết chắc chắn rằng tỉnh và thành phố phải bỏ ra tiền tỷ mới mở được tuyến đường này. Nào là giải tỏa, đền bù cả một góc phố tối tăm ken chặt những ngôi nhà tạm bợ. Nơi mà trước ngày giải phóng là hang ổ của tệ nạn xã hội. Nào là lo nơi ở mới cho người dân lao động nghèo. Rồi tiền đầu tư xây dựng đường, công viên...
Từ khi con đường được khánh thành đưa vào sử dụng, nhiều hộ dân ra đây mở hàng mở quán. Thế là con đường này trở thành phố nhậu bình dân. Đã bình dân là có nhiều nhếch nhác. Thực tế cho thấy nhiều vụ xâu ẩu đã diễn ra trên con đường này. Có vụ gây ra án mạng. Thực trạng ấy khiến nhiều người yêu Huế, mến mộ Trịnh Công Sơn đều lên tiếng nhận định rằng đường Trịnh Công Sơn mới làm được nửa vời. Quy hoạch, định hướng hoạt động kinh doanh theo hướng văn hóa trên con đường này là điều không khó. Và không thể để cho hàng quán lấn chiếm lòng đường, lấn cả công viên như hiện nay.
Từ ý nghĩ của Trọng, qua “loạn đàm” với nhau mới thấy còn nhiều điều lãng phí trên con đường này. Đúng ra khi quy hoạch phố phường, các nhà hoạch định hạ tầng phố thị phải có ý tưởng xa hơn, một ý tưởng biến con đường này trở thành một điểm đến cho du khách. Qua phố Trịnh Công Sơn sẽ được thưởng thức nhạc Trịnh, thăm thú nhiều shop hàng bán hàng lưu niệm về Trịnh Công Sơn. Không chỉ có Diễm Xưa mà đầy ắp Huyền thoại mẹ, Một cõi đi về, Ướt mi, Em đi bỏ lại con đường, Em hãy ngủ đi, Xin trả nợ người, Hạ trắng...
Được biết hằng tuần, Học viện Âm nhạc Huế có tổ chức các đêm văn nghệ ở “Nhà kèn” phố Trịnh về những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một hoạt động văn hóa văn nghệ ngoài trời thu hút nhiều người đến thưởng thức. Việc làm này nếu được các ngành hữu quan phối hợp chắc chắn phố Trịnh sẽ được đặt lên bàn nghị sự để vạch kế hoạch phải làm gì nữa khi đường phố đã có tên.
Bao nhiêu ý tưởng về phố Trịnh được bật ra để biến con đường thành địa chỉ du lịch cho Huế. Vấn đề là các nhà quản lý đô thị phải biết lắng nghe. Nghe điều gì thì hãy gần dân sẽ biết.
Một buổi nhậu với bạn bên đường Trịnh Công Sơn, tôi ghi nhận biết bao ý kiến hay về con đường này. Đó là những ý kiến tâm huyết muốn cho Huế đẹp hơn, văn hóa hơn, thân thiện hơn, ấn tượng hơn với những gì chỉ riêng Huế có.
Đường Trịnh Công Sơn là nét riêng của Huế, là con đường độc đáo chẳng nơi nào có được. Vậy tại sao không đầu tư thêm cho con đường này những ý tưởng mang nội hàm văn hóa phố thị?
Theo TTH online
Ngày 25/11, tại Trung tâm VHTT tỉnh, Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Triển lãm "Biên giới và Biển đảo Việt Nam.
Với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 chú trọng giới thiệu các đặc trưng của những sản phẩm nghề truyền thống tinh xảo vốn là nhu cầu hấp dẫn của du khách, kết hợp tour du lịch làng nghề độc đáo.
Chiều 21/11 tại Nhà thi đấu Thể thao tổng hợp Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá Futsal phong trào toàn tỉnh Hà Tĩnh cúp Huda năm 2012.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 2190 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 về việc Phê duyệt 23 công trình đạt giải Giải thưởng Sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI - năm 2012.
Đây là những dự án nằm trong chiến dịch ““Huda vì miền Trung yêu thương” của Công ty bia Huế.
Chiều 17/11, đoàn diễu hành xe đạp “đồng hành da cam, hữu nghị Việt - Hàn” trong hành trình xuyên Việt của mình, đã đến TT- Huế trong sự chào đón nồng hậu của người dân Cố đô.
Đây là dự án do Bộ Ngoại giao Đức tài trợ thông qua thông qua Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa phi lợi nhuận E.V.Fulda Đức (GEKE/GCREP) với tổng kinh phí hơn 4 tỉ đồng và vừa được UBND tỉnh phê duyệt tiếp nhận ngày 14/11/2012.
Sáng 13/11, tại 24 đường Kim Long, phường Kim Long, thành phố Huế, dự án “Bảo tồn, trùng tu nhà thờ Diên Phước Trưởng Công chúa” đã chính thức được khởi công.
Kế thừa những đặc tính ưu việt của hệ thống giáo dục Singapore, cùng với việc tiếp thu những thành tựu nổi bật về khoa học chăm sóc và nuôi dạy trẻ của chương trình mới Việt Nam và Quốc Tế, Grassland - Thảo Nguyên Xanh đã chính thức từ hoạt động từ tháng 8/2011.
Ngày 12/11, tại Đại nội Huế, Hội thảo kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam – Nhật Bản đã được tổ chức do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Đại học Waseda (Nhật Bản) phối hợp với Hiệp hội Kiến trúc Nhật Bản thực hiện.
Sáng ngày 12/11/2012, tại trường THCS Chu Văn An (Huế), cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 năm 2012 đã chính thức được phát động với sự phối hợp giữa 6 đơn vị: Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Sở TN&MT, Cty TNHH XD & Cấp nước TT Huế, Bưu điện Tỉnh và Tỉnh Đoàn TNCS HCM
SHO - Hòa vào không khí của các chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 4/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu.
Sáng ngày 21/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Ngày 21/12, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế khóa XI nhiệm kỳ 2010-2015 đã tổ chức họp phiên đầu tiên sau đại hội.
Sáng ngày 26/06, tại thị trấn Sịa, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Sáng ngày 14/5, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ IV đã tổ chức họp báo công bố Thể lệ của Giải thưởng.
Câu chuyện của ông bắt đầu đã không chỉ đề cập đến các nhà thơ Huế cùng thế hệ, mà còn những tên tuổi thơ Huế trước đó như các nhà thơ tiền chiến còn sót lại: Ưng Bình Thúc Dạ Thị và nhóm thơ “Hương Bình Thi Xã”, Bửu Kế, Phan Văn Dật; các nhà thơ “đàn anh” như Đỗ Tấn, Hải Nguyên, Minh Đức Hoài Trinh, Phong Sơn, Quách Thoại, Tạ Ký, Tốn Thất Quán, Trụ Vũ, Vũ Hân, Vũ Ngọc Trác.
Kế hoạch hoành tráng, dài hơi của Festival Huế 2008 đem lại cảm giác vừa háo hức, nhưng cũng vừa âu lo
Lễ hội Festival Huế 2008 sẽ được khai mạc vào tối 3-6. Ông Nguyễn Duy Hiền, giám đốc Trung tâm Festival, phó trưởng ban tổ chức Festival Huế 2008 cho biết:
Trên một số đòan tàu lăn bánh, trên các nhà ga lớn của cả nước, Festival Huế 2008 đang được quảng bá với nhiều hình thức: tờ rơi, đĩa hình, đăng quảng cáo trên cẩm nang đi tàu...