Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền.
Nhiều người, ắt hẳn đã biết về một đoạn trong sách Phủ Biên Tạp Lục của cụ Lê Quý Đôn (1726 - 1784) có viết rằng: Dã Lê đan gót và làm mui thuyền (mũi thuyền). Có thể, ngày xưa, cụ Lê Quý Đôn chỉ viết ngắn gọn như vậy và chỉ lấy một công đoạn làm thuyền để nói về cái nghề truyền thống của Dã Lê (bao gồm cả làng Dã Lê Chánh ở Thủy Vân và Dã Lê Thượng ở Thủy Phương). Thế nhưng, theo các cụ già trong làng kể lại, làm ghe thuyền, quan trọng nhất chính là làm cái mũi, cái lái. Bởi thuyền, ghe đi nhẹ hay không, có nổi tốt trên nước hay không là nhờ kỹ thuật lận mui (làm mũi) thuyền. Cho nên cũng có thể hiểu rằng, cụ Lê Quý Đôn lấy cái cơ bản, cái quan trọng nhất để nói cái tổng thể của nghề vậy!
Trong ký ức vụn vặt của mình, tôi còn nhớ khi nhỏ, mệ nội tôi có 2 chiếc ghe. Mỗi lần chuẩn bị đến vụ lúa mới, mệ nội lại gọi mấy đứa cháu đi tát nước trong ghe ra, nâng ghe lên mặt nước hói. Sau đó, mệ đi gọi thợ tới sửa chữa ghe. Người thợ hay sửa ghe cho mệ nội tôi là ông Nguyễn Công Hối, ở gần nhà.
Như thường lệ, ông mang theo nào là khoan (loại khoan kéo bằng cách xoắn dây), đục, bào … Ông nói mệ nội tôi đi mua các loại dây cước, dây mây và ít vỏ cây tràm (loại tràm có vỏ xốp xốp, có khả năng chống thấm nước). Sau đó, ông Hối cắm cúi chèn mấy tấm đệm lót giữa các tấm ván ghe. Những tấm đệm bằng gỗ thầu đâu (cây xoan, còn gọi là sầu đông), mềm, nhẹ, không bị mối mọt. Nghĩ cũng lạ, ngay cả các loại hà cũng hầu như không ăn được nó.
Rồi ông Hối lại dùng một cái đục không sắc, vừa nhét vỏ tràm vừa gõ nhẹ để chèn vỏ tràm vào những khoảng trống giữa tấm đệm và ván thuyền. Làm đến đâu, ông nấc dây mây hoặc dây cước đến đó. Dây cước được nấc theo kiểu xoắn chân rết. Đại khái là thế. Cho đến khi nào ông kiểm tra nước không thấm vào ghe được nữa là xong.
Gần 20 năm trước, trong làng Dã Lê Thượng, ngoài ông Hối ra, còn có nhiều thợ làm ghe, thuyền và cả sửa chữa nữa như ông Dương Văn Khá, ông Trần Văn Lớn, ông Trương Văn Tê và mấy thợ ngoài xóm Lợi Nông nữa. Khi những chiếc xe công nông chưa phổ biến, những chiếc xe tải hạng nhẹ chưa ra tới các cánh đồng thì ghe, nôốc (thuyền nhỏ) là phương tiện vận chuyển lúa chủ yếu của người làng nói riêng và hầu hết các làng có làm ruộng ở đồng bằng nói chung. Vì thế, những người thợ nói trên gần như không làm hết việc mỗi khi vụ mùa cận kề.
Bên cạnh những người làm, sửa chữa ghe, thuyền bằng gỗ, còn có những người chuyên đan ghe tre. Ngày trước, người có tiền thì đóng ghe, thuyền bằng gỗ, không có tiền hoặc ít tiền thì thuê lận (đan) một chiếc ghe tre. Theo ông Dương Văn Thọ, kiểu đan chiếc ghe cũng như đan một tấm gót vậy. Có lẽ, ngày xưa, các loại ghe đan bằng tấm tre nứa cũng có cách thức đan như đan tấm gót và người làng nói riêng, người Việt chúng ta nói chung, đã phát triển kỹ thuật đó thành kỹ thuật đan ghe bằng tre nứa.
Khi đan xong tấm phên của chiếc ghe, người thợ sẽ chọn 2 cây tre dài và có thân to để chặt và chẻ đôi 2 cây tre đó. Rồi đục lỗ ở 2 đầu sao cho chiều dài tấm phên sẽ dài hơn khoảng cách của 2 đầu có đục lỗ cặp cây tre. Bằng cách kẹp, rồi níu, rồi nống bằng các thanh tre ngắn khác ở đoạn giữa, người thợ tạo dáng một chiếc ghe. Rồi cặp, lận các góc tấm phên sao cho ăn khớp với bộ nẹp của nó. Sau khi phơi một thời gian cho khô hẳn tre (tấm đan, thanh nẹp …), người thợ sẽ tiến hành quết dầu.
Ngày xưa, khi chưa có loại dầu hắc (nhựa đường), người thợ dùng dầu rái lấy từ cây rái trên rừng về, hoặc loại nhựa từ cây sơn, để quết lên chiếc ghe. Ban đầu, người thợ quết ở bên ngoài ghe một lớp thật dày, sau đó, phơi ghe vài ba ngày. Tiếp theo lại lật ghe lại và quết bên trong. Phơi tiếp mấy ngày. Sau đó lại làm quy trình cũ, cho đến khi nào cảm thấy dầu ngấm đủ để bảo vệ chiếc ghe thì thôi.
Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện cơ giới và xe cộ có thể ra đến tận chân ruộng, thì những chiếc ghe, thuyền dần ít được sử dụng. Những người thợ xưa cũng dần vắng bóng. Những người đã khuất thì có lẽ cũng chưa kịp truyền nghề cho học trò, học trò thì có lẽ cũng ít nhớ về những kỹ thuật mà thầy mình đã truyền dạy. Dù có nhớ, họ cũng không có nhiều cơ hội thể hiện tay nghề. Có lẽ vậy, cả làng Dã Lê Thượng chỉ còn 2 người có thể đan được ghe tre. Trong đó, có ông Dương Văn Thọ ở xóm Bến Chợ, nay là tổ 1 phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy.
Dẫu ít, nhưng sự đoạn tuyệt của một nghề được ghi lại đã gần 300 năm trong sách cổ đã cho thấy một nghề thủ công truyền thống có bề dày của Dã Lê nói riêng và vùng đất Hương Thủy nói chung. Trong tiến trình phát triển ngày nay, có thể, những chiếc ghe, nôốc ít hữu dụng, tuy vậy, ở vùng đất từng có kênh, hói nhiều như Hương Thủy, những phương tiện đó đã góp phần đưa người đi khai phá thưở ban đầu khai hoang lập ấp./.
Đình Đính
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ X tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 06/2 (Rằm tháng Giêng Nhâm Thìn), Phòng Văn hóa & Thông tin thị xã Hương Trà, Câu lạc bộ thơ Sông Bồ đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề Sông Bồ một miền thơ.
SHO - Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ X, tối ngày 05/02 (14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), tại Nghinh Lương Đình, Huế đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Âm vọng thời gian.
SHO - Sáng ngày 05/2 (14 Tháng Giêng năm Nhâm Thìn), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và Hương Thủy tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .
SHO - Chiều ngày 31/01, tại tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra bế mạc phòng triển lãm tranh Xuân về trên Phá Tam Giang của họa sĩ Đặng Mậu Triết và trao tranh cho những người yêu nghệ thuật đã gắn nơ sưu tập.
SHO - Sáng ngày 31/01 (mồng 9 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2012 đã chính thức khai hội.
SHO - Chiều ngày 30/01, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Lễ Khởi động Năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012.
So với nhiều địa phương trong cả nước, biểu tượng về Rồng của Huế khá phong phú và đa dạng. Nhân năm Nhâm Thìn sắp đến, người viết xin liệt kê những cái nhất về Rồng của Huế để bạn đọc có dịp thưởng lãm và suy ngẫm.
SHO - Hòa vào không khí tết Nhâm Thìn rộn ràng, thịnh vượng đang bừng tới, ấn bản Tạp chí Sông Hương số tết Nhâm Thìn đã đăng tải những bài viết xoay quanh những chủ đề nóng hổi và hấp dẫn của năm mới mang biểu tượng con Rồng. Với trang bìa độc đáo, sáng tạo của hình tượng Rồng trong tranh vẽ rồng ở chùa Diệu Đế nổi tiếng, được đánh giá là một trong những ấn phẩm đẹp, mới lạ tại Hội báo Xuân 2012 vừa rồi. Sông Hương trân trọng gửi đến quý độc giả những bài viết, tác phẩm tràn đầy âm hưởng xuân.
Đó là tên phòng triển lãm tranh của 8 họa sĩ Cố đô được khai mạc vào chiều ngày 19/1 tại Gallery Sông Như, số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, Huế.
SHO - Chào mừng Xuân mới 2012 và Tết Nhâm Thìn, chiều ngày 16/1 (23 tháng Chạp), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức phòng Triển lãm tranh Xuân về trên Phá Tam Giang của họa sĩ Đặng Mậu Triết.
Chào mừng năm mới 2012, chiều ngày 16/1, Liên hiệp Các hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật Xuân Nhâm Thìn 2012 tại 26 Lê Lợi, Huế.
SHO - Sáng ngày 16/1, Hội Nhà báo, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo xuân Nhâm Thìn 2012 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.
SHO - Sáng ngày 11/01, Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trao giải Cuộc thi Thơ Lục bát 2010 - 2011, buổi trao giải diễn ra trong dịp Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số tạp chí đầu tiên, tại hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Sáng ngày 5/1, Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Nhà vănThừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt và phát động cuộc vận động sáng tác về đề tài “Công nhân và Công đoàn” giai đoạn 2010 - 2014.
SHO - Chào mừng năm mới 2012, tối ngày 01/01, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức chương trình “Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đồng hành cùng di sản” nhằm tôn vinh văn học nghệ thuật của vùng đất Cố đô, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa thành phố Huế.
Sáng ngày 30/12, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2011, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều 21/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Câu chuyện của dòng sông”.
Chiều ngày 17/12, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với New Space Arts Foundation tổ chức buổi ra mắt tập sách“Cổ tích tàu không số” của nhà thơ Ngô Minh tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế (15 Lê Lợi, Tp. Huế).
“Đào tạo chuyên ngành âm nhạc dân tộc học tại Học viện âm nhạc Huế” là chủ đề Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Học viện Âm nhạc Huế tổ chức, diễn ra trong hai ngày 15 và 16/12, tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2011), chiều 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp với Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh “Mười Mười Hai” diễn ra tại 26, Lê Lợi, Huế.