Tối ngày, 16/8 Ban quản lý chợ Đông Ba đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (1899 - 2019).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định tặng hoa chúc mừng chợ Đông Ba tròn 120 năm thành lập
Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (phường Thuận Thành ngày nay), dưới thời Gia Long có một chợ lớn mang tên “Qui Giả thị”. Năm 1885, kinh đô thất thủ, chợ bị quân Pháp đốt sạch. Ðến năm 1887, vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Hoa do gần cửa Chánh Đông, tuy nhiên do kiêng húy bà Hồ Thị Hoa - mẹ vua Thiệu Trị nên Đông Hoa đổi tên thành một âm có cùng chữ viết là “Đông Ba”. Năm 1899, vua Thành Thái cho dời chợ Đông Ba về vị trí hiện nay - nằm dọc theo bờ Bắc sông Hương, phía trước là đường Trần Hưng Ðạo - một trong những trục đường chính của thành phố Huế.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đông Ba là ngôi chợ lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung gắn liền tên tuổi với các ngôi chợ nổi tiếng trên toàn quốc như: chợ Đồng Xuân - Hà Nội, chợ Bến Thành - Thành phố Hồ Chí Minh và có bề dày lịch sử với thành tích đáng tự hào. Trong 120 năm qua kể từ khi “đem ra ngoài giại” được nằm ở vị trí thuận lợi “trên bến dưới thuyền”, chợ Đông Ba là một trung tâm thương mại, nơi giao lưu trao đổi hàng hóa của tỉnh, góp phần tích cực và quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là từ sau năm 1975 cho đến nay.
Hiện nay chợ có trên 2.700 hộ kinh doanh, có từ 500 - 700 hộ buôn bán rong bạ. Bình quân mỗi ngày có 5.000 đến 7.000 lượt khách đến chợ; vào những ngày lễ, tết chợ thu hút đông từ 10.000 đến 12.000 người đến tham quan, mua sắm. Bình quân mỗi năm trên địa bàn chợ thu ngân sách cho Nhà nước từ 30 tỷ đến 35 tỷ đồng.
Ban quản lý Chợ còn thường xuyên phối hợp với các cấp –ngành chức năng kiểm tra, ngăn chặn gian lận thương mại, tăng cường công tác quản lý thị trường. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng cháy chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc luôn được chú trọng… Công tác xây dựng Đảng, chính quyền được BQL Chợ Đông Ba đẩy mạnh, nhiều năm được công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh; nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh và thành phố. Tập thể cán bộ, viên chức, tiểu thương Chợ Đông Ba còn vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đàng và Nhà nước.
![]() |
Lãnh đạo TP Huế trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc của Chợ Đông Ba |
Trong thời gian tới, chợ Đông Ba sớm trở thành chợ văn minh thương mại. Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp tục kêu gọi mọi người thực hiện tốt đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, vận động cán bộ viên chức và chị em tiểu thương nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Hạn chế sử dụng túi ni lông khi gói hàng, đựng thực phẩm. Chú trọng, duy trì và phát huy những ngành hàng truyền thông của xứ Huế như ngành hàng kim hoàn, mỹ nghệ,… hàng lưu niệm: mè xửng tôm chua, nón lá, trà,... Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gian hàng văn minh thương mại, vận động tiểu thương nâng cao kỹ năng mua bán, theo hướng văn minh, lịch sự và thân thiện. Đồng thời, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm, giữ vững tình hình an ninh trên địa bàn Chợ. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh các phong trào, tiếp tục làm tốt công tác từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo…
Phát biểu tại lễ kỉ niệm, ông Trần Song – Phó Chủ tịch UBND TP Huế cho biết: “Qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, chợ Đông Ba đã đạt được những thành tựu đáng tự hào song cũng đứng trước những khó khăn, thách thức trên bước đường tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp của ngôi chợ có bề dày lịch sử và văn hóa, với tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo và phẩm chất thanh lịch của chị em tiểu thương, sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, nhất định chợ Đông Ba sẽ được xây dựng ngày càng văn minh hiện đại và phát triển bền vững nhằm đáp ứng tích cực yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn mới.”
Trong khuôn khổ lễ kỉ niệm, đại diện lãnh đạo tỉnh đã trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 07 tập thể, 08 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018.
Phương Anh
Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2024, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức Tọa đàm và Giới thiệu sách “Áo dài truyền thống – Hành trình trở lại” vào chiều ngày 25/06/2024.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2024, Tuần lễ Áo dài cộng đồng sẽ là chuỗi hoạt động cuối cùng của Lễ hội mùa Hạ.
Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra những cuộc gặp gỡ thân mật của lãnh đạo ban ngành các cấp trong tỉnh.
Chiều 19/06, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải Báo chí Hải Triều năm 2024 và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cho các nhà báo lão thành, nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 – 2024), đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện thân mật với đông đảo các văn nghệ sĩ của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng 17/06, thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, phát huy trí tuệ, dân chủ để xem xét thông qua các nghị quyết.
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.