Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).
Đồng chí Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại Lế kỷ niệm
Đến dự có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện - UVBCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL; Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế; gia đình và dòng họ đồng chí Nguyễn Chí Diểu; các chiến sĩ công an, bộ đội, cán bộ công nhân, viên chức và người lao động các đơn vị, cùng các em sinh viên, học sinh đã đến dự.
![]() |
Lãnh đạo Trung ương, địa phương và đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân sĩ, trí thức, người dân trong tỉnh dự lễ kỷ niệm |
Đồng chí Nguyễn Chí Diểu sinh năm 1908 tại làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thuở nhỏ theo học chữ Hán, đến năm 10 tuổi mới học chữ quốc ngữ. Năm 1925, ông vào học trường Quốc học Huế, trong thời gian này ông liên hệ mật thiết với các nhà hoạt động cách mạng và kết thân với các đảng viên cộng sản trẻ tuổi. Tại đây ông tham gia Đảng Tân Việt, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1972, ông bị đuổi học vì tham gia bãi khóa đòi thả Phan Bội Châu. Năm 1928, ông đắc cử xứ Ủy viên Trung Kỳ của đảng Tân Việt. Năm 1929, một bộ phận đảng Tân Việt trở thành Đông Dương cộng sản Liên đoàn, ông trở thành đảng viên Đảng cộng sản. Sau khi ba nhóm cộng sản ba kỳ thống nhất thành Đảng cộng sản Đông Dương, ông được điều vào hoạt động ở Nam Kỳ, được cử là bí thư tỉnh Gia Định. Ở đây, ông bị người Pháp bắt vào tháng 10 năm 1930 và bị giam đến ngày 2 tháng 5 năm 1933 mới đưa ra toà. Tòa kết án ông khổ sai chung thân rồi lưu đày Côn Đảo.
![]() |
Tháng 6.1936, đồng chí trở về Huế và tiếp tục tham gia Ban chấp hành Trung ương Ðảng và được phân công phụ trách miền Trung. Với trình độ hiểu biết về văn hóa và báo chí, Nguyễn Chí Diểu đã sử dụng báo chí và phát huy vai trò to lớn của báo chí phục vụ nhiệm vụ của cách mạng một cách có hiệu quả. Đây là hình thức đấu tranh mới, nổi bật của Đảng trong giai đoạn 1936-1939. Ông đã tích cực chỉ đạo để cho ra đời tờ báo Nhành Lúa, là tờ báo hoạt động công khai của xứ ủy Trung kỳ lâm thời và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ. Cũng tại trụ sở của báo Nhành Lúa, Nguyễn Chí Diểu đã dựa vào ảnh hưởng của mình để triệu tập cuộc họp đại biểu các nhà báo của Thừa Thiên Huế bàn việc đón Godart- Đại sứ CH Pháp để trao bản "Dân nguyện".
![]() |
Năm 1937, đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã chỉ đạo thành công Đại hội báo giới Trung Kỳ với sự tham dự của 70 nhà báo đại diện cho giới báo chí Trung Kỳ. Các đại biểu tham dự hội nghị kêu gọi thành lập một mặt trận thống nhất của những người làm báo ở Đông Dương, yêu cầu được tự do xuất bản và thành lập Hội ái hữu báo giới Trung Kỳ. Sự kiện này là một thắng lợi chính trị quan trọng của đường lối mặt trận do Đảng lãnh đạo. Ðồng chí Nguyễn Chí Diểu qua đời vào ngày 15.9.1939, lúc mới 31 tuổi.
![]() |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh: “Thừa Thiên Huế tự hào là vùng đất sinh ra người con ưu tú, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc Nguyễn Chí Diểu. Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của các thế hệ tiền bối, nhất là học tập, noi gương đồng chí Nguyễn Chí Diểu, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế đã tập trung công sức, trí tuệ; hoạch định chiến lược phát triển; trăn trở, tìm tòi, thử nghiệm nhằm mở ra con đường phát triển phù hợp; từng bước tạo đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
![]() |
“Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế mãi mãi khắc ghi công ơn của người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, tấm gương sáng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Học tập và noi theo tấm gương của đồng chí Nguyễn Chí Diểu toàn thể cán bộ, Đảng viên, đồng bào,chíến sĩ trong toàn tỉnh, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đồng tâm hiệp lực nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh thi đua yêu nước, phẩn đấu đảy mạnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, góp phần cùng với cả nước thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân chủ, công bằng văn minh”. Ông Lê Trường Lưu chia sẻ.
Được biết, lãnh đạo Đảng và nhà nước, lãnh đạo Tỉnh cũng đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nhà lưu niệm của đồng chí nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn đồng chí đã hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Phương Anh
Chiều 15/3, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân ba miền".
Chiều ngày 14/3, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế 2024 và Tổng Công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2024 với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Thường trực HĐND tỉnh vừa thông báo sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Sáng ngày 11/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hoá, hoạ sĩ Lê Văn Miến.
Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024.
Sáng ngày 09/3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Đài Truyền hình Việt Nam và các tổ chức liên quan tổ chức Giải chạy dành cho học sinh – sinh viên “S-Race 2024”.
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.