Chiều ngày 30/11, Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc họp báo thông báo về kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Bà Nguyễn Thị Ái Vân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp báo
Theo đó, Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII sẽ diễn ra trong hai ngày 8 và 9/12. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh dự kiến sẽ thông qua các báo cáo, tờ trình, nghị quyết quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa VIII; báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và các báo cáo khác của UBND tỉnh; thông báo về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động tham gia xây dựng chính quyền của MTTQ; kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đối với HĐND, UBND và các đại biểu HĐND tỉnh; báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục thi hành án dân sự tỉnh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh…
Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thông qua 37 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Cụ thể là sẽ thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Kế hoạch đầu tư công năm 2023; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và phân bổ dự toán ngân sách 2023, kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025. Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước của tỉnh năm 2021; Danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2023 (nếu có); Phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh (nếu có).
Chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh.
Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, khu vực được phép nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh; Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; Phê duyệt vốn điều lệ của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Phê duyệt phương án bổ sung vốn điều lệ năm 2022 của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021 (đợt 2); Phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2022; Đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với dự án Khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải mở rộng; Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư B5 thuộc Hạ tầng khu đô thị mới Thuận An; Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp hệ thống đê sông Thiệu Hóa, huyện Phú Vang; Điều chỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn từ nguồn vốn vay của Chính phủ về cho vay lại năm 2022 tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023; Điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất 5 năm (2020-2024).
Giao biên chế công chức năm 2023 trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh; Phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh năm 2023; Quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Điều chỉnh và đặt tên đường tại huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy, TP. Huế; Quy định một số cơ chế chính sách sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị mỹ thuật truyền thống trên địa bàn tỉnh; Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh năm học 2022-2023; Phát triển trường THPT Quốc học - Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045.
Quy định chính sách trợ cấp thu hút nguồn nhân lực bác sĩ cho ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2022 – 2026; Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy định về chế độ học bổng đối với lưu học sinh Lào theo chỉ tiêu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023; Quy định mức quà tặng đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán và kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri tại Kỳ họp lần thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII; Kết quả phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp; Thành lập đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay; Thành lập đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp giai đoạn 2016-2021.
Cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ dành 1 buổi để thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và những vấn đề bức xúc mà cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.
Từ đầu năm 2022 đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 06 kỳ họp (trong đó có 01 kỳ họp thường kỳ và 05 kỳ họp chuyên đề) và đã ban hành 135 nghị quyết với nhiều nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống xã hội. Hội đồng Nhân dân, thường trực và các Ban HĐND đã tích cực triển khai 13 cuộc giám sát, khảo sát và tiến hành 44 cuộc tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử, đảm bảo đúng quy định. Bên cạnh đó, thường trực HĐND đã tổ chức thành công Hội nghị Thường trực các tỉnh Bắc Trung Bộ lần thư nhất, nhiệm kỳ 2021- 2025 và Hội nghị giao ban thường trực các Ban HĐND các huyện, thị xã, thành phố Huế lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại thị xã Hương Thủy và thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền.
Phương Anh
(SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.
(SHO) Sáng nay, 19/2/2014, ông Trần Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, yêu càu cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tượng đài 11 cô gái Sông Hương.
Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.
Những cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tóc bạc trắng, lưng còng, rưng rưng lệ khi được dòng họ vinh danh nàng dâu hiếu thuận.
Hòa trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân mới, hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ - Tổ quốc, tối ngày 15/2/2014 ( tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, Phòng Văn hóa huyện đã tổ chức chương trình thơ nhạc đầy cảm xúc.
(SHO) - Đêm thơ đã có sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ Liên hiệp Các Hội VHNT tỉnh, Hội thơ Hương Giang, CLB Hương Thơ Xứ Huế, CLB thơ Hương Xuân, CLB thở Thuận Lộc, CLB thơ Bến Hẹn – Huế, CLB thơ Tam Giang. Tất cả tạo nên một không gian giao lưu, kết nối những tiếng vọng thơ nồng nàn trong đêm xuân rằm tháng Giêng...
Hàng chục năm qua, ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã gắn bó với nghề “theo đuôi tôm, cá” trên phá Tam Giang. Nhờ cần mẫn mưu sinh và sự dám nghĩ, dám làm mà trong thôn xuất hiện nhiều “triệu phú” với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng...
Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tối ngày 13/02 (14 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Nghinh Lương Đình (Huế) đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ và Tổ quốc.
Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (đại diện tại Thừa Thiên – Huế) cho biết, hoàng tử Vĩnh Diêu, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời tại Houston, bang Texas, Mỹ lúc 12 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12-2.
Tuy khá bận rộn, nhưng Giám đốc NHCSXH tỉnh Trương Công Lân vẫn dành thời gian Đoàn cán bộ truyền thông ở mãi tận Hà Nội, thực hiện một chuyến đi và viết về huyện A Lưới, miền đất biên giới bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Có gần 300 người theo nghiệp dạy học, nên làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) còn được gọi là “làng gieo chữ”.
Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…
Hiện tại trong 6 lăng vua Nguyễn ở Huế đang còn tồn tại 10 con ngựa đá rất đẹp ở sân chầu dẫn vào khu mộ với nhiệm vụ canh giữ “hồn” xưa của vua.
30 năm qua, anh lặng lẽ chăm chút ngựa như chăm chút con mình, cái nghiệp trông coi ngựa gắn người với ngựa cũng từ đó. Anh nói, cái nghề này, nếu không yêu nghề thì phải bỏ thôi, chứ công việc hoàn toàn khác hẳn, đòi hỏi phải tinh mắt, biết lắng nghe, siêng năng, cần cù…
Cổng Ngọ Môn Quan là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, đồng thời cũng là cổng chính và là bộ mặt của Đại Nội. Ý nghĩa của cổng Ngọ Môn là gì? Có phải là lối ngựa đi?
Quầy thư pháp Tràm hoa vàng của bà Trần Thị Cúc nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và du khách yêu thư pháp. Họ đến để được nhìn ngắm nét bút tài hoa của người phụ nữ duy nhất ở mảnh đất cố đô theo nghiệp viết thư pháp.
Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.