Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.
Ngọ Môn nhìn từ góc tây nam. Công trình được xây dựng năm 1833 dưới thời Vua Minh Mạng.
Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất mang tính biểu tượng của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới. Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội) – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến. Ngọ Môn được xây dựng dưới thời Vua Minh Mạng - vua thứ 2 của nhà Nguyễn. Trải qua hơn 180 năm với những tác động của thời gian, thiên nhiên - khí hậu miền trung khắc nghiệt, và cả khói lửa chiến tranh; nhưng Ngọ Môn vẫn tồn tại và đứng vững tới ngày hôm nay để trở thành một biểu tượng của xứ Huế. Năm 1833, trong công cuộc quy hoạch xây dựng, nâng cấp tổng thể Hoàng cung, Vua Minh Mạng đã cho xây dựng Ngọ Môn - cổng chính phía nam Hoàng Thành. Tại vị trí này trước có kiến trúc Nam Khuyết Đài, được xây dựng dưới thời Vua Gia Long; trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Tất cả các kiến trúc này đã bị triệt giải để xây dựng Ngọ Môn. Ngọ Môn nhìn từ phía đông. Bên ngoài Ngọ Môn và Hoàng thành có một hệ thống hào nước bao quanh, có tên là hồ “Ngoại Kim Thuỷ”. Về tính chất, Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành, cũng là hướng chính – phía nam trên phương diện Dịch học. Theo Kinh Dịch, vua luôn ngồi quay mặt về hướng nam để trị thiên hạ. (hướng nam được hiểu rộng là từ đông nam đến tây nam). Chính vì vậy, toàn bộ Kinh Thành, Hoàng Thành được quy hoạch xây dựng theo nguyên tắc “tọa càn hướng tốn” (tây bắc – đông nam). Hướng này cũng được coi như hướng bắc – nam. Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa trong Hoàng Thành. Về quy mô, Ngọ Môn cũng là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng Hoàng Thành. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý - ngọ” (bắc - nam). Cái tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức rất cao. Xưa kia cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng Cung. Ngọ Môn nhìn từ phía đông. Bên ngoài Ngọ Môn và Hoàng thành có một hệ thống hào nước bao quanh, có tên là hồ “Ngoại Kim Thuỷ”. Về mặt công năng, Ngọ Môn không chỉ là cổng Hoàng Thành, mà còn là một lễ đài hướng về quảng trường rộng lớn phía trước từ lớp tường Hoàng Thành tới lớp tường Kinh Thành – nơi thẳng trục có kiến trúc quan trọng khác là Kỳ Đài nằm ngay trong tường của Kinh Thành. Lễ đài và quảng trường này là nơi cử hành các cuộc lễ lớn của triều đình như lễ Truyền lô (xướng danh các sỹ tử thi đỗ Tiến sỹ), lễ Ban sóc (phát lịch), lễ Duyệt binh… Ngọ Môn cũng là địa điểm lịch sử - nơi diễn ra lễ thoái vị của Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, vào ngày 30/8/1945. Về mặt kiến trúc và cấu trúc, Ngọ Môn là một phức hệ, có thể chia ra làm hai phần chính: Phần nền đài ở phía dưới và phần Lầu Ngũ Phụng ở phía trên. Tuy tính chất và vật liệu xây dựng rất khác nhau nhưng hai thành phần này lại được thiết kế hài hòa với nhau, trở thành một tổng thể thống nhất. + Hệ thống nền đài: Hệ thống nền đài Ngọ Môn được xây bằng gạch vồ và đá Thanh, kết hợp kim loại (đồng). Nền đài có mặt bằng hình chữ U vuông góc, lòng hướng ra ngoài Hoàng Thành; chiều dài đáy 57,77m, chiều dài cánh là 27,06m, chiều cao chung gần 5m; diện tích chiếm đất hơn 1560m2. Ở phần giữa nền đài có 3 cửa đi song song nhau: Ngọ Môn ở giữa dành cho Vua đi, hai bên là các cửa Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ trong đoàn ngự đạo. Đây là phần được xây dựng bằng đá. Ở trong lòng cánh chữ U mỗi bên có một cửa chạy xuyên qua lòng đài như đường hầm, lối ra – vào bên ngoài vuông góc với đường Dũng đạo (trục chính). Ngọ Môn có 5 cửa ra vào. Tổng thể được chia làm hai phần chính là phần nền đài phía dưới và lầu Ngũ Phụng bên trên. Từ trong Hoàng Thành có cầu thang hai phía lộ thiên đi lên lầu Ngũ Phụng. Hai lối này gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho quân lính và voi ngựa theo hầu. Các cổng Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn được xây kết cấu theo lối cuốn vòm và đỉnh cổng có hình cung; còn ba cổng ở giữa lại được thiết kế và xây dựng vuông - thẳng với sự tham gia của các thanh đồng chịu lực ở phía trên cổng. Phía trong Ngọ Môn (phía Hoàng Thành) có hệ thống thang lộ thiên ở hai bên để đi lên trên nền đài. Xung quanh mặt trên nền đài được bao bởi hệ thống lan can trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc. + Lầu Ngũ Phụng: Là hệ thống kiến trúc đặt phía trên nền đài. Lầu có mặt bằng hình chữ U tương ứng với mặt bằng nền đài, gồm hai tầng lầu, hai tầng mái. Lầu được dựng trên nền cao 1,14m xây trên đài, có các bậc cấp từ nền đài lên nền lầu. Khung của lầu Ngũ Phụng được làm bằng gỗ lim. Toàn bộ tòa lầu có 100 cây cột chẵn, mỗi bên 50 cây (nếu chia đôi theo trục), trong đó có 48 cây cột xuyên suốt 2 tầng. Hệ thống mái tầng dưới chạy vòng quanh suốt để che mưa nắng tất cả phần hồi lang. Hệ thống mái tầng trên phức tạp hơn, được chia làm 9 bộ mái, trong đó phần mái ở giữa cao hơn 8 bộ còn lại. Bộ mái giữa cùng với phần mái tương ứng ở hệ thống mái dưới được lợp ngói hoàng lưu ly – là nơi vua ngự; các phần mái khác được lớp ngói thanh lưu ly. Các bờ nóc, bờ quyết, hồi mái được trang trí bằng nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo. Ở tầng lầu dưới, hai bên để trống lộ cột; hai lầu này có tên là Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu. Phần lầu giữa lợp ngói hoàng lưu ly được lắp hệ thống cửa gỗ kính phía trước, các phía còn lại thưng vách gỗ. Đây là chỗ Ngự tọa của Vua khi dự lễ. Ở tầng lầu trên, phía trước chính giữa là hệ thống cửa thượng song hạ bản, xung quanh và phía sau nong ván, trên đó trổ nhiều cửa sổ với hình dáng rất phong phú và đa dạng như hình tròn, hình khánh, hình quạt… Một hệ thống lan can chạy suốt bên ngoài lớp cửa này. Từ tầng lầu dưới lên lầu trên phải đi bằng thang gỗ. Nhưng thực tế lầu trên ít có chức năng sử dụng, mà mang tính chất tạo dáng thẩm mỹ cho công trình nhiều hơn… Trải qua thời gian và những thăng trầm thời cuộc, khói lửa chiến tranh; hơn 180 năm, Ngọ Môn vẫn tồn tại, hiện diện và toả sáng, trở thành một biểu tượng của đất cố đô. Mặt bằng của Lầu Ngũ Phụng tương ứng với hệ thống nền đài hình chữ U, tạo nên một tổng thể thống nhất, hài hòa cân đối; như vòng tay chủ nhân dang ra đón khách vào. Ngọ Môn là biểu tượng của kỹ thuật và trình độ xây dựng thời bấy giờ. Với khả năng sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các loại vật liệu bản địa; những người thợ, những nghệ nhân đã làm nên một công trình bền vững hàng thế kỷ. Ngọ Môn cũng là biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc đậm tính bản địa và bản sắc dân tộc; tiêu biểu cho kiến trúc triều Nguyễn ở Huế nói riêng và kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung. Đó là một kiệt tác, một đỉnh cao của kiến trúc Cung đình Huế; từng là biểu tượng của một kinh thành vàng son và vương triều phong kiến. Nhưng vượt lên cả yếu tố chính trị và thời cuộc, Ngọ Môn trở thành biểu tượng của Huế, mãi là hình ảnh đẹp không phai của miền cố đô thơ mộng. |
Theo vov.vn |
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.