Kỉ niệm nhỏ về một bài thơ

11:02 09/02/2009
NGÔ ĐỨC TIẾNNăm 1989, báo Văn nghệ tổ chức cuộc thi thơ kéo dài trong 2 năm, tôi có gửi 5 bài thơ dự thi. Thơ gửi đi rồi, chưa mong được giải, chỉ mong được in báo Văn nghệ một vài bài vì trước đó tôi cũng đã nhiều lần gửi báo Văn nghệ nhưng chỉ được in một bài thơ “Giọng Nghệ”.

Đùng một cái, giáp Tết năm 1990, đang buồn vì vợ mới mất, một thân một mình với ba đứa con còn nhỏ dại, ruột gan rối bời thì các anh Nguyễn Xuân Phầu, Nguyễn Công Hiên đến báo tin: “Cậu có điều mừng, báo Văn nghệ số Tết in bài thơ Tản mạn dọc đường 38”. Tôi mừng lắm, tìm báo đọc, thấy bài thơ của mình in cùng trang với các bài Nông dân của Nguyễn Sĩ Đại, Sao Thần nông của Võ Thanh An...
Dạo ấy, đất nước đang bước vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Ở huyện chưa có ti vi, báo Văn nghệ chỉ có một số cơ quan như Ban Tuyên huấn, Phòng Văn hoá, các trường cấp 3 đặt mua nhưng bài Tản mạn dọc đường 38 của tôi được nhiều người ở Yên Thành chép, chuyền tay nhau đọc, ở các quán cóc dọc đường làng. Có nơi còn đọc ở cuộc yến lão của xóm. Tiếp đó, trong chùm thơ Tết của Đài phát thanh Nghệ Tĩnh cũng ngâm bài thơ của tôi, được đài huyện, các đài truyền thanh xã tiếp âm, nên càng được phổ biến rộng thêm. Bạn bè, anh em văn nghệ, bạn giáo viên trong huyện nhiều người đến chúc mừng cho tôi. Nhưng mừng chưa kịp no, một buổi họp lãnh đạo huyện, có người nói: “Bài thơ của Ngô Đức Tiến có vấn đề. Anh Tiến ăn cơm dân, mặc áo Đảng mà làm thơ nói xấu huyện, gây khó dễ cho lãnh đạo”. Lại có người tung tin, bài thơ Tản mạn dọc đường 38, Tuyên huấn Tỉnh có ý kiến về mấy câu:
            “Nhịp sống đi qua bao nỗi nhọc nhằn
            Chi chít vết bùn non trên mặt đường 38
            Chống hạn chưa xong bão dông ập đến
            Nước mắt gừng thấm vạt áo em tôi

            Mấy ngàn liệt sĩ quê ta nằm lại nơi góc biển chân trời
            Có ai gửi đơn về đấu thầu mặt tiền đường 38”

Không biết Tuyên huấn Tỉnh có ai nói thế không nhưng tung cái tin ấy ra thật không có lợi cho tôi tý nào, không phải vì sắp Đại hội Đảng bộ huyện, tôi sẽ không được bầu vào ghế này ghế nọ mà vì tôi viết về những chuyện tôi cảm, tôi nghĩ trước những đổi thay của cuộc sống, nào có ý gì xấu đâu.
Sau này, khi sự nghiệp đổi mới phát triển, bài thơ được nhìn nhận đúng, được in trong các tuyển tập “Thơ Nghệ An thế kỷ XX”, Thơ Sông Hương 20 năm” và một số tuyển tập khác.Thời ấy có người thổi phồng lên, xem như một cái án Văn học, xem tôi là người “có vấn đề về tư tưởng chính trị, lập trường tiểu tư sản”.
Một số bạn bầu thân tín rỉ tai tôi: “Cậu cứ yên trí, thơ có vấn đề càng được lưu truyền rộng”, cũng có người động viên ”theo tớ thì đây là một bài thơ hay của những năm đầu đổi mới cậu không cần gì phải sợ”.

Bạn bè nói thế nhưng từ sau ngày bài thơ được in, các vị lãnh đạo chủ chốt trong huyện nhìn tôi bằng con mắt khác. Có người trong Thị trấn làm được nhà tầng cũng cho tôi làm thơ phê phán họ. Có người còn làm một bài thơ, phóng tác theo bài Tản mạn dọc đường 38, đủ chừng ấy câu nhưng nói về Đổi thay trên đường 38, cũng được đọc, được chép tay, được phát trong các cuộc họp. Có người lo cho tôi: “lần này thế nào Ngô Đức Tiến cũng bị kỷ luật, không về đi cày cũng bị cách chức Trưởng ban Tuyên huấn”.
Cái tạng của tôi là chỉ khi nào có cảm xúc, tôi mới làm thơ, những bài thơ tôi viết ra đều là gan ruột tình cảm, suy nghĩ của mình. Tôi rất ít khi làm thơ theo đơn đặt hàng. Và đã viết ra rồi thì không sợ. Nhưng cùng một lúc, có nhiều ý kiến trái ngược nhau, quả thật lúc ấy tôi cũng hoang mang.

Đang trong lúc tâm trạng rối bời thì chiều ngày mồng 9 tháng giêng, tôi đang làm việc ở cơ quan thấy các anh Trần Hữu Thung, Nguyễn Xuân Phầu, Nguyễn Công Hiên vào thăm chơi. Anh Thung nói: “Mình đọc báo, biết cậu có thơ in Văn nghệ số Tết, nhưng bị cảm nên hôm nay mới lên Yên Thành thăm anh em, thăm huyện, mừng cho cậu”. Nói rồi, anh Thung bảo tôi: “Mấy anh em ta cùng sang chào Bí thư, Chủ tịch một chút rồi ra nhà Hiên ta uống rượu”. Lúc còn sống, anh Trần Hữu Thung thường chơi thân với anh em văn nghệ và cả các cán bộ chủ trì huyện. Lãnh đạo huyện Yên Thành ai cũng phục tài đức của anh Thung. Anh đi lại, giúp Huyện sưu tầm, dịch thuật tài liệu lịch sử, mở trại sáng tác... nên vào ra cơ quan huyện ai cũng biết anh, trọng nể anh.

Mấy anh em chúng tôi theo anh Thung vào thẳng nhà họp Thường trực. Lúc đó, các vị chủ chốt đang hội ý nên có mặt cả Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch UB... Anh Thung vui vẻ bắt tay từng người rồi anh nói to chừng như để ai cũng nghe rõ, một điều ít thấy ở anh Thung: “Tết nhất, biết các anh bận, hôm nay tôi mới lên thăm các anh. Mừng cho Yên Thành năm nay được mùa thóc gạo lại được mùa cả văn chương. Vở kịch “Hạt gạo huyện Yên” của Phan Thế Phiệt được huy chương Vàng hội diễn văn nghệ toàn tỉnh, bài thơ “Tản mạn dọc đường 38” của Ngô Đức Tiến được in báo Văn nghệ Trung ương số Tết Âm lịch. Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn là tờ báo khắt khe, những bài in số thường đã khó, in số Tết lại càng khó hơn. Báo số Tết, văn cũng như thơ, Tổng Biên tập, Tuyên huấn Trung ương duyệt từng bài. Tôi đã làm biên tập ở báo Văn nghệ một số năm, tôi biết thơ có trúng, có hay mới được in báo Tết. Thật mừng cho huyện, cho các tác giả huyện nhà”.

Được lời như cởi tấm lòng, nghe anh nói tôi mừng thầm trong bụng. Nhìn sắc mặt các vị chủ trì huyện có mặt hôm ấy tôi thấy họ vừa ngạc nhiên, vừa thán phục. Riêng Bí thư huyện uỷ phát biểu ngay:
“Chúng tôi rất mừng được đón anh Thung và các anh về thăm huyện. Từ trước Tết đến nay, tôi có nghe dư luận nói về bài thơ Tản mạn dọc đường 38 của anh Ngô Đức Tiến có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Có người còn nói với tôi anh Tiến là phần tử phản động. Chúng tôi cũng đang thận trọng nghe ngóng, đang định ngày mai vào Vinh họp Chấp hành Tỉnh uỷ, hỏi ý kiến của các anh Trưởng ban Tuyên huấn, Giám đốc Sở Văn hoá, cần thiết hỏi ý kiến Thường trực tỉnh uỷ xem cơ quan chuyên môn đánh giá bài thơ đó thế nào để có cách định hướng dư luận. Nếu tốt thì ta sử dụng, nếu có vấn đề thì xin ý kiến cấp trên xử lý. Không lấy văn thơ vận vào người, nếu xử lý sai thì oan cán bộ, mà tổ chức Đảng không được phép làm như thế. Nay nghe anh Thung trao đổi, chúng tôi mừng lắm. Cũng là dịp để lãnh đạo huyện hiểu rõ anh Tiến hơn vì anh Tiến vừa làm Tuyên huấn vừa làm thơ nên dễ bị người khác hiểu sai. Thế là rõ rồi. Cảm ơn anh Thung và các anh”.

Sau ý kiến Bí thư, một vài vị lãnh đạo tiếp tục phát biểu. Câu chuyện văn chương còn kéo dài một hồi khá lâu. Bí thư, Chủ tịch huyện mời anh Thung và chúng tôi cùng ở lại dùng cơm nhưng anh Thung cáo bận, xin về nhà bạn. Tôi thấy Bí thư Huyện uỷ nói nhỏ với Chánh văn phòng đem biếu anh Thung, anh Phầu và chúng tôi mỗi người một chai mật ong, nghe nói của dân đi rừng Động Cầu, chắc là lấy trong số quà Tết của Huyện chuẩn bị đi họp Tỉnh.
Rời trụ sở huyện, mấy anh em chúng tôi đạp xe về nhà Nguyễn Công Hiên, hiệu ảnh Yên Thành, “đại bản doanh” của anh em văn nghệ huyện lúa, gọi thêm Phan Tường Hy và một số bạn văn làm bữa rượu thật vui.
Việc tưởng như phức tạp nhưng anh Thung xử sự thật đơn giản. Sau lần ấy, các anh lãnh đạo huyện nhìn tôi bằng con mắt khác hơn. Dư luận ngược chiều dịu đi. Bài thơ thì được truyền tụng rộng hơn. Năm đó, tôi được bầu vào Ban thường vụ Huyện uỷ, lại vừa làm Tuyên huấn vừa làm thơ, như là nghiệp, là duyên số đã được trời định vậy.

Hơn 15 năm qua, bây giờ các anh Trần Hữu Thung, Nguyễn Xuân Phầu, Nguyễn Công Hiên đã trở thành người thiên cổ. Tết đến xuân về, chi hội Văn nghệ Yên Thành đã có tập văn thơ Sông Dinh, dòng sông văn hoá văn nghệ của quê lúa Yên Thành, ngày hội thơ Rằm tháng Giêng vắng bóng Trần Hữu Thung, Nguyễn Xuân Phầu, Nguyễn Công Hiên... nhưng kỉ niệm về các anh thì vẫn còn sống mãi!
Mùa đông 2004
N.Đ.T

(nguồn: TCSH số 192 - 02 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LẠI NGUYÊN ÂNTrước khi vào đề, tôi phải nói ngay rằng trong thực chất, người đã thúc đẩy tôi viết bài này là nhà Việt học người Nga Anatoly Sokolof. Tôi nhớ là anh đã ít nhất một lần nêu với tôi: hiện tượng mà người ta đang gọi chung là “thơ Hồ Xuân Hương” nên được tiếp cận từ góc độ “mặt nạ tác giả”.

  • Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ tác phẩm người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá trên mọi phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Viết về đề tài lịch sử trong bối cảnh mới, các nhà văn sau 1975 không chịu núp mình dưới lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ, khuôn sáo như trước.

  • Nếu có thể nói gì về tình trạng ngày càng thưa vắng các tiểu thuyết đọc được hôm nay, hay nói một cách chính xác hơn là sự vắng mặt của tiểu thuyết hay trong vài thập kỷ qua, theo tôi trước hết đó là vấn đề tâm thể thời đại

  • ĐINH XUÂN LÂM      (Hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh sinh ngày 19 tháng 07 năm Quý Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 14 (1833) tại xã Chân Mỹ, tổng Từ Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

  • HOÀNG TẤT THẮNG1. Khái quát về địa danh học.

  • NGUYỄN HOÀNG ĐỨCKhông có một xã hội nào sống và phát triển được nếu không cậy trông vào khả năng phê bình của chính mình. Nói một cách thật dễ hiểu, như người Pháp khẳng nhận: "Người ta dựa trên những gì chống lại mình".

  • PHONG LÊ      (Tiếp theo Sông Hương số 250 tháng 12-2009 và hết) Sau chuyển đổi từ sự chia tách, phân cách đến hội nhập, cộng sinh, là một chuyển đổi khác, cũng không kém tầm vóc: đó là từ cộng đồng sang cá nhân; với một quan niệm mới: cá nhân mạnh thì cộng đồng mới mạnh; cá nhân được khẳng định thì sự khẳng định vai trò cộng đồng mới được bảo đảm.

  • ĐÀO THÁI TÔNNhư chúng tôi đã có lời thưa từ bài báo trước, trong Thơ quốc âm Nguyễn Du (Nxb Giáo dục, H, 1996), thay vì việc xem "bản Kinh" của Truyện Kiều là bản sách in bởi vua Tự Đức, Nguyễn Thạch Giang đã viết đó chỉ là những bản chép tay bởi các quan văn trong triều. Điều này là rất đúng.

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

  • LÊ ĐẠT     Cầm tên em đi tìm

  • VŨ NGỌC KHÁNH        (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)

  • LTS: Thế giới đang xuất hiện trào lưu phục hưng minh triết sau một thời gian dài chối bỏ. Ở Việt cũng đã hình thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt . Tiếp theo cuộc Hội thảo lần thứ I tại Hà Nội “Minh triết - giá trị nhân loại đang phục hưng”, cuối tháng 11.2009 tại Huế, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh triết Việt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt”.

  • Giấy dó là sản phẩm thủ công của cha ông ta để lại. Xưa kia làng Bưởi có nghề làm giấy dó nổi tiếng. Giấy dó được dùng vào việc ghi chép văn bản chữ Hán nôm, viết bút lông mực tàu...

  • Sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật- dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy- thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ; Những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật); Những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn.  

  • TRẦN HUYỀN SÂMClaude Lévi-Strauss là một trường hợp hiếm thấy và khó lặp lại trong lịch sử nhân loại. Lévi chính là một cú sốc đối với nền văn minh phương Tây. Lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này là sự hạ bệ hùng hồn nhất đối với tư tưởng thống ngự và độc tôn của xã hội toàn trị châu Âu; và là sự biện minh sâu sắc cho một mô thức đa văn hóa của nhân loại.

  • LÊ THÀNH LÂNTrong 4 năm liền, Tào Mạt lần lượt cho ra đời ba vở chèo tạo nên một bộ ba chèo lịch sử với tiêu đề chung là Bài ca giữ nước, đều do Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần dàn dựng và đều được nhận những giải thưởng cao.

  • PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.

  • ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện nay, vấn đề đổi mới thi pháp đang được nhiều người cầm bút quan tâm. Xin ghi lại cuộc trao đổi mới đây giữa tôi (PQT) với một nhà văn (NV) về vấn đề bức thiết này.

  • (Theo bách khoa thần học New Catholie)THẨM GIÁ PHÊ BÌNH Việc thiết định giá trị phán đoán trong phê bình đã được kiểm thảo một cách nghiêm khắc trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, người ta cho rằng phê bình đã vượt lên cả tầm vóc “viên đá thử vàng” trong việc thẩm giá hội họa để dẫn dắt thị hiếu thưởng thức hội họa của công chúng.