Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.
Phóng viên bị truy đuổi khi tác nghiệp tại khu đồi bị đào bới tan hoang để khai thác khoáng sản trái phép tại thôn Tân Tiến, xã Lương Thiện (Tuyên Quang)- Ảnh: Văn Tý/TTXVN
Trong đó Chương I, Điều 4, mục d nêu rõ: “Báo chí có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.”
Như vậy, các nhà báo không chỉ là “cổ động viên” cho cái thiện, cái tốt mà còn có chức năng là người chiến sỹ trên mặt trận chống lại cái xấu, cái ác. Những chiến sỹ này trong đa số các trường hợp không có được sự “hiệp đồng tác chiến,” thường “đơn thương độc mã” với nhiệm vụ cao cả là “thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân” theo đúng quy định của Luật Báo chí.
Họ không có súng, không có áo chống đạn. Vũ khí của họ là cây bút, máy ảnh và máy quay phim. Với “vũ khí” như vậy họ lại phải đối mặt với những cá nhân, tổ chức quyết liệt tìm cách làm cho “các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực” không bị phát lộ.
Trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp các nhà báo bị các đối tượng xấu cản trở tác nghiệp, xúc phạm danh dự, hành hung, hủy hoại phương tiện hành nghề và tài liệu. Trầm trọng hơn là khi các đối tượng xấu câu kết với những cán bộ biến chất trong các cơ quan chức năng để ngăn cản hoạt động báo chí hợp pháp. Cũng có khi sự chậm trễ, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đẩy các nhà báo vào tình thế nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
Mới đây nhất, ngày 26/1/2019, trong khi đang tác nghiệp tại thôn Tân Tiến, xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) để tìm hiểu về tình hình khai thác quặng trái phép, phóng viên Nguyễn Văn Tý (thuộc Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Tuyên Quang) và phóng viên Trần Đức Vinh (thuộc Văn phòng đại diện khu vực miền núi phía Bắc của Tạp chí Truyền thống và phát triển) đã bị các đối tượng khai thác quặng trái phép hung hăng truy đuổi.
Tiếp đó, ngày 27/1, phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Kon Tum Hoàng Đình Chiểu đã bị nhóm côn đồ tấn công gây đa chấn thương.
Hội Nhà báo Việt Nam ngay lập tức đã ra hai văn bản gửi các ngành chức năng đề nghị xử lý hai vụ việc hành hung, cản trở phóng viên tác nghiệp.
Lên tiếng về vụ việc ở Tuyên Quang, ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc TTXVN, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo TTXVN, nhấn mạnh: “Thông tấn xã Việt Nam mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để làm rõ, xử lý những đối tượng sai phạm.”
Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam đã làm đúng chức năng, quyền hạn của mình. Giờ là lúc các cơ quan chức năng ở Tuyên Quang và Kon Tum vào cuộc để xử lý những cá nhân hay nhóm người trực tiếp hoặc đứng đằng sau hai vụ việc tấn công các nhà báo.
Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), bất kỳ hành vi xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo khi tác nghiệp đều bị xử lý theo Bộ luật Hình sự: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản…”
Bên cạnh đó, hành động hành hung các nhà báo cũng vi phạm trắng trợn Luật Báo chí. Chương I, Điều 9, mục 12 quy định nghiêm cấm đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Việc cản trở hoạt động báo chí thậm chí còn là sự vi phạm trực tiếp đến quyền được tiếp cận thông tin của công dân ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Báo chí.
Việc tuyên truyền, giáo dục để mọi người hiểu rõ hơn về quyền hạn, chức năng của báo chí cũng như trách nhiệm dân sự, hình sự của mỗi công dân là điều hết sức cần thiết.
Cũng hết sức cần thiết sự vào cuộc ráo riết của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để những vụ việc cản trở hoạt động báo chí, hành hung phóng viên không rơi vào quên lãng, đảm bảo sự tôn nghiêm của luật pháp Việt Nam nói chung và Luật Báo chí nói riêng.
Theo Trần Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)
Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.
Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?
Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.
Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.
Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.
Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.
Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.
Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!
Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...
Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.
Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.
Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.
Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.
TRANG TUỆ
“Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
(Sophocles)
Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.
Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.
Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.
Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.