NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)
Quý 3 năm 2011, khi đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” (PQMGN) tập 1, với trên 30 bài viết của nhiều tác giả có uy tín, tôi tưởng là đã đến lúc nói “lời cuối” về cụ Phạm Quỳnh (PQ), thể hiện sự công bằng của lịch sử như ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau sự cố bi thảm năm 1945 đối với gia đình PQ: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này…”. Thế nhưng hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan lại cho công bố “PQMGN” tập 2, còn dày dặn hơn tập 1. Vì sao lại phải có sự “bổ sung” đó? Có phải vì sau khi PQMGN tập 1 ra mắt, tuy được bạn đọc quan tâm và tuy đã có khá đầy đủ những căn cứ tin cậy để “đánh giá lại” PQ, nhưng 1 năm qua, vẫn chưa có tổ chức nào có trách nhiệm tuyên bố chính thức sự “đánh giá lại” đó, nên tác giả “bổ sung” thêm tập 2 để thúc đẩy tiến trình giải quyết một “món nợ” của lịch sử đối với gia đình Cụ Phạm?
Riêng tôi, có cảm giác tác giả cho PQMGN tập 2 ra đời, nhằm mở rộng, nâng tầm vấn đề lên, chứ không chỉ để “minh oan” hay “đánh giá lại” nhân vật PQ mà tập 1 đã gần như hoàn tất được sứ mệnh đó.
Qua nội dung hơn hai chục bài viết trong MGNPQ tập 2, chúng ta thấy cuốn sách không chỉ cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều tư liệu liên quan đến nhân vật lịch sử PQ mà điều có ý nghĩa hơn là từ trường hợp PQ, chúng ta có được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một lớp người có vai trò không nhỏ trong việc tiếp nhận một nền văn hóa khác, trong sự giao lưu Đông - Tây nhằm canh tân đất nước ở một giai đoạn lịch sử cụ thể khá phức tạp của dân tộc - giai đoạn mà xã hội buộc phải thay đổi, nhưng con đường phía trước còn mù mờ, lại có nhiều ngả rẽ với những chủ thuyết đều muốn lôi kéo thêm tông đồ, khi cả nhân loại chưa đủ kinh nghiệm xương máu để nhận chân giá trị của chúng, chứ nói gì đến một vài nhân vật chỉ mới vượt thoát khỏi sự tù hãm của chế độ thuộc địa lạc hậu, hé cửa nhìn ra thế giới mênh mông đầy sóng gió bên ngoài. Nói như vậy để thấy, trong giai đoạn đó, lớp người như PQ, nếu như có nhận thức hoặc cách thức hoạt động kém hiệu quả - thậm chí là lệch lạc - cũng nên được nhìn nhận một cách độ lượng; còn nếu có, dù chỉ là một đóng góp nhỏ cho sự tiến bộ của đất nước, đã rất đáng được quý trọng.
Các bài viết khá công phu của các tác giả Dương Trung Quốc (Nam - Bắc & Đông - Tây), Vương Trí Nhàn (Vai trò của trí thức trong quá trình tiếp nhận văn hóa Phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ 20), Vĩnh Hoàn (Phẩm chất Phạm Quỳnh), Nguyễn Văn Khoan (Lời tạ từ - Thư gửi Phạm Tôn)… đã “khảo sát” cuộc đời và những hoạt động của PQ trong bối cảnh đó, với cách nhìn đó, nên đã đánh giá PQ một cách công bằng, giúp bạn đọc thấy rõ tấm lòng yêu nước và những đóng góp không nhỏ của Cụ đối với nền văn hoá dân tộc, đồng thời thông cảm với những “vai trò” mà Cụ Phạm phải đóng thời đó. Quả là phải có cái nhìn “lịch sử” mới thấy được dưới một chế độ “đô hộ nhập nhằng” (chữ của nhà khoa học Pháp P.Brocheux do Nguyễn Văn Khoan dẫn lại), bên cạnh những tên mật thám độc ác lại có người Pháp để lại trên đất nước ta những sự nghiệp bất hủ như Yersin, L. Cadière…; bên cạnh những tên tay sai cung cúc phục vụ chính sách đàn áp, bóc lột đồng bào mình của thực dân Pháp, vẫn có những người như PQ, làm với Tây, nhận tiền Tây mà lại làm nên một “Nam Phong” với những giá trị không thể phủ nhận. Có thể nói, cả Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký… cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. “Hễ là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước, yêu nước theo cách của mình.” Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói như thế.
Có lẽ cần nói thêm, với cách nhìn lịch sử và khoa học, chúng ta cũng nên thông cảm với “cách nhìn sổ tuột của một số học giả đáng kính với đóng góp học thuật của PQ… khởi đi từ Ngô Đức Kế và còn tiếp nối với nhiều người khác, kể cả Thiếu Sơn…” mà nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã nêu ra trong bài viết đã dẫn.
Như vậy, PQMGN tập 2, trong khi giúp bạn đọc hiểu thêm PQ, thấy rõ “cách thức” yêu nước của Cụ Phạm, đã đồng thời gợi nhắc chúng ta cần phải có một cách nhìn lịch sử và khách quan khi đánh giá những hoạt động của tầng lớp trí thức, nhất là khi cuộc đấu tranh ý thức hệ còn chi phối nhiều mặt của cuộc sống. Điều đó không chỉ cần đối với việc “đánh giá lại” Cụ Phạm mà còn với nhiều trường hợp khác, ở cả những giai đoạn về sau, như đối với các trí thức - do những điều kiện cụ thể - đã phải sống bên kia chiến tuyến trong thời kỳ 1945 - 1975… Đó cũng chính là bài học sử dụng nhân tài, bài học đại đoàn kết dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện ngay sau ngày đất nước được Độc lập từ 2/9/1945.
N.K.P
(SĐB9-12)
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.
HỒ HUY SƠN
Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.
HỒ THẾ HÀ
Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
• Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.
TRẦN THÙY MAI
Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!
NGUYỄN QUANG THIỀU
Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.
VŨ VĂN
Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.
ĐỖ QUYÊN
1.
Du Tử Lê thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)
LƯU KHÁNH THƠ
Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.
HOÀNG THỤY ANH
“Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.
ĐÔNG HÀ
Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.