Khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung

22:29 16/02/2019

Sáng 16/02, tại Tử Cấm thành, Đại Nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện KHCN xây dựng Miền Trung tổ chức buổi lễ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.

Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Điện Kiến Trung được khởi công xây dựng vào năm 1921 dưới thời vua Khải Định, đến năm 1923 thì hoàn thành. Đây là nơi sinh hoạt và làm việc của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn - Khải Định và Bảo Đại. Năm 1932, vua Bảo Đại đã cho cải tạo lại nội thất, lắp đặt thêm các tiện nghi Tây phương, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó, điện Kiến Trung trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua. Ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung là nơi vua Bảo Đại có cuộc gặp gỡ đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1947, công trình bị chiến tranh phá hủy.

Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung” có tổng vốn đầu tư gần 124 tỷ đồng. Toàn bộ các hạng mục công trình trong khuôn viên điện Kiến Trung có diện tích 3.860 m2, bao gồm các hạng mục: Tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp. Tu bổ phục hồi Lầu Kiến Trung 2 tầng, chiều cao khoảng 14 mét, diện tích xây dựng khoảng 975 m2. Các công trình nhỏ xung quanh: Đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh. Bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng. Thời gian thực hiện dự án trong vòng 3 năm, từ 2019 đến 2022.

 

Phương Anh

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.

  • Ngay sau buổi giới thiệu hai cuốn sách về Đặng Huy Trứ và Đặng Văn Hòa của A Chước Đen tại Huế, Hội đồng họ Đặng đã phát thông báo kịch liệt phản đối.

  • Ngày 16/3, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm Du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay tổ chức đêm nhạc “Huế nhớ Phạm Duy”, tưởng nhớ người nhạc sỹ tài hoa vừa mới mất vào ngày 27/01/2013.

  • Liên hoan phim Pháp ngữ 2013 được các đối tác trong nhóm các đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ ở Việt Nam tổ chức tại Huế ở địa điểm Nhà tri thức thành phố Huế và Trung tâm văn hóa Pháp - 1 Lê Hồng Phong).  

  • Dẫu chưa một lần đặt chân tới Huế, nhưng  ai cũng biết đây là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước. Mặc dù đã có rất nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao nhưng dường như ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh sẵn có  của mình.

  • Chiều ngày 13/3, tại Trung tâm Văn hoá Phương Nam (15 Lê Lợi, TP Huế), Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, trường ĐHNT Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sĩ trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Năng lượng Cố đô” năm 2013.

  • Cổ vật Huế, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn rất phong phú, hiện tập trung chủ yếu do các bảo tàng nhà nước quản lý, nhưng không ít cổ vật thuộc về tư nhân sưu tầm và cất giữ.

  • Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành theo Nghị quyết số 31/2006/NQBT - HĐND ngày 10/4/2006, nhưng đến nay sau 7 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống.

  • Nhân dịp NSND Đặng Nhật Minh về Huế, tại Cồn Nón, bãi đất bồi cạnh Đập Đá, Nhóm Những người bạn Cố đô Huế và Trung tâm Du lịch Huế xưa Huế nay đã tổ chức buổi giao lưu giữa tác giả bộ phim truyện nhựa Cô gái trên sông với bạn bè văn nghệ sĩ và khán giả Huế hâm mộ điện ảnh đích thực.

  • Vào lúc 22h 10’, tác giả của truyện ngắn “Mái hiên đời” - nhà văn Dương Thành Vũ -  đã trút hơi thở cuối cùng tại Khoa Hồi sức cấp cứu- bệnh viên Trung ương Huế.

  • Nghe tin nhà văn Dương Thành Vũ mất vào khoảng 22h ngày 26/02/2013, Nhà thơ Phùng Tấn Đông, hiện đang làm công tác văn hóa tại thành phố Hội An ( Quảng Nam) vội có mấy dòng gởi ra cho nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc ( TBT tạp chí Sông Hương) chia buồn với các bạn văn cùng gia đình nhà văn Dương Thành Vũ.

  • Ngày 26-2, Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế đã khởi công dự án Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị tại số 1 Phan Bội Châu, TP Huế.

  • Sáng 20/2, tại nhà riêng của nhà thơ Trần Vàng Sao (Phường Vỹ Dạ, Huế), Quỹ Phùng Quán đã tổ chức trao tặng thưởng tác phẩm văn học xuất sắc hàng năm cho nhà thơ Trần Vàng Sao với tập trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012. Tặng thưởng gồm 2 triệu đồng tiền mặt và bằng chứng nhận.

  • Chương trình Ngày thơ Việt Nam năm nay ưu tiên cho các nhà thơ trẻ, các cây bút đến từ đến các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT trên địa bàn. Chương trình chính của Ngày Thơ năm nay được tổ chức vào đêm 14 tháng Giêng năm Quý Tỵ ( tức ngày 23/02/2013) tại Trung tâm Trải nghiệm Huế xưa và nay ( Cồn nón – Đập Đá).

  • Ngày 19/2/2013 (tức mồng 10 tháng Giêng, năm Quý Tỵ), hội Vật làng Sình ( xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế)  đã tưng bừng diễn ra với sự tham gia của hơn 100 đô vật và đông đảo người dân cùng du khách.

  • Là một chương trình trong Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2013,  Đại lễ cầu nguyện "Quốc thái, dân an" đã được tổ chức tại Thiền viện Hương Vân, núi Ngũ phong, phường An Tây, thành phố Huế vào ngày 17/02 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng Quý Tỵ). Đã có rất đông tăng ni phật tử, người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự hoạt động này.

  • Đó là tên của cuộc triển lãm với sự tham gia của 11 họa sĩ sẽ được khai mạc tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái vào ngày 5/2 (nhằm ngày 25 ÂL).

  • Sáng 2/2, Hội báo Xuân chủ đề "Báo chí với năm Đô thị Thừa Thiên - Huế 2013" do Hội Nhà báo phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên – Huế, số 7 Lê Lợi.

  • Ngày 30.1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế ra mắt bộ sách “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ tục biên”, một bộ sách đồ sộ ghi lại các hoạt động của triều Nguyễn vào nửa sau thế kỷ XIX.

  • Huế là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua 143 năm (1802-1945), vương triều Nguyễn đã để lại nhiều công trình văn hóa có giá trị trên vùng đất Phú Xuân (cố đô Huế ngày nay). Một trong những công trình tiêu biểu trong tổng thể các giá trị văn hóa mà vương triều Nguyễn để lại chính là Cửu đỉnh (9 cái đỉnh lớn).