KHOẢNG TRỐNG LỚN TRONG ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC TRẺ Ở HUẾ

10:16 05/12/2008
Tham luận tại cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” của nhà thơ trẻ Lê Vĩnh Thái: "một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... "

Là một người tuổi còn trẻ, làm thơ, viết văn, sinh ra và lớn lên ở Huế, mang hơi thở của Huế, hôm nay trong buổi tọa đàm với chủ đề Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển, tôi xin phát biểu một vài ý kiến của mình xung quanh hoạt động sáng tác của anh em làm thơ viết văn trẻ tuổi như tôi.
Thưa quý vị, tôi may mắn, rất may mắn là từ những ngày đầu tập tễnh cầm bút, đã được các thầy- cô trong nhà trường, các anh- chị trong gia đình Áo trắng Huế, các nhà văn, nhà thơ trong Hội Nhà Thừa Thiên- Huế hướng dẫn, góp ý trong sáng tác, từ đó tôi đã lớn dần lên, trưởng thành lên trong sáng tác. Tất cả không phải ngẫu nhiên, bản thân tôi yêu không thì chưa đủ mà nhờ nhiều người cùng yêu, cùng yêu mảnh đất này, cùng yêu thi ca, văn chương và đã tạo ra một sân chơi, một nơi ươm mầm theo đúng nghĩa. Tôi- một mầm xanh được vun lên từ đó. Sau này gia đình Áo trắng không hoạt động nữa ( đến giờ cũng gần 10 năm), các CLB thơ văn cũng ít dần, đất dành để ươm mầm cũng hiếm, sân chơi thì thưa thớt...

Bẵng đi một vài năm, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Huế tái thành lập gia đình Áo trắng, cũng như một số trường Đại học, THPT ở Huế cũng thành lập câu lạc bộ thơ văn nhưng hoạt động thì mỗi nơi mỗi kiểu, chưa lan toả, chưa có tiếng nói chung, chưa được tham gia vào các diễn đàn lớn, vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, nên dường như chưa thoát ra khỏi khuôn viên của một ngôi trường. Một số bạn học sinh- sinh viên ( nói chung là các bạn trẻ) chỉ viết cho vui, để thoả mãn; một số bạn viết nhưng không có đất, một phần bởi e ngại do chưa được động viên kịp thời nên không dám công bố, mãi mãi vẫn còn hoài trong vở và nửa thì đường bỏ cuộc chơi; một số bạn viết khoẻ, thực sự yêu văn chương còn tiếp tục đi trên con đường này nhưng sau ngày ra trường rồi cũng mỗi người mỗi ngã mưu sinh, người đi nam, kẻ ra bắc, người ở lại với Huế thì thưa thớt và không thấy xuất hiện, Huế chỉ là cái nôi… một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... 

Thực ra mà nói, ở Huế không thiếu lực lượng sáng tác trẻ, có thể kể một số câu lạc bộ thơ văn như: CLB ở trường THBC Đặng Trần Côn, Bút nhóm Hương đầu mùa của trường THPT Đặng Huy Trứ, đặc biệt các CLB thơ văn của các trường đại học Khoa học- Sư phạm- Nghệ thuật và còn nhiều CLB thơ văn trẻ khác nữa… các bạn trẻ sáng tác rất nhiều, hằng năm đều in tuyển tập thơ văn của CLB, bút nhóm… Tóm lại lực lượng sáng tác trẻ ở Huế không thiếu mà do chưa có sự tập hợp, chưa có tiếng nói chung, chưa tạo ra phong trào và chưa có các diễn đàn, các buổi  giao lưu sinh hoạt thơ văn dành riêng cho giới trẻ- nếu có thì cũng quá ít chỉ độ vài lần như ở các kỳ Festival 2006- 2008 là có thơ trẻ. Đây là thiếu sót rất lớn cho Huế, lực lượng sáng tác nhiều mà lại hụt, lại thiếu trong trong một thời gian dài, quá dài, một khoảng trống quá lớn về đội ngũ sáng tác trẻ ở Huế. Theo tôi, khoảng trống này cũng có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng xét cho cùng thì khi nói về sự phát triển hay chững lại, thiếu hụt đội ngũ sáng tác trẻ của Huế ít nhiều phải nói đến trách nhiệm của Hội Nhà văn, Ban phụ trách sáng tác trẻ của Hội. Theo tôi được biết, Hội đã thành lập, phân công ban này lâu rồi, nhưng thực sự hoạt động để thu hút, động viên, bồi dưỡng để tạo nguồn đối với các cây viết trẻ ở Huế thì tôi chưa thấy…

Trong buổi toạ đàm này, để góp ý xây dựng, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời nhằm tạo nguồn cho đội ngũ sáng tác trẻ sau này cho Huế, tôi mạo muội đề nghị với quý cấp như sau:
1.
Mở diễn đàn sinh hoạt thơ văn đối với đội ngũ sáng tác trẻ theo định kỳ, tổ chức các chuyến đi thực tế sáng tác.
2. Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ, góp ý trong sáng tác giữa các nhà văn, nhà thơ với các bạn sáng tác trẻ, có thể một tháng một lần hoặc ít nhất hai tháng một lần nói chung theo định kỳ.
3.
Thành lập CLB thơ văn trẻ có thể do tạp chi Sông Hương phối hợp với Ban phụ trách sáng tác Hội Nhà Văn phụ trách .
4. Thêm đất cho các cây viết trẻ như mở thêm một phụ trương hay một đặc san dành riêng chẳng hạn ( ý tưởng của anh Thanh Ngọc); mở một website dành riêng cho các cây viết trẻ (có thể cập nhật các bài viết của các cây bút trẻ trong cả nước để các bạn trẻ học hỏi, tôi thấy các bạn trẻ ở Tiền Giang đã làm rất hiệu quả khi quảng bá thơ văn của các bạn trẻ ở đó, có thể tham khảo qua địa chỉ: www.thotre.com, trongnghia.info ).
5. Tổ chức thi sáng tác văn- thơ hằng năm; tặng giải thưởng VĂN HỌC TRẺ  hằng năm đối với các cây bút có nhiều sáng tác, nhiều tác phẩm hay trong năm đó ( có thể bằng tặng phẩm nhằm khích lệ động viên) 
6. Quan tâm, kết nạp những cây viết trẻ có năng lực viết vào Hội Nhà văn Thừa Thiên- Huế.
7.
Dành riêng một phần kinh phí cho các hoạt động đối với sáng tác trẻ.
Trên đây là ý kiến, đề nghị của cá nhân tôi, mong quý cấp quan tâm  để đội ngũ sáng tác trẻ Huế ngày một phát triển. Cuối cùng xin chúc quý vị đại biểu, các nhà văn, nhà thơ lão thành, anh chị em văn nghệ sỹ sức khoẻ,chúc các bạn sinh viên, các cây viết trẻ có nhiều tác phẩm hay.
Xin cảm ơn!

LÊ VĨNH THÁI

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.

  • Trong tháng Năm này, cả nước tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

  • Dư luận đang lo lắng về việc rớt giá thê thảm của khối C. Khối C đã thật sự bị sĩ tử thẳng thừng từ chối, điều đó cho thấy rằng xã hội đang quay lưng… đằng sau đó có những hệ lụy gì?

  • Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

  • Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.

  • Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.

  • “Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.

  • Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.

  • I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.

  • Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.

  • Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.

  • Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.

  • Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

  • Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

  • (Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.

  • Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.