Trong nghề đúc đồng, việc tạo mẫu có tính quyết định về nghệ thuật trong một tác phẩm. Là thế hệ thứ mười trong một gia đình có truyền thống làm nghề đúc đồng ở làng Dương Xuân xưa, nghệ nhân Nguyễn Văn Viện được tôn vinh là người thợ tài hoa, bởi khó có thể tìm thấy ở làng đúc đồng Huế người thứ hai có kĩ thuật điêu luyện và sức sáng tạo không ngừng như ông…
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện với tác phẩm “Duyên dáng Cố đô”.
Làng đúc đồng Huế có nguồn gốc từ những người thợ truyền nghề đúc thời chúa Nguyễn. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn, thủy tổ của nghề này là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đông Xá, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, thế kỉ XVII theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp. Rất nhiều sản phẩm của người thợ làng đúc đồng Dương Xuân khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế như vạc đồng ở Đại Nội; Cửu vị thần công… Các nghệ nhân hiện nay ở làng Dương Xuân cũng tài hoa khéo léo không kém gì ông cha, tiêu biểu là nghệ nhân Nguyễn Văn Viện, nổi tiếng với các sản phẩm đồng mĩ nghệ do chính ông tạo mẫu.
Mỗi sản phẩm ông làm ra đều có sức hút kì lạ, bởi mẫu mã luôn sáng tạo cùng kĩ thuật chạm khắc, lộng tinh xảo. Tác phẩm “Long tứ linh” của ông đoạt giải Vàng tại Hội chợ triển lãm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Huế năm 2006. Tác phẩm “Duyên dáng Cố đô” lấy hình tượng chiếc nón bài thơ xứ Huế đoạt giải Vàng Làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2008… Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện cho biết: “Đúc tượng chân dung, ngoài những yếu tố mĩ thuật cần thiết, người thợ phải có hiểu biết về nhân tượng học, nghiên cứu chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp, tính cách… từng nhân vật. Điều này làm cho bức tượng trở nên có hồn và sống động hơn”. Những tác phẩm của ông về danh nhân lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh… đều được đặt tại các vị trí trang trọng trong các bảo tàng.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện còn nhận tạo mẫu cho các cơ sở đúc đồng ở Huế và nhiều địa phương khác trong cả nước. Người tạo mẫu được ví như các nghệ sĩ tạc tượng, dùng đất sét đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc trên từng thành phẩm. Không chỉ mô phỏng, ông luôn có ý tưởng mới, lấy cảm hứng từ nguồn văn hóa của dân tộc tạo nên mẫu mã, các họa tiết, hoa văn mới lạ.
Làng Dương Xuân có nhiều nhà theo nghề đúc đồng, nhưng đến đây mọi người đều muốn chiêm ngưỡng sản phẩm của ông Nguyễn Văn Viện. Ông tâm sự: “Tôi chưa bao giờ bằng lòng với mình, bỏ nhiều thời gian tham quan các làng đúc đồng khác để học hỏi kinh nghiệm. Bí quyết của cha truyền lại chỉ 50%, phần còn lại tôi tự học để có”. Trải qua 60 năm theo nghiệp, ông không nhớ mình sáng tạo bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật được trưng bày khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam của Tổ quốc.
Đã ngoài 70 tuổi, nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Viện vẫn cặm cụi, mặc dù đây là một nghề vất vả luôn phải làm việc trong môi trường nóng nực, khói bụi, độc hại. Đứng bên cái nóng trên 1.000oC, người thợ vẫn nở nụ cười, đó không phải là sức mạnh của niềm tin và tình yêu sao?
Theo Kim Hoa (Người cao tuổi)
Sáng ngày 17/6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức trưng bày chuyên đề: “Một số tư liệu áo dài Huế - xưa và nay”.
Sáng ngày 15/8, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 17/6-23/6/2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với nhiều chương trình và hoạt động cộng đồng.
Chiều ngày 10/6, tại Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.
Chiều 10/6, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức buổi ra mắt sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” và những bài thơ tìm lại của nhà thơ Lê Viết Tường.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa khởi động tổ chức Cuộc thi viết “Huế - Kinh đô ẩm thực.
Chiều ngày 09/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, tiến hành tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản Tư liệu Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022, chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Tối ngày 08/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức chương trình nghệ thuật “Hành trình theo bước chân Cụ Đồ Chiểu”.
Quý bạn đọc thân mến.
Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.
Sáng ngày 07/6, tại Bia Quốc học Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và Khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”.
Chiều ngày 06/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trao Quyết định số 1325 /QĐ-UBND cho phép hoạt động đối với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Sáng 5/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.
Tối ngày 04/06, tại công viên Tứ Tượng, Sở Du lịch tổ chức Ngày Hội Sen Huế 2022 với chủ đề “Sen - tinh hoa của đất trời”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” vừa có thông báo sẽ cho ra mắt cùng lúc hai bộ phim điện ảnh về nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn.
Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Sáng 28/5, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế (53 Nguyễn Huệ- TP Huế) đã diễn ra khai mạc Vietnam Summer Fair 2022 (VSF2022) chủ đề “Hừng Đông khai hội” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế, tổ chức Legend of Hue phối hợp tổ chức.
Chiều 27/5, tại Trung tâm VHPG Liễu Quán – TP Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm có chủ đề “Không lời”. Triển lãm được tổ chức nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022 và giới thiệu những sản phẩm tranh Trúc chỉ mang tính sáng tạo mới của Nghệ thuật Trúc chỉ.
Nhằm hưởng ứng Lễ hội Festival Huế 2022 và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, UBND huyện Quảng Điền sẽ tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2022.
Sáng ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.