Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu - Ảnh: Internet
Thơ Lê Quốc Hán là tiếng nói nhân danh một kiếp người trước đấng toàn năng, là mối giao tiếp vô hình của tâm linh với các thế lực siêu nhiên. Nhà thơ gồng mình gánh nặng nỗi mình nỗi đời. Lê Quốc Hán ý thức rất rõ con người chỉ là một hạt bụi nhỏ bé được Chúa Trời thổi vào đó ngọn lửa linh hồn, trở thành vật thể đầy trí lực và linh cảm để suốt đời lang thang kiếm kiếm tìm tìm trong cõi thiên hà bao la, tâm linh giao hòa với muôn loài và tiên cảm những gì sắp xẩy ra. Vua Xalômông phán: "Một cái nhỏ xíu nhất của thế giới đều chứa vô biên". Trước cái vô hạn của trời đất và cái mong manh hữu hạn của kiếp phù sinh, muốn tồn tại, con người cần phải nương vào một điểm tựa tinh thần nào đó? Vừa chợp mắt đã mơ gặp mình nghìn năm trước... Sẩy chân sa xuống vực gặp mình nghìn năm sau. (Giấc mơ) Ta thử xem "hai cái vô cùng tận" của Paxcan là vũ trụ và tâm linh chứa trong Lê Quốc Hán có những gì? Vũ trụ rộng lớn tùy theo sức tưởng tượng của ta khi ta mở rộng vô tận các phạm vi vũ trụ. Nó bát ngát trước cái yếu đuối của con người, nhưng lại nhỏ bé trong tầm tư duy của ta. Thực ra, vũ trụ là tâm ta, tâm ta là vũ trụ. Trong tịnh lữ, giữa tâm ta, vũ trụ tạo ra sự phán xét. Thịnh - suy, tròn - khuyết, mất - còn, hội tụ - phân ly, bại - thành, "hoa hồng và gai sắc/ mọc chung trên một cành"... Hai mặt đối lập như một nghịch lý bất di bất dịch tạo ra cuộc giao tranh không bao giờ chấm dứt giữa Địa Ngục và Thiên Đàng. Trong cõi mung lung thiên địa đó, Lê Quốc Hán tha thiết cất lời khấn nguyện mong tìm cho mình một lời giải đáp về một chốn nương thân yên ổn giữa bến vô cùng. Trong lúc ngửa mặt lên trời tìm kiến các vì sao, nhà toán học kiêm nhà thơ tài năng này đã nhìn xuống mặt đất quan tâm đến hết thảy mọi cái đang diễn ra dưới chân.
Thấm nhuần các giáo lý Thiên Chúa giáo, Lê Quốc Hán nhìn nhận con người và thế giới trong mối tổng hòa chằng chịt của nó, để vươn lên sống đẹp Đời tốt Đạo. Thơ anh đụng đến nhiều mảng đời thường, lý giải cuộc đời khá biện chứng nhưng lại đẫm sắc màu tôn giáo về kiếp người, về hạnh phúc, nỗi khổ đau, đặt vị trí con người trong vòng tay yêu thương, sống và để cho đồng loại cùng được sống. Lê Quốc Hán bời bời nhiều nỗi lo. Khi con người thông thương đường đến muôn nơi, lên được cả cung trăng, nhà thơ đau đáu: "Sao đường ở giữa thế gian / Người không mở được lối sang với người" (Đường). Con người sống khép kín lòng mình như những ốc đảo chơ vơ giữa đại dương. Ai đánh mất nơi Thiên đường chính là tự chuốc lấy niềm đau nơi Địa ngục. Trong cuộc "hành trình không biên giới", đâu chỉ "mòn tay giở Phúc Âm" là tìm ra được lời đáp cho cuộc sống. Cõi phù sinh chỉ là ảo giác, lênh đênh bèo dạt mây trôi, khiến thơ Hán nặng trĩu buồn. Anh không buồn vì sinh kế khó khăn hay những chuyện thế sự lặt vặt như nhiều người làm thơ khác, thơ Lê Quốc Hán chảy bỏng khát vọng về nguồn với tầm triết lý mang tín ngưỡng tôn giáo và khoa học sâu sắc. Nỗi sợ hãi trước cái chết quẫn bách tạo nên lời khấn nguyện linh thiêng. Vonter đã chỉ ra: "Khám phá chân lý và thực hành tốt điều đó là hai mục tiêu quan trọng của triết học". Xưa, triết gia chỉ mổ xẻ chứ không điều trị, bởi thế nó chỉ an ủi con người bằng các xác tín vô ích của nó. Nay, nhà triết học phải tìm cách cải tạo thế giới, phát giác bề chưa thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa như Chế Lan Viên thường bảo. Triết luận chính là một cách hoài nghi để tiếp cận với chân lý. Đứng trước cái bao la của vũ trụ, cái hạn hẹp của thời gian, cái mong manh của kiếp người, Lê Quốc Hán ưa triết lý. Kể ra, triết luận chẳng có gì khó, cái khó là làm sao đừng để những duy lý cũ chen ngang giữa ta và sự thật. Tiếp cận với triết học, con người sẽ trở nên vô thần, nhưng nếu thấm nhuần vào triết học nó sẽ dẫn ta đến với tôn giáo. Các tư tưởng không phải là vật trang sức, nó cần được phơi ra trước ánh sáng. Con người phải am tường hiểu rõ điểm mạnh, yếu của bản thân. Bởi vậy, không có một quan điểm nào hoàn hảo tới mức nó hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Bức tường định kiến cũ kỹ phân cách giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, giữa thế giới tinh thần và thế giới vật chất, giữa hữu hình và siêu hình đã đổ sụp trước sự kiểm chứng khắt khe của thực tiễn cuộc sống. Là con chiên "chẳng đắm mê Thiên Đường", là Phật tử "Niết Bàn không màng tới", triết luận của Lê Quốc Hán không khô khan, đầy thổn thức, chứa chan vị đời trong một giọng nói giản dị và mềm mại: Ngu ngơ chạm phải ao làng. Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay. (Bài thơ thời gian). Ở tuổi trí thiên mệnh, với thơ, nhà toán học đã dùng trí tuệ của mình bắc cầu nối hai bờ xa thẳm tâm linh và vũ trụ. Cuộc đời thì rất thật, nhưng thực ra nó chỉ là một ảo ảnh: Cỏ xanh đang đợi trước mồ Thương tôi tôi vẫn mơ hồ kiếp tôi. Hình hài cát bụi phiêu lãng suốt hai tập thơ, làm bầm dập cả cõi lòng "Nụ cười và nước mắt/chia đều cho em anh". Thơ Lê Quốc Hán là cái nhiệt kế nhạy cảm trước mưa nắng đời người. Những vần thơ "vụng cải rơi kim" của anh mở lòng ra với mênh mang tình người, biết yêu ghét đúng mực từ cái "tôi" đơn lẻ", nhỏ nhoi của riêng mình. Tóc xưa xanh một màu mây Nay thành mưa trắng rơi đầy áo nhau ... Xin đừng ướt đỏ đôi mi Kẻo mai ngập hết đường đi lối về (Muộn) Và thế là, Lê Quốc Hán đến với thần Lưu Linh như một dẫn chất đưa con người hưởng một thú vui trần thế hơn tìm lãng quên như bao gã Chí Phèo khác. Tỉnh và mơ, mơ và tỉnh, Lê Quốc Hán rất thật tình với mình và cởi mở cùng bạn đọc. "Trót sinh ra để yêu thương - xòe tay nhặt hết hạt buồn gần xa". Tâm hồn anh lắng đọng, nhỏ nhẹ và buồn thấm cất lên lời độc thoại. Giữa cái lãng đãng cốt cách Đường thi, cái sương khói nhạt nhòa của dân ca xứ Nghệ ở các bài thơ, ta bắt gặp sự tỉnh táo đọng lại ở nhiều câu chữ. Nhà thơ Hoàng Hưng suốt đời đi "tìm mặt" trong tuyệt vọng, Lê Quốc Hán cũng đi tìm mặt mình. Khó lắm. Anh chỉ mong: "Mai sau từ giã cõi người - biết đâu tìm được chính tôi bây giờ"? Xuất thân trong một gia đình trí thức, cha chú của Hán đều am hiểu văn hóa phương Tây, đặc biệt sành văn học Pháp. Mẹ Hán là một con chiên sùng đạo. Hán lớn lên bằng sữa mẹ, ca dao, thơ Nguyễn Bính, kinh Sấm truyền, kinh Phúc âm, và những tủi nhục bất công chồng chất. Vốn là một thần đồng toán học, Hán đã phải chịu nhiều long đong lận đận suốt cả thời niên thiếu bởi "chủ nghĩa lý lịch" khắc nghiệt. Năm học lớp 7 (1965), Hán đoạt giải học sinh giỏi toán toàn miền Bắc. Lớp 8 thi vào chuyên toán Đại học Tổng hợp đạt điểm 20,5/20, nhưng địa phương hẹp hòi không cho cắt hộ khẩu chuyển đi. Lớp 9 Hán đoạt giải Nhất cuộc thi toán do báo Toán học & Tuổi trẻ tổ chức (Từ đó, Hán đã gắn bó chặt chẽ với tờ báo này cho đến ngày nay). Lớp 10, Hán đi thi học sinh giỏi cả hai môn văn và toán ở tỉnh, nhưng bị can thiệp của địa phương nên bài không được chấm. Giống như mười năm "đóng cửa tạ sách" của Phan Huy Chú, Hán đành phải cam chịu cày ruộng ròng rã suốt mười năm trời (!?). Hán chỉ may mắn khi gặp được Giáo sư Lê Văn Thiêm lúc đó (1976) là viện trưởng Viện Toán học Việt Nam phát hiện ra, thưởng vì có kỳ tích trong việc nghiên cứu và giảng dạy toán sơ cấp, đã đề nghị đặc cách cho Hán vào thẳng Đại học Sư phạm Vinh không qua kỳ thi chung. Lê Quốc Hán học Đại học và Thạc sĩ đều giỏi, đứng thủ khoa. Nhưng rồi mãi đến tuổi 42, trường mới mở khóa nghiên cứu sinh đầu tiên, Hán được cử đi học, bảo vệ thành công học vị Phó Tiến sĩ. Các lĩnh vực khác không nói làm gì, về toán học hiện đại, tuổi ấy là quá muộn để sống với nó. Chính trong những năm tháng sống mất thăng bằng đó, Hán đã đến với thơ, dưới sự dìu dắt của nhiều người. Người ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất là nhà thơ nhà giáo Hà Quảng. "Với tôi, thơ là con thuyền độc mộc chở tâm linh v ượt mọi ghềnh thác để đến bến vĩnh hằng", với "thập tải phong trần" (mười năm gió bụi - chữ dùng của Nguyễn Du) làm chất liệu sống cho thơ, Lê Quốc Hán hành hương về nguồn. Chẳng tìm được gì cả trên con đường thẳm gập ghềnh, buồn nản và vô vọng đó, nhưng Hán đã hái được nhiều hoa thơm, xoa dịu được phần nào trái tim tan nát của mình, mặc dù anh không có ý định trở thành thi nhân. Cát vàng sóng cuốn về khơi Chỉ mong sót lại thơ tôi một dòng (Dã tràng) Với điểm tựa là tâm linh, cùng cách giãi bày biệt lập, thơ Lê Quốc Hán là sự dung hòa giữa thơ và hiện thực, ẩn chứa chiều sâu cuộc đời trong một giọng thơ dung dị, đằm thắm, giàu suy tư, hướng thiện. Lê Quốc Hán làm thơ đều tay, rất ít bài trung bình, phần lớn khá trở lên. Đọc Lê Quốc Hán, tôi cứ mường tượng tới một Hàn Mặc Tử mới đang tái thế với một tầm vóc văn hóa cao hơn. Hãy thử chờ xem! T.D.H (136/06-00) -------------------------------------------------- (*) Phó Tiến sĩ LÊ QUỐC HÁN còn có bút danh khác: Ngọc Hà, sinh ngày 16-4-1949 tại làng Dinh Cầu, xã Kỳ Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Quê cha mẹ: xã Sơn Tần, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Năm 1968, tốt nghiệp phổ thông. Từ 1968-76: làm ruộng và dạy học ở quê nhà. Năm 1976-80: học khoa Toán Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1980-81: học thạc sĩ ngành Toán, Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1982-91: giàng dạy tại khoa toán Đại học sư phạm Vinh. Năm 1991-95: làm nghiên cứu sinh, tháng 1-1996 bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ toán học hiện đại với đề tài Sự liên hợp các p-nhóm con Sylow của nhóm compact địa phương. Từ 1996 đến nay vẫn tiếp tục giảng dạy tại khoa toán trường Đại học Sư phạm Vinh. Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An (1996) Đã in: Lời khấn nguyện, Hội Nhà văn 1996, Kỳ Vọng (chung với 5 nhà thơ gốc toán: Thạch Quỳ, Lê Quốc Hán, Vương Trọng, ĐẶng Hấn, Phi Tuyết Ba), Văn nghệ TP Hồ Chí minh 1998; Bến vô cùng, Nxb Văn học 1999. |
NGUYỄN KHẮC PHÊ
VƯƠNG HỒNG HOAN
(Đọc: "Con người thánh thiện" tập truyện ngắn của Hữu Phương)
HOÀNG KIM NGỌC
Hồ Anh Thái thuộc số các nhà văn mà người đọc có thể “ngửi văn” đoán ra ngay tác giả. Bởi anh đã tạo cho mình được một giọng điệu không lẫn vào đâu được (dù nội dung kể ở mỗi cuốn sách là khác nhau).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân Tuyển tập Nguyễn Khắc Thứ vừa được xuất bản)
PHONG LÊ
Tính chiến đấu và chất thép - đó là nét quán xuyến trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cố nhiên bao trùm cả hoạt động viết của Người.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nếu tôi không nhầm thì phần lớn bạn đọc chưa hề biết tên bà Cao Ngọc Anh; nói chi đến việc nên hay không nên dành cho bà một vị trí trong làng thơ Việt Nam.
VÕ QUÊ
Ngày hồng (Nxb. Thuận Hóa, 2023) như tên gọi tập thơ là cả một cuộc hành trình dài “kỷ niệm bốn mươi tám năm ngày thống nhất đất nước”, “kỷ niệm bốn mươi tám năm chuyến đò dọc hẹn ước của Duy Mong - Xuân Thảo”.
MAI VĂN HOAN
Nguyễn Đắc Xuân là nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế. Đời thơ tôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2022) là tập thơ chính thức đầu tiên anh gửi tới bạn đọc.
HỒNG NHU
(Bài nói trong buổi tổng kết, trao giải cuộc thi thơ 1996 do Hội VHNT TT. Huế tổ chức. Nhà thơ Hồng Nhu, trưởng BCK trình bày)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Thật khéo, nữ sĩ Trần Thùy Mai trở về Huế vui xuân và gặp gỡ các bạn văn quen biết trong tòa soạn Tạp chí Sông Hương thân thuộc đúng vào lúc bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân ra mắt bạn đọc.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
1. Trong đời văn của Nguyễn Huy Tưởng có một ngày có thể được coi là trọng đại. Đó là ngày 8 Juin 1942. Ngày ấy ông chép lại vở kịch cũ Vũ Như Tô.
VƯƠNG HỒNG HOAN
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là một thi sĩ được nhiều người yêu thích và trân trọng. Cuộc đời và thơ ông luôn luôn được nhắc đến trong bạn đọc nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác.
LÊ XUÂN VIỆT
(Nhân đọc hồi ký "Âm vang thời chưa xa" của Xuân Hoàng. Nxb Văn học và Hội Văn nghệ Quảng Bình 1996)
LÊ THANH NGA
Châu Âu - một không gian văn hóa mà nền dân chủ phát triển trước nhất trong lịch sử nhân loại - ngay từ thời trung cổ đã là trung tâm của lễ hội Carnaval (tiếng Việt: lễ hội giả trang).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chuyện cũ Tử Cấm Thành - Kịch bản tuồng lịch sử của Nguyễn Phước Hải Trung - Nxb. Văn học, 2022)