Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Được tập hợp trong cuốn Nguyễn Nhược Pháp - Hoa một mùa - NXB Phụ nữ, người đọc sẽ được tiếp cận với nhiều sáng tác khác của ông như 3 truyện ngắn (Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư), 6 vở kịch (Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao), 10 bài thơ (Chùa Hương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây) và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp (về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, bài thơ Vần và điệu, sân khấu kịch đương thời...).
Một chàng trai còn quá trẻ nhưng lại nhìn cuộc đời theo cái cách của người già như nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét, phải chăng vì quá ư nhiều tha thiết với cuộc đời, cho nên trong một khoảng thời gian ngắn đã sáng tác được khối tác phẩm không hề nhỏ kia với một bút lực khỏe khoắn và dồi dào năng lượng.
Các truyện ngắn và kịch của Nguyễn Nhược Pháp lấy chủ đề chung là các câu chuyện trong gia đình buổi giao thời với những xung đột mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa bạn bè đồng trang lứa. Lời văn giản dị mà hóm hỉnh, kín đáo bộc lộ tính cách của nhân vật.
Trong thể loại thơ, ông tập trung vào các nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử qua đó thể hiện những tâm tư của mình.
Đến thể loại phê bình, Nguyễn Nhược Pháp như một con người khác, ông chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng tác phẩm, tác giả bằng một lối viết điềm đạm, dí dỏm. Không thể phủ nhận được trình độ Pháp văn của Nguyễn Nhược Pháp khi ông viết những bài phê bình sắc sảo này lúc mới chỉ ngoài đôi mươi.
Nguyễn Nhược Pháp viết văn, làm thơ, kịch, và cả viết phê bình nữa bằng một cái duyên bút mực hết sức nhã nhặn, đằm thắm mà không hề kém phần hài hước kín đáo. Có cảm tưởng đằng sau mỗi con chữ lại là một nụ cười mỉm của chàng thanh niên cứ lặng lẽ quan sát và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình. Các sáng tác của ông đã đưa thêm một góc nhìn về đời sống văn hóa của xã hội Việt Nam buổi giao thời, đồng thời đâu đó chúng ta cũng cảm nhận phảng phất những nỗi buồn trong góc khuất của một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, cô đơn.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1938-2018), Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp với Đại học Văn hóa tổ chức tọa đàm "Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp" vào ngày 9-11.
Theo Mai An - SGGPO
1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).
Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.
Ở vào tuổi 99, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn tỏ ra minh mẫn và tinh anh khi giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức vào sáng ngày 20-9, tại Đường sách TPHCM.
Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.
"Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.
Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.
“Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.
Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9, NXB Kim Đồng giới thiệu những cuốn sách về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhằm góp phần bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ ngày 2.9.1945.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950, là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, với những sáng tác truyện ngắn đặc sắc, mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích, hoặc lịch sử. Với Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông A và NXB Văn học), bạn đọc sẽ được gặp lại một cuốn sách vừa quen vừa lạ.
Được xem là tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết Số đỏ đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Mới đây, tác phẩm vừa được trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới do Công ty Sách Đông A và NXB Văn học ấn hành.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nghiên cứu bản sắc văn hoá của người Việt Nam đã nêu ra bốn yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Theo tôi trong bốn yếu tố ấy thì quan trọng nhất, khi hai yếu tố kia đã có rồi, là thân phận và diện mạo, vì hai yếu tố này mới xác nhận vị thế một con người trong xã hội.
Tôi xúc động rưng rưng khi đọc những trang đầu cuốn sách mới của nhà văn Ngô Thảo với đầu đề “Nghiêng trong bóng chiều” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2020), mừng ông tròn tuổi 80. Ông mở đầu: Khi trò chuyện với người già, lớp trẻ sợ nhất là các vị ôn nghèo, kể khổ về thời bao cấp.
Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.
Bao năm qua, những sáng tác về Hà Nội đều đặn ra mắt công chúng. Không phải ngẫu nhiên nhiều tác giả luôn ưu ái dành một góc văn chương của mình để viết về Hà Nội, bởi tình yêu, sự mến thương và cảm giác gắn bó với mảnh đất Thăng Long xưa.
Tiểu thuyết “Những ngày cách ly”, tác giả Bùi Quang Thắng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh dài 160 trang được viết trong 12 ngày, đề tài liên quan đến dịch Covid-19. Đọc xong, điều đầu tiên, cũng đáng nể người viết, người biên tập, đây hẳn là cuộc chạy đua để cuốn sách đến được với bạn đọc trong thời gian nhanh nhất có thể.
Bộ sách đồ sộ với độ dày gần 5000 trang tập hợp 30 nhật ký của những người lính trong chiến tranh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gọi đây là bộ hồ sơ văn hóa Việt Nam. Còn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng thì coi bộ sách là dấu ấn tâm hồn của các anh hùng liệt sĩ.
5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.
Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.
Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng...
Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.