Sáng ngày 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch -Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII phát biểu khai mạc
Tham dự có Thứ trưởng Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch -Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII; ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đông đảo nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam.
|
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ khai mạc |
Lễ khai mạc Liên hoan phim mang đậm đậm phong cách Huế với những tiết mục văn nghệ như Nhã nhạc cung đình, tiết mục múa Lục cúng Hoa đăng và tiết mục Chầu văn Vẻ đẹp Cố đô. Bên cạnh đó, Ban tổ chức và các khách mời đã mang trang phục áo dài Ngũ thân nhằm quảng bá và tôn vinh áo dài, giúp đẩy mạnh việc thực hiện đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.
Với đặc điểm của một kỳ Liên hoan Phim diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII xác định, yêu cầu, mục tiêu đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 lên hàng đầu, đồng thời linh hoạt, thích ứng trong điều kiện "bình thường mới" để tổ chức Liên hoan Phim một cách tốt nhất. Ban Tổ chức đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị các phương án phòng chống dịch bệnh với mức độ an toàn cao nhất.
|
Tiến sĩ Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi lễ |
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII được tổ chức nhằm chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, với mục tiêu: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
Với khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn”, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đưa 126 bộ phim tham dự các thể loại gồm: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình tới công chúng khán giả thành phố Huế và khán giả cả nước theo hình thức phổ biến trực tiếp ở 4 cụm rạp tại thành phố Huế từ ngày 18/11 đến 20/11/2021 và trên nền tảng số của VTVGo Đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 14/11 đến 20/11/2021. Đồng thời, có 4 bộ phim của điện ảnh Việt Nam đã từng quay tại Huế cũng được đưa vào lịch chiếu phim của cả hai hình thức để phục vụ khán giả. Tổng số phim được phổ biến đến khán giả là 130 phim.
|
Ra mắt Ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII (Thể loại phim truyện) |
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch nhấn mạnh: Liên hoan Phim sẽ trở thành dấu ấn văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của năm 2021, góp phần giới thiệu với công chúng cả nước nói chung và khán giả Thừa Thiên Huế nói riêng về nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đã hình thành và phát triển trong gần 70 năm qua và hội nhập với thế giới để trở thành một ngành công nghiệp văn hóa phát triển.
|
Tiết mục múa Lục cúng Hoa đăng biểu diễn trong Lễ khai mạc Liên hoan Phim |
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 1999, Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vinh dự tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XII. Từ đó đến nay, Thừa Thiên Huế được nhiều nhà sản xuất phim chọn làm bối cảnh cho những bộ phim điện ảnh đạt các giải cao ở Liên hoan phim trong nước và quốc tế. Thông qua điện ảnh Thừa Thiên Huế không chỉ để lại trong lòng người xem sự yêu mến, mà còn tạo được những dấu ấn về các địa danh du lịch nổi tiếng với không gian thơ mộng, lãng mạn, yên bình, hay những nét đẹp trong văn hóa, trang phục, ẩm thực và phong cách sống của con người xứ Huế.
Năm 2021, sau 22 năm Huế lại được chọn làm nơi tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII, một sự kiện lớn mà những người làm phim hướng đến để thể hiện sự đam mê, sáng tạo, để cống hiến những bộ phim hay nhất cho người xem. Đồng thời đây cũng là dịp để Thừa Thiên Huế giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc, tinh hoa của văn hóa Huế đến với đông đảo bạn bè trong nước với định hướng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên lĩnh vực điện ảnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.
Phương Anh
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.