SHO - Sáng ngày 17/3, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên -Huế tổ chức Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ nhất tại thành phố Huế.
Quang cảnh hội thảo
Tham dự Hội nghị - Hội thảo, có gần 150 đại biểu là các hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam các chi hội thuộc các 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế; đại diện lãnh đạo các cơ quan văn hóa, văn nghệ ở Trung ương, các tỉnh thành trong khu vực; đại diện Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam và một số nhà lý luận - phê bình Mỹ thuật quan tâm đến Mỹ thuật Bắc miền Trung.
|
Đoàn Chủ tịch Hội thảo Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Hội VHNT TT-Huế, Họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam và Họa sĩ Vi Kiến Thành - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (từ trái qua) |
Với tính chất “kép” của buổi gặp mặt và thảo luận lần này, Hội nghị - Hội thảo đã đi sâu vào những chủ đề về đánh giá những thành tựu đã đạt được trên các phương diện sáng tác, công bố tác phẩm, đội ngũ, đào tạo, các hoạt động Mỹ thuật, tác giả, tác phẩm và những đề xuất về tổ chức, các hoạt động nhằm đưa Mỹ thuật khu vực phát triển vững mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
|
Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, trình bày tham luận tại Hội thảo |
Các bài tham luận đã tổng kết những chặng đường của Mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung qua những giai đoạn gắn liền với lịch sử dân tộc: trước cách mạng tháng 8; trong kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ, thời kì đổi mới và giai đoạn hiện nay. Đáng chú ý nhất là bài viết: “Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung một chặng đường” của Họa sĩ Trần Khánh Chương; “Một thoáng Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung trước cách mạng tháng 8” của tác giả Khánh Phương; “Hội họa Bắc miền Trung những năm thánh không quên” qua hoài niệm của họa sĩ Lê Trí Dũng …
|
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Hội VHNT TT-Huế trình bày tham luận: " Mỹ thuật Huế hôm nay với những cái cần có để phát triển" |
Bên cạnh đó, Hội nghị - Hội thảo đã dành nhiều thời gian để bàn luận, đánh giá về thành tựu cũng như tồn tại trong sáng tác theo các chuyên ngành sáng tác như Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Mỹ thuật ứng dụng, Phê bình mỹ thuật. Các tham luận “Mỹ thuật ứng dụng khu vực Bắc miền Trung-một mảnh đất cần chăm bón” của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, “Tính cách Mỹ thuật Bắc miền Trung” của nhà Phê bình Nguyễn Đỗ Bảo… đã tập trung làm rõ những chủ đề chuyên ngành trên.
Mặt khác, nhiều bài viết đã tập trung về đánh giá tổ chức, đội ngũ và các hoạt động chuyên môn, công bố tác phẩm của 6 tỉnh Bắc miền Trung. Trong đó, nổi bật lên những chủ đề lớn như: vị trí Mỹ thuật Bắc miền Trung trong nền Mỹ thuật hiện đại Việt Nam; sự liên kết hoạt động giữa các hội Mỹ thuật của khu vực Bắc miền Trung; Đào tạo Mỹ thuật của khu vực; bàn về các tác giả-tác phẩm tiêu biểu của Mỹ thuật Bắc miền Trung (đội ngũ các thế hệ, tác giả trẻ, tác giả nữ) ; Những đề xuất về tổ chức và hoạt động Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung.
Đặc biệt, Hội nghị - Hội thảo cũng đã chỉ rõ những điểm còn tồn tại đáng lưu tâm như việc phát triển hội viên còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng; các tỉnh trong khu vực ít hợp tác trong các hoạt động Mỹ thuật chung; không nhiều tác phẩm đóng góp vào các công trình quần chúng; một số tỉnh còn là “vùng trắng” của các giải thưởng lớn như giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước…
Hội nghị - Hội thảo Mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung lần thứ nhất diễn ra trong hai ngày 17 và 18/3, đã tạo điều kiện cho các nghệ sĩ tạo hình của khu vực có thời gian và điều kiện nhìn lại những chặng đường đã qua và những quan tâm, định hướng cho sự phát triển của Mỹ thuật khu vực trong tương lai.
PV
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Chiều tối 26/01/2024, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong ba thành phố đại diện cho Việt Nam vinh dự được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024-2026) cùng với thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).