Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.
Tùng Thiện Vương Miên Thẫm - Xuân Diệu
Tùng Thiện Vương Miên Thẩm khẳng định: “Phàm một cái gì đó chẳng luận hay dở, đều có người trước dẫn đường”. Tuy nhiên, đối với Miên Thẩm, kế thừa phải có sáng tạo: “Cái mới của thơ, có khi là do dùng lại lời của cổ nhân có sửa đổi đi một hai chữ mà càng mới”. Ông phê phán gay gắt việc kế thừa mà không sáng tạo. Ông gọi đó là hiện tượng “hư ngôn” (bắt chước một cách máy móc, vụng về). Theo ông: “Nhạn và tuyết nước Nam ta không hề có. Mọi người cho rằng đó là hai chữ hay nên phần lớn thường dùng. Không biết rằng hư ngôn rốt cuộc chẳng có ích gì?” (Thương Sơn thi sao).
Nhà thơ Xuân Diệu thì nói một cách hết sức dí dỏm: “Ăn cắp cái hay của người khác, nhưng phải biết phi tang để không ai biết, thì nó sẽ là của mình”. “Ăn cắp” là nhà thơ muốn nói đến kế thừa, còn “phi tang” là sáng tạo. Trong bài tiểu luận Sự uyên bác với việc làm thơ, Xuân Diệu thật thà “khai báo” mình đã “ăn cắp” và “phi tang”như thế nào: “Tháng mười năm 1981, khi nói chuyện tại Đại học Soóc-bon Pa-ri về đề tài tình yêu trong thơ Xuân Diệu, bài thơ tình mà tôi dẫn đầu tiên là bài Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì trong bài thơ ấy tôi vay mượn của thi sĩ Pháp. Tôi muốn người Pháp thấy một thi sĩ Việt Nam chân thực đền ơn trả nghĩa và cũng uyên bác, họ sẽ vui, và tôi sẽ đắc nhân tâm, mà đắc nhân tâm tức là được chính trị.
Nhà thơ Pháp Ê-mông có bài thơ ngắn rất nổi tiếng Đi là chết ở trong lòng một ít. Đúng quá, những lứa đôi muôn đời đứt gan đứt ruột phải biệt xa nhau. Khoảng 1934-1935, tôi đang yêu, bèn vận vào mình và chuyển sang Yêu là chết ở trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu/ Cho rất nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu. Câu thứ ba tôi lấy dáng dấp một câu trong bài thơ tình duy nhất của A-rơ-vét (1806-1850). Tất cả sự nghiệp sáng tác của ông đã vào trong lãng quên, duy có bài Lòng ta chôn một mối tình là sống mãi. Trong đó, câu: Dù anh có đi trọn con đường trần thế/ Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì, tôi chuyển thành Cho rất nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu”.
Mà đâu chỉ có Xuân Diệu, nếu tỉ mẩn đối chiếu, so sánh ta sẽ phát hiện không ít những trường hợp “ăn cắp” và “phi tang” một cách khá tài tình như thế trong kho tàng văn học nước nhà. Chẳng hạn đoạn thơ sau đây: Li khách! Li khách con đường nhỏ/ Chí nhớn chưa về bàn tay không/ Thì không bao giờ nói trở lại/ Ba năm mẹ già cũng đừng mong (Tống biệt hành) của Thâm Tâm phảng phất hơi hướng giọng Kinh Kha: Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn/ Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn.
Hai câu thơ: Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu (Huy Cận) ảnh hưởng ít nhiều bốn câu thơ của Trần Tử Ngang trong Đăng U Đài ca: Tiền bất kiến cổ nhân. Hậu bất kiến lai giã/ Niệm thiện địa chi du du/ Độc thương nhiên như thế hạ. Câu: Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa (Huy Cận) gợi nhớ hai câu thơ nổi tiếng của Vương Bột: Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thuy thủy cọng trường thiên nhất sắc…
Xét cho cùng, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đều là những tác phẩm kế thừa trên cơ sở tầm hiểu biết sâu rộng nền văn học cổ Trung Quốc. Chẳng hạn, muốn viết được câu: Trước sau nào thấy bóng người/ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông, thi hào Nguyễn Du phải nằm lòng hai câu thơ nổi tiếng của Thôi Hộ: Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong. Như vậy, muốn kế thừa thì phải có hiểu biết, có kiến thức. Mà muốn có hiểu biết, có kiến thức thì không thể không học, không đọc tiền nhân. Vấn đề là đối với người làm thơ phải đọc và học như thế nào?
Bàn về sự học, Khổng Tử cho rằng: “Đã gọi là thầy thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn nửa chữ là có thể làm thầy. Chung quy chia làm hai hạng tiên sư và tục sư. Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư kéo kiến thức trong bụng học trò ra. Hạng tục sư nhét kiến thức từ ngoài vào. Tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách…”.
Thiết nghĩ, những lời này của Khổng Tử đáng cho chúng ta tham khảo trong việc cải cách dạy và học hiện nay. Đối với người làm thơ những lời này cũng phần nào định hướng cho việc lựa chọn tác giả, tác phẩm để đọc, để học, để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong sáng tác.
Theo Mai Văn Hoan - GD&TĐ
Sáng thứ bảy 11-7, tại Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.