Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Sông Hương đoạn trước điện Hòn Chén – nơi được cho là có “rùa thần” nghìn ký xuất hiện
Đó là “ngài”, do mỗi lần “ngài” nổi lên mặt nước ắt báo trước cho một biến cố, tai ương nào đó sắp sửa ập đến. Vậy sự thật về con rùa khổng lồ này có hay không? Chúng tôi đã tìm gặp những người khẳng định họ chính mắt nhìn thấy “rùa thần”.
Huyền tích đền thiêng
Tương truyền, điện thờ Hòn Chén (còn có tên điện Huệ Nam) là nơi người Chằm thờ nữ thần Ponagar (Nữ thần Mẹ xứ sở), sau đó người Việt tiếp tục thờ bà dưới tên gọi Thánh mẫu Thiên y A Na – thánh địa đạo Mẫu của miền Trung hiện nay. Theo những bậc bô lão làng Ngọc Hồ, ngày trước có đôi vợ chồng lão ngư không rõ quê quán thường đến đoạn sông trước điện đánh cá.
Một hôm, người chồng lặn xuống đáy sông gỡ lưới bị vướng vào đá. Ở trên thuyền bà vợ đợi mãi nhưng không thấy chồng trở lên. Bà kéo sợi dây buộc vào người chồng lúc lặn xuống thì thấy nhẹ tâng. Nghĩ rằng chồng đã chết, bà ôm mặt khóc ròng rã mấy ngày liền trên sông. Thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra khi gần một tuần sau, lão ngư không biết từ đâu đột ngột xuất hiện tại nhà trước sự ngỡ ngàng của bao người.
Khi được hỏi, lão ngư kể rằng đã lọt vào chốn thiên đường dưới đáy sông. Ông kể rằng dưới lòng điện Hòn Chén là ngôi động lớn có thần tiên sinh sống. Họ căn dặn ông lão khi trở về trần gian không được lộ bí mật này với ai, nếu không sẽ phải chết. Dù nhớ rõ lời dặn, nhưng vì không giữ được cảm xúc nên ông buột miệng kể ra. Vậy là đúng mấy hôm sau lão ngư kia mắc bệnh lạ qua đời.
Càng kỳ bí hơn khi những thợ lặn săn cá sau này đồng khẳng định, bên dưới lòng sông ở chân điện Hòn Chén có một cửa hang rộng bằng căn nhà cấp bốn. Tuy nhiên, không ai đủ can đảm lặn vào bên trong, bởi cửa hang tối sậm, đen sì. Từ đó, ai nấy đều tin rằng sự tích vợ chồng lão ngư đánh cá không hẳn chỉ là lời đồn thổi hoang đường.
Ông Huỳnh Ngọc Hiển (58 tuổi) – đã 22 năm sống cạnh điện Hòn Chén – cho biết thêm, ngày trước điện rất thiêng. Mỗi lần chèo đò ngang qua điện phải thật nhẹ nhàng, không được để mặt sông gợn sóng lớn. Người chèo đò phải ăn mặc chỉnh tề, đàng hoàng.
Ông Hiển kể lại câu chuyện tận mắt mình chứng kiến: “Thời chống Mỹ, có đám lính dám cả gan vứt những tấm liễn đối trong điện xuống sông. Hôm sau đám lính ấy ra sông tắm mát thì bất ngờ 3 tên bị chết “bất đắc kỳ tử”. Bụng tên nào tên đó trương phình kỳ lạ, dù đã được cứu vớt tức thì. Thánh mẫu đã trừng trị bọn chúng do tội hỗn xược đó”.
Bản thân ông Hiển hồi trẻ từng vô ý bẻ cành bội đem về nấu nước uống cũng bị đau bụng suốt tuần lễ. Chạy chữa mãi không khỏi, bất chợt nghĩ đến việc mình bẻ cành cây tại điện Huệ Nam, ông Hiển vội thắp ba cây nhang lên điện khấn nguyện liền khỏi bệnh ngay.
Sự thiêng liêng ở điện Hòn Chén không ai không biết đến. Người dân làng Ngọc Hồ thuật lại thời cha ông họ không ai dám tùy tiện lên điện. Chỉ những dịp lễ lớn, dân làng mới tổ chức hành lễ lên điện tưởng nhớ công ơn Thánh mẫu. Người ta còn cho rằng, chính nhờ ơn Thánh mẫu phù trợ nên từ bao đời nay làng Ngọc Hồ mùa màng bội thu, tiết khí yên bình.
Giai thoại về “rùa thần” nghìn ký
Trong tất cả các giai thoại về điện Hòn Chén, ly kỳ nhất vẫn là câu chuyện về “rùa thần” thường nổi lên mặt sông báo ứng. Nói vậy bởi mỗi khi “rùa thần” nổi là có một điềm dữ sắp sửa xảy ra. Có lẽ chưa ai quên trận lũ hồi năm 1999 làm hàng trăm người chết ở Thừa Thiên – Huế. Riêng với người dân Ngọc Hồ, họ nói đã biết trước được cơn đại hồng thủy này nhờ “rùa thần” báo tin.
Anh Lê Đình Mỹ – người làng Ngọc Hồ – cho biết, anh từng ba lần chứng kiến “rùa thần” nổi. Trong đó, có lần trước trận lũ năm 1999 hơn một tháng. “Năm đó rùa nổi lên tại đoạn sông thuộc phường Kim Long. Rùa to lắm, chỉ thấy mai rùa đen sì, to bằng chiếc xe công nông ấy. Cụ rùa nổi chừng khoảng 15 phút thì lặn xuống lại, người dân kéo đến xem chật cứng cả đường. Đúng một tháng sau đó trời chuyển mưa to gió lớn, nước lũ ngập đến mái nhà” – anh Mỹ nhớ lại.
Bảy năm sau đó (năm 2006), khi cơn bão Xangsane với mức độ tàn phá kinh hoàng ập đến, người ta cho hay trước đó “rùa thần” cũng đã nổi lên ứng báo. Rút kinh nghiệm lần trước nên trong trận bão này, làng Ngọc Hồ không bị thiệt hại gì đáng kể. Một nhân chứng nữa thừa nhận từng nhìn thấy “rùa thần” là anh Trần Viết Hiếu. Theo lời anh Hiếu kể lại, khoảng 5 – 6 năm về trước, trong chuyến đi hành lễ tại điện Hòn Chén, “rùa thần” bất ngờ nổi lên làm một chiếc thuyền nghiêng đổ.
Rất may đội canô cứu hộ gần đó đã kịp thời cứu vớt những nạn nhân rơi xuống sông, không có thiệt hại về người. Lần khác, khi đang câu cá gần bờ sông, Hiếu thêm lần nữa sửng sốt khi giữa lòng sông bọt khí sủi lên từng bọng lớn, tiếp đó chiếc mai rùa khổng lồ từ từ xuất hiện. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao lần này “ngài” chỉ nổi chừng vài phút rồi lặn mất dấu.
Bây giờ đến thôn Ngọc Hồ hỏi chuyện “rùa thần” ai cũng biết, người thì ước đoán cụ rùa to bằng xe bagác, người lại cho rằng cụ rùa to bằng chiếc xe công nông. Riêng ông Huỳnh Ngọc Hiển lại chắc chắn như đinh đóng cột: “Thực chất đó là con trắn, nhưng vì hình dáng khá giống rùa nên người ta quen gọi là rùa. Trắn dẹt hơn rùa và có khả năng sống dưới nước lâu. Nếu như rùa một hai ngày phải nổi để hít thở ôxy thì trắn có khi cả tháng mới nổi khỏi mặt nước một lần. Con trắn sống ở dưới điện Hòn Chén to hơn cả nền nhà 5m×7m hiện tôi đang ở đây này”.
Chất giọng trang nghiêm, ông Hiển kể lại lúc trước từng nghe kể nhiều về “rùa thần” nhưng không tin, ông chỉ nghĩ đó là lời đồn thổi do những người mê tín dựng nên. “Nhưng hè năm 2004, anh Thắng chuyên chở khách sang sông mách nhỏ với tôi giữa sông có con rùa to lắm, không tin cứ nhằm ngày mồng 1 hoặc rằm lên sẽ thấy. Tò mò nên đợi đến ngày rằm tháng đó, tôi neo thuyền đứng trên bờ nheo mắt rình xem thực hư thế nào.
Đúng giữa trưa, mặt sông bỗng nhiên nổi tăm lớn sùng sục như nước đang sôi, sau đó là con vật khổng lồ lù lù nổi lên khỏi mặt nước chừng 20cm. Riêng cái đầu của “ngài” đã to bằng chiếc am thờ cao 3m. Lưng “ngài” đen và rộng hơn nền nhà này kia. Lúc lặn xuống, ”ngài” phun nước lên cao, bọt nước nổi liên tục mấy giờ sau mới hết” – ông Chiến vừa nói vừa chỉ tay xuống nền nhà của mình so sánh.
Người đàn ông này còn cho biết thêm, theo ước tính con vật mà ông gọi là trắn phải nặng đến khoảng 10 tấn. Như vậy, nếu phán đoán của ông Hiển phần nào là đúng thì “rùa thần” dưới sông Hương to gấp nhiều lần so với cụ rùa ở hồ Gươm mà chúng ta từng biết đến (?!).
Ông Hiển còn suy đoán “rùa thần” sống trong hang đá dưới lòng điện Huệ Nam và thi thoảng mới xuất hiện vào các ngày sóc, vọng (ngày mồng một, ngày rằm, lễ vía Thánh mẫu…). Thời gian “rùa thần” xuất hiện thường vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối.
Nói về lai lịch “rùa thần”, ông Hiển ”bật mí” từng nghe ông nội, bố mình kể lại từ xưa trên núi Ngọc Trản (nơi điện Hòn Chén tọa lạc) đã có con rùa lạ sinh sống, không ai dám săn bắt. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng “rùa thần” xuất thân từ chùa cổ Thiên Mụ. “Nghe nói con rùa được nuôi trong chùa, về sau rùa lớn quá nên sư thầy đem thả xuống sông Hương. Sau đó, “rùa thần” chuyển đến sinh sống tại đoạn sông trước điện Huệ Nam ngày nay” – một người dân khác nhận định.
Điện Hòn Chén – nơi Vua Đồng Khánh từng xưng thánh.
Tuy nhiên, thời gian trở lại đây người ta không còn chứng kiến cảnh “rùa thần” nổi lên như trước nữa. Ông Hiển hành nghề thả vó trên sông nhẩm tính ít nhất đã 8 năm nay ông không thấy “ngài” xuất hiện.
Sự vắng bóng của “rùa thần” được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau. Có ý kiến cho rằng trời đất yên bình nên “ngài” không nổi lên làm gì. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thời gian gần đây hoạt động thuyền bè trên sông đi lại tấp nập, phá tan sự tĩnh lặng nên “rùa thần” không thể nổi lên.
“Tàu bè khai thác cát sạn, thuyền du lịch nổ máy ầm ầm thế kia thì con vật nào còn dám ngoi đầu lên chứ? Ngày trước khúc sông này vốn tĩnh lặng, trong lành lắm. Đất lành chim mới đậu, sông nước có tĩnh “ngài” mới lên được chứ” – cụ Ngái, bô lão thôn Ngọc Hồ khi tiếp chuyện chúng tôi bên vỉa hè đường lên điện Hòn Chén – nói.
Như vậy, rất nhiều nhân chứng đã khẳng định họ tận mắt nhìn thấy con rùa khổng lồ tại đoạn sông Hương thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà. Chúng tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này để những nhà chuyên môn có thể tìm hiểu, nghiên cứu. Biết đâu một ngày nào đó, cả thế giới sẽ chấn động với phát hiện về con rùa có kích thước lớn nhất tại Việt Nam thì sao?
Theo Lao Động
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.
Chiều ngày 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, khóa VIII với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế, chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh, với những dịch chuyển đáng chú ý khi đề án Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương đã được chính phủ đệ trình quốc hội.
Tạp chí Sông Hương và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà thơ PHẠM TRƯỜNG THI - đại diện Tạp chí Sông Hương tại tỉnh Nam Định đã từ trần hồi 06 giờ 45 phút ngày 11 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thìn) tại tư gia. Hưởng thọ 78 tuổi.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 9.516 tỷ đồng. Đó là những thông tin quan trọng đáng chú ý nhất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức chiều ngày 01/11.
Chiều ngày 01/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10/2024 tại Nhà hát Sông Hương số 1 Lê Lợi, Tp. Huế, Học viện Âm nhạc Huế đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp với một chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng và đa dạng thể loại.
Để kịp thời chúc mừng và động viên em Võ Quang Phú Đức - Quán quân đường lên đỉnh Olympia 2024, sáng ngày 16/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tuyên dương – khen thưởng.
Ngày 10/10/2024, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhân dịp ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. Đây là buổi gặp mặt thân mật kết nối những người quản lý, xây dựng chính sách với khối quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị duy nhất đến từ Thừa Thiên Huế được trao giải thưởng Chuyển đổi số năm nay, do Hội Truyền thông số Việt Nam cùng đơn vị liên quan đã tổ chức.
Tiếp tục coi các hoạt động báo chí là nguồn động lực phát triển. Đó là một trong số các quan điểm được đồng tình chia sẻ tại hội nghị đánh giá việc thực hiện phần mềm mạng lưới phát ngôn và họp báo thường kỳ quý III năm 2024 vào chiều 04/10, do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Sáng 29/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao - Thành phố Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế đã chính thức ra mắt.
Sáng ngày 26/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 (Đợt 2) để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ, cho ý kiến về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.Tham dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Phương Thủy, Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.
Chiều ngày 25/09/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ vinh danh Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tại Hội trường Văn phòng UBND. Buổi lễ cũng ghi nhận các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà với nhiều hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng ngày 25/9, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về đầu tư tu bổ, cải thiện trường học, hệ thống y tế và hệ thống Kinh thành Huế. Tổng cộng đã có 24 nghị quyết quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực được xem xét thông qua.
Vào lúc 19h30 ngày 23/09/2024, tại Nhà hát Sông Hương, Tp.Huế dã diễn ra chương trình Nghệ thuật Áo dài Huế với chủ đề "Linh Phụng". Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu của Festival Huế 2024.
Trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” và dự án “Bảo tồn, trùng tu và phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại Điện Phụng Tiên”, trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức GEKE đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục di sản thu hút đông đảo trẻ em.
Sáng 18/09/2024, lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ VII (2018 - 2023) đã long trọng diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thừa Thiên Huế, vinh danh 57 tác phẩm, là kết quả lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của các cá nhân, tập thể.