Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.
Đường vào lăng
Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng độc đáo. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây-Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Cách lăng 8 km về phía trước, ngọn núi Chằm sừng sững được chọn làm tiền án. Dòng sông Hương chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường. Ngay cách chọn “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ” cũng có những nét khác thường: đồi Vọng Cảnh ở bên này sông được chọn làm “rồng chầu”, nhưng “hổ phục” lại là ngọn Ngọc Trản ở bên kia sông. Đằng sau, núi Kim Ngọc xa mờ trong mây được chọn làm hậu chẩm; đồng thời, những người kiến trúc lăng còn đắp thêm một mô đất cao lớn ở ngay sau lăng để làm hậu chẩm thứ hai. Một nét riêng khác là lăng không có La thành bao quanh. Nếu ở lăng Gia Long, La thành bằng gạch được thay thế bởi vô số núi đồi bao quanh như một vành đai tự nhiên, hùng tráng bảo vệ giấc ngủ cho vị tiên đế triều Nguyễn thì ở lăng Thiệu Trị, những cánh đồng lúa mượt mà, những vườn cây xanh rờn ở chung quanh được xem là La thành. Chính vòng La thành thiên nhiên đó tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình. Ông vua vốn được tiếng là thương dân đã yên nghỉ giữa ruộng vườn tươi tốt như cuộc đời bình dị của ông, không trăn trở nghĩ suy, không cầu kỳ, phức tạp mà mộc mạc thân quen vô cùng.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.