Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… tất cả đã tạo nên một Huế mộng mơ rất đặc trưng và luôn là điểm đến thú vị đối với mọi du khách.
Cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc. Khắp thành phố vẫn lưu giữ được những lăng tẩm, đền đài và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm tuổi.
Kiệt tác quần thể di tích
Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài lăng miếu lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc... Quần thể di tích này (bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành) tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài.
Kinh thành Huế được khởi công xây dựng vào đời vua Gia Long và hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng, bao gồm các di tích: Kỳ đài; Quốc Tử Giám; điện Long An; Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế; đình Phú Xuân; hồ Tịnh Tâm; Tàng thư lâu; Viện Cơ mật - Tam tòa; đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công… là nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm, hiện nay là một trong số các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Hoàng thành bao gồm các di tích Ngọ môn; điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ miếu; Hưng Tổ miếu; Thế Tổ miếu; Thái Tổ miếu; cung Diên Thọ; cung Trường Sanh; Hiển Lâm các; Cửu đỉnh; điện Phụng Tiên - là khu vực hành chánh tối cao của triều đình Nguyễn nằm bên trong kinh thành và được giới hạn bởi các vòng tường thành bên ngoài. Hoàng thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia.
Sông Hương, núi Ngự thơ mộng
![]() |
Từ xưa đến nay, núi Ngự và sông Hương luôn là hai thắng cảnh được xếp vào hàng “top” của xứ Huế. Với vẻ đẹp do tạo hóa ban tặng cùng với sự gắn kết không rời, núi Ngự và sông Hương đã dần đi vào đời sống văn hóa của cộng đồng người dân địa phương.
Núi Ngự Bình nằm cách bờ nam sông Hương khoảng 3km thuộc phường An Cựu của thành phố Huế. Đây là một hòn núi tự nhiên có hình thù độc đáo: hai cánh hai bên đông tây đối xứng với nhau một cách đều đặn như do bàn tay con người đắp nên và tạo dáng; hai triền núi ở hai bên lại hơi chìa ra phía trước trông giống như hai cánh tay đang dang ra phía trước để chào đón một ai đó.
Từ trên không trung nhìn xuống, người ta thấy hòn núi có dạng hình cánh cung với phần lưng uốn nhẹ về phía nam. Dọc từ chân núi lên đến đỉnh là hàng thông reo vi vu suốt cả 4 mùa. Đặc biệt vào mùa thu, trong tiết trời dễ chịu, không khí trong lành, mọi người thường lên đây để ngắm toàn cảnh thành phố Huế và tận hưởng nhiều điều thú vị từ thiên nhiên.
Cùng với núi Ngự, sông Hương cũng đã đi vào thơ ca của biết bao người. Có người từng ví vẻ đẹp của sông Hương như sông Seine của nước Pháp. Đối với nhiều người, phong cảnh Huế sở dĩ đẹp là bởi dòng Hương giang… Nước trong vắt, dòng phẳng như tờ, ít khi có sóng gợn trên mặt, đi thuyền trên sông như đi trong hồ vậy. Huế không có con sông Hương thì tưởng như cái đẹp của xứ Huế giảm mất nửa phần. Về đêm, dòng sông Hương trở nên huyền hoặc hơn, ánh đèn điện hắt xuống dòng sông làm cho mặt nước như được tráng một lớp bạc lung linh.
Khám phá cồn Hến
![]() |
Cồn Hến là một hòn đảo nhỏ trên sông Hương (đoạn chảy qua thành phố Huế) được hình thành bởi sự bồi đắp của đất và phù sa.
Sử sách xưa không ghi chép cồn Hến xuất hiện trên sông Hương từ bao giờ nhưng theo một số tài liệu, ban đầu cồn Hến có tên là “xứ cồn cạn” do hai khe nước ở giữa cồn bị bồi lấp cạn dần, rất nhiều loài cá tôm đến đây sinh sống. Đêm đến nhiều người tới đây đánh bắt và đốt đèn đuốc soi sáng cả một vùng nên cồn được gọi là cồn Soi.
Cũng bởi sự hình thành cồn do bồi lấp mà về sau, dân cư ngụ ở đây đã lập nên làng có tên là Bồi Thành. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725-1738) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, Phú Vang, Thừa Thiên) được coi là người đầu tiên đến dựng chòi định cư và làm nghề cào hến. Từ đó người ta gọi là “cồn Hến”.
Cồn Hến nổi tiếng ngay trong chính cái tên của nó: “Cồn của loài hến”. Được bao bọc bởi sông Hương, nơi đây bốn mùa cây cối xanh tốt, khí hậu ẩm mát và một điều đặc biệt dù bị khai thác rất nhiều nhưng khu vực xung quanh không bao giờ hết hến. Hến sông Hương có rất nhiều loài, nhưng loại ở cồn Hến rất đặc biệt.
Thân nhỏ, kích cỡ chỉ bằng viên bi, có mùi thơm dễ chịu, ruột hến ăn rất dẻo, hương vị đậm đà. Hến có thể chế biến thành các món: cơm hến, bún hến, hến xào… Xứ Huế có nhiều món chế biến từ hến, nhưng hến ở cồn Hến mới thực sự là đặc sản và kích thích sự tò mò của nhiều người.
Ngoài đặc sản hến, người dân cồn Hến còn trồng được loại bắp (ngô) rất kỳ lạ ở cuối cồn. Loại ngô này bắp rất to, các hạt đều tăm tắp, màu trắng, dẻo mềm và có vị thơm đặc biệt. Cứ dịp lễ, tết người dân cồn Hến thường dâng lên vua chúa hai đặc sản hến và bắp. Đây được coi là hai món sơn hào hải vị cũng chính là 2 món ăn mà đôi vợ chồng năm xưa khi đến khai hoang ở vùng đất này đã làm ra.
Mênh mông phá Tam Giang
![]() |
Nằm sát bên quốc lộ 1A, trải dài trên địa phận 3 huyện Quảng Điền, Phong Điền và Hương Trà, phá Tam Giang trở thành điểm đến cho những ai muốn tận hưởng sự thanh bình của miền sông nước hoang sơ.
Ngay trên mép cỏ nằm sát bờ, du khách có thể chứng kiến một phần nhịp sống sinh hoạt của người dân với hoạt động đánh bắt cá, tôm, cua… vốn là đặc sản của vùng đầm phá này. Đến với phá Tam Giang, ta nên đi vào mùa khô (khoảng tháng hai đến tháng bảy), đây là thời gian ít mưa bão, không có lũ. Vào mùa không có sóng, phá hiền hòa, thơ mộng với cảnh non xanh, nước biếc, mây trời lãng đãng. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ để thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, họa.
Trên hành trình khám phá phá Tam Giang, không gì thú bằng được ghé lại quán ăn ngay đầu đò ngang, thưởng thức những đặc sản cá, mực, tôm, cua, ghẹ… tươi rói. Vừa thưởng thức hải sản vừa hưởng thụ bầu không khí trong trẻo trên những chiếc chòi lá dựng sát mép nước. Chiều đầm phá lộng gió vẫn ngày ngày thổi qua cuộc sống thanh bình của những ngư dân quanh năm chỉ biết đến thả lưới giăng câu…
Với không gian sông nước bao la và yên tĩnh, những giá trị cảnh quan về đa dạng sinh học và đời sống của người dân, vùng đầm phá Tam Giang sẽ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách khi tham quan vùng sông nước rộng lớn này.
“Người đẹp” Lăng Cô
![]() |
Nếu ai đã một lần đến miền đất kinh đô Huế xưa, miền đất mộng mơ với tà áo dài tím, với nhịp cầu Tràng Tiền, sông Hương, bến Ngự, và với những bãi biển thoải dài mang vẻ đẹp hiền hòa thơ mộng thì không thể không ghé thăm bãi biển Lăng Cô.
Lăng Cô vốn là một làng chài thanh bình yên ả, ẩn mình dưới chân đèo bắc Hải Vân, nằm lọt giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn đâm ra biển, giữa đèo Hải Vân và Phú Gia. Lăng Cô có bãi cát thoai thoải dài tới 10km, làn nước biển trong xanh bao la, được bình chọn là 1 trong 27 vịnh biển đẹp nhất hành tinh.
Ngoài những hoạt động về du lịch biển, Lăng Cô còn ẩn giấu vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, kỳ thú trong những triền núi mờ sương: hẻm núi, suối, nguồn, hồ, đập, rừng và đá. Đây là nơi lý tưởng để cắm trại, ngắm cảnh, đi bộ trong rừng và nhiều chuyến đi phiêu lưu khác.
Theo Thể Thao Việt Nam
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.