Sáng ngày 25/1/2018, Ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên đã tổ chức lễ Họp mặt kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà tặng hoa cho đại diện ban liên lạc Cựu chiến binh quân khu Trị Thiên tại buổi họp mặt
Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phương Phó chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiếu tướng Võ Văn Chót – Nguyên Phó tư lệnh tham mưu trưởng Quân Khu 4, trưởng ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Quân khu trị thiên tại Quân khu 4, Trung tướng Lê Văn Hân- Nguyên phó chủ nhiệm tổng cục chính trị QĐNN Việt Nam…Cùng hơn 700 tướng lĩnh và Cựu chiến binh đại diện cho hàng vạn Cựu chiến binh cả nước.
Đúng đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 (ngày 30 và 31-1-1968), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đồng loạt nổ ra trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt ở Sài Gòn, Huế và nhiều thị xã, thị trấn, các căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong bối cảnh quân Mỹ - ngụy và các nước đồng minh của chúng tham chiến với một lực lượng quân sự lớn lên tới trên một triệu quân, có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, được phòng thủ vững chắc. Nhưng bằng cuộc tiến công táo bạo, bất ngờ, ta đã đánh thẳng vào các vị trí quan trọng nhất của địch như: Đại sứ quán Mỹ, Dinh Tổng thống ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Nha cảnh sát, Đài phát thanh Sài Gòn, tiến công làm chủ thành phố Huế và hầu khắp các vùng nông thôn rộng lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá huỷ một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch.
![]() |
Hơn 700 tướng lĩnh và Cựu chiến binh đại diện cho hàng vạn Cựu chiến binh cả nước về tham dự buổi họp mặt |
Tại chiến trường Trị - Thiên Huế, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy được diễn ra đồng loạt sau chiến dịch nghi binh ở Đường 9 Khe Sanh bắt đầu từ ngày 21/1/1968. Ngày 30/1/1968 quân và dân ta nổ súng đánh quận chiếm quận lị Phú Lộc và cắt đứt quốc lộ từ đèo Hải Vân ra Huế, phá sập cầu Hai, cầu nước ngọt, bức rút đồn An Lương Đông, Thừa Lưu, giải phóng khu vực xung yếu ven biển và phía Nam cầu Hai. Tại Quảng Trị, từ ngày 31/1, lực lượng ta tiến công vào một loạt đồn của địch gồm Nhà đèn, Ty cảnh sát, tòa tỉnh trưởng, điểm cao 49, La Vang, Tri Bưu, Thành cổ, Nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy làm chủ quốc lộ 1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh. Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31 tháng 01 năm 1968, tiếng súng tấn công bắt đầu vang lên khắp thành phố; sau 4 ngày chiến đấu liên tục quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng như: Dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang (hang ổ của Mỹ), sân bay Phú Bài…Sau 4 ngày chiến đấu liên tục, quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu trọng điểm như: Dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài phát thanh, hang ổ Mỹ ở khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang, sân bay Phú Bài …Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân Huế nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh…Hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du kích, tự vệ, các đội công tác.
Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi, phá hỏng nhiều máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 20 xã, 217 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn. Chiến công xuất sắc của quân và dân Thừa Thiên Huế đã được Trung ương Cục và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tặng 8 chữ vàng “Tiến công, nổi dậy, anh dũng kiên cường”.
|
Tại buổi họp mặt, đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh “ Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 68, nửa thế kỷ qua Đảng bộ và nhân dân Thùa Thiên Huế đã đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách, năng động sáng tạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.”
Trước đó, các tưỡng lĩnh, cựu chiến binh...đã có hành trình dâng hương, hoa báo cáo chủ tịch hồ Chí Minh tại quảng trường Hổ Chí Minh – Thành phố Vinh Nghệ An, viếng Đại tướng Võ Ngueyen Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến – Quảng Bình, viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang quốc gia đường 9 – Khe Sanh. Dâng hoa tại Bảo tàng Hồ Chí minh và viếng nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Huế và đài tưởng niệm liệt sĩ ở Phước yên , sân bay Tây Lộc.
Phương Anh
Sáng ngày 3/11, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Văn minh và nghệ thuật Champa nhìn từ sưu tập cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cho biết sẽ mở cửa khu trưng bày cổ vật Chàm (Kho Chàm) thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để phục vụ du khách, công chúng sau 71 năm đóng cửa kể từ khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945.
Sáng 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5, khóa XV để thảo luận và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Qua 4 lần xét duyệt, hiện Huế có 8 cổ vật, nhóm cổ vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm: đại hồng chung chùa Thiên Mụ; bộ súng thần công; bộ cửu đỉnh; bộ sưu tập vạc bằng đồng, bệ thờ Vân Trạch Hòa, bia Khiêm Cung ký, ngai vua triều Nguyễn và áo tế giao.
Chiều ngày 22/10, Trung tâm Liễu quán Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cùng nhóm nghiên cứu Cung điện Đan Dương chính thức cho ra mắt website thông tin về thời đại vua Quang Trung trên đất Huế tại địa chỉ cungdiendanduong.net.
Sáng 22 tháng10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi tổ chức tọa đàm - giới thiệu tác phẩm “Trước nhà có cây hoàng mai” của nhà báo Minh Tự
Chiều ngày 20/10, Thừa ủy quyền của Bộ quốc phòng, Đại tá Trần Minh Thanh, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 4 đã đến tỉnh Thừa Thiên Huế trao 300 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ.
Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Chiều ngày 19/10, tại Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với CLB Nhiếp ảnh nữ Hải Vân đã tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm ảnh nghệ thuật “Cuộc sống qua ống kính nhiếp ảnh nữ”.
Chiều 17/10, UBND tỉnh TT-Huế cho biết vừa phát công điện khẩn gửi UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh yêu cầu triển khai ngay công tác ứng phó với bão số 7.
Sáng 17/10, tại khu vực vườn hoa phường Vĩ Dạ (đường Phạm Văn Đồng, TP. Huế), đã diễn ra lễ khánh thành công trình Bia chiến công 11 Cô gái Sông Hương.
Mùa hè năm 2017, Huế sẽ thí điểm mở cửa một phần Đại Nội về đêm để đón khách tham quan.
Đêm chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng âm nhạc Miền Trung – The Central’s Got talent do Huda – thương hiệu “Đậm tình Miền Trung” tổ chức vừa được diễn ra tại công viên 3/2, đường Lê Lợi thành phố Huế.
Thanh trà xứ Huế từ lâu đã rất nổi tiếng và trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, là một trong 5 đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế xác lập kỷ lục châu Á, top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam (năm 2014).
Trong không khí hân hoan của phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ thành phố nói riêng đang thi đua lập thành tích và tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa chào mừng 86 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2016) và 6 năm ngày Phụ nữ Việt Nam.
Trong ngày thứ 3 tiến hành thăm dò khảo cổ tìm kiếm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các chuyên gia đã phát hiện một lớp đất, đá khác lạ như nền móng của một công trình kiến trúc.
Trong 9 tháng đầu năm, nhiều hoạt động thể thao được tổ chức trên địa bàn, thể thao thành tích cao liên tục đạt được kết quả cao.
Cảnh sát PCCC tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC (4/10/1961- 4/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân PCCC (4/10/2001- 4/10/2016).
UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt giá trị nhận chuyển giao Trung tâm Văn hóa Huyền Trân thuộc Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang quản lý sang cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, sử dụng theo giá trị sổ sách kế toán; với số tiền là 24.329.749.447 đồng.
Theo thông tin từ trang Tổ chức kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings) vừa chính thức giới thiệu Top 20 Di tích lịch sử nổi tiếng nhất Đông Dương.