Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Ông Nguyễn Thanh Bình, TUV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2022 phát biểu tại buổi họp báo
Festival Huế 2022 với chuỗi các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra quanh năm, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội mới được phân bố theo chủ đề từng mùa, tạo thêm sản phẩm du lịch phục vụ du khách và công chúng.
Kế thừa và phát huy thành công của các kỳ festival trước đây, Festival Huế 2022 với điểm nhấn là tuần lễ festival văn hóa - nghệ thuật, có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, diễn ra từ ngày 25/6 đến 30/6/2022. Đây là sự khẳng định cho nỗ lực của Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đưa cuộc sống trở lại bình thường sau đại dịch và là sự kiện góp phần kích cầu du lịch với mục tiêu phát triển du lịch “chủ động – bền vững – an toàn”.
Theo đó, Tuần lễ Festival Huế với nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội quy mô, độc đáo, hoành tráng sẽ diễn ra trong 06 ngày đêm (25/6 - 30/6/2022) như Chương trình Nghệ thuật Khai màn diễn ra vào lúc 20h00 ngày 25/6/2022 tại Quảng trường Ngọ Môn; Chương trình biểu diễn hàng đêm của các Đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế từ 19h30 đến 21h30 các ngày 26/6/2022 đến 29/6/2022 tại các sân khấu Quốc Tử Giám, Bia Quốc Học, Cồn Dã Viên, Công viên 3/2, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu Gỗ Lim; Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” diễn ra vào 16h00 từ ngày 26/6/2022 đến 28/6/2022, với hình thức quảng diễn đường phố sôi động của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, khai thác giá trị di sản văn hóa Huế, văn hóa vùng miền của các quốc gia trên thế giới; Lễ hội Biadiễn ra từ 17h30 ngày 26/6/2022 do Carlsberg thực hiện, sẽ ghi danh vào kỷ lục “Bàn tiệc dài nhất châu Á”, cùng bữa tiệc âm nhạc hoành tráng với sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam; Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra vào 19h30 ngày 27/6/2022 tại sân khấu Ngọ Môn. Chương trình quảng diễn “Tuồng Huế, Ngàn xưa âm vọng” diễn ra 07h00 ngày 28/6/2022, với lễ rước mặt nạ Tuồng và trình diễn Tuồng Cung đình trải dài từ Thanh Bình Từ Đường đến Nghinh Lương Đình; Chương trình “Hoàng cung giao hòa” 20h00 ngày 29/6/2022 tại Đại Nội; Đêm Gala giã bạn vào lúc 19h30 ngày 30/6/2022 tại cồn Dã Viên.
Bên cạnh đó, còn có các hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa, và rất nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng như: Lễ hội ẩm thực “Kinh đô Ẩm thực Huế với Bốn phương”, “Chợ quê ngày hội”, Lễ hội ẩm thực đường phố, Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”, Ngày hội Áo dài Cộng đồng Huế, Đêm nhạc EDM, Media Trip “Visit Huế”, Chương trình nhạc Trịnh dành cho đối tượng không chuyên, Hội chợ thương mại Quốc tế, Phố đêm Hoàng Thành, Giải đua thuyền SUP, Festival Rock “Trở lại Cố đô”... Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt trưng bày, triển lãm, hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau trong suốt thời gian diễn ra festival.
Festival nối kết giữa Huế trong lịch sử và Huế hiện tại để khẳng định một Huế tương lai, tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, kiến trúc, du lịch tâm linh, để Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. BTC rất hân hạnh được đón tiếp tất cả quý vị cũng như du khách gần xa về tham dự một mùa lễ hội ở cố đô Huế với nhiều nét mới, đặc sắc và ấn tượng. Những nội dung các chương trình chính, các đoàn nghệ thuật, các hoạt động hưởng ứng đã được cập nhật trên website chính thức của Ban tổ chức huefestival.com cũng như trên các nền tảng mạng xã hội và fanpage “Festival Huế”.
Phương Anh
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần còn được gọi là lăng Chín Chậu, có nhiều nét độc đáo so với lăng mộ các chúa Nguyễn khác.
BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề: “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tập san này (sau này người ta gọi là tạp chí) được xuất bản và lưu hành tại Việt
Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, có một vị thần gánh đất để ngăn sông đắp núi. Một hôm vị thần đó đang gánh đất thì bỗng nhiên đòn gánh bị gãy làm hai, nên bây giờ đã để lại hai quả đất khổng lồ khoảng cách nhau hơn một km đó chính là núi Linh thái và núi Túy Vân ngày nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.
Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...
Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.
Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam.