Hội tụ trong không gian mở

14:58 31/05/2019

Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

Ảnh: ITN

Đa chiều kết nối, đa chiều thể hiện

Hòa mạng toàn cầu từ năm 1997, đến nay Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới về internet, với 64 triệu người sử dụng (trên tổng số gần 97 triệu dân), chiếm 67%, tỷ lệ này ở các nước phát triển là 80%. Trong đó, tỷ lệ tham gia mạng xã hội lớn, khoảng 55 triệu dân, chiếm 57%. Số liệu do Hootsuite và We Are Social - công ty toàn cầu chuyên tư vấn và nghiên cứu truyền thông xã hội, công bố tháng 1.2019 cho thấy, trung bình mỗi ngày một người Việt Nam dành 6 tiếng 42 phút cho internet và 2 giờ 37 phút cho mạng xã hội.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, những năm gần đây, sự phát triển của truyền thông hiện đại, trong đó nổi bật là internet, đã và đang làm cho thế giới ngày một “nhỏ bé” hơn, con người được thỏa mãn về thông tin, sự hiểu biết thế giới, được xích lại gần nhau và bình đẳng hơn trên phương diện tiếp cận thông tin. Cuộc cách mạng internet làm cho thế giới phẳng hơn khi tạo ra đa chiều kết nối, đa chiều thể hiện bản sắc cá nhân, nhóm hay cộng đồng mà không chi phối nhiều bởi các đường biên giới quốc gia, khoảng cách địa lý hay sắc tộc, địa vị xã hội cũng như độ tuổi, giới tính.

Trong sự phát triển bùng nổ của internet, thuật ngữ “văn hóa mạng” nhanh chóng trở nên quen thuộc với nội hàm cơ bản là hệ thống những sự thể hiện, tương tác và cách ứng xử của con người trong không gian internet. PGS.TS. Từ Thị Loan, nguyên quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết, có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có thể thấy, văn hóa mạng là tổng thể ứng xử, hành vi, biểu đạt, tương tác trên internet của cộng đồng mạng. Môi trường mạng có đặc thù riêng, thể hiện ở: Tính mở - không giới hạn về không gian, thời gian, địa lý, biến Trái đất thành ngôi làng toàn cầu; và tính ảo, ở chỗ các quan hệ mang tính gián tiếp, ẩn danh, ẩn chủ thể, nhiều khi không thể hiện thật về bản thân, nên khó giám sát, ràng buộc về đạo đức, trách nhiệm; tính cởi mở, tự do, gắn kết lỏng lẻo... Các tính chất của không gian mạng tác động lớn và nhanh đến văn hóa của cộng đồng mạng.

Internet tạo ra sự năng động và hiệu quả cho công việc của các cá nhân và mang lại nhiều tiện ích cho xã hội. Các chiều kích tác động của nó có thể thấy khắp nơi, mọi lĩnh vực, như tạo ra dư luận, liên kết xã hội; trao tiếng nói cho nhiều nhóm xã hội yếu thế, giải phóng ẩn ức của cá nhân và nhóm. Internet còn làm thay đổi thói quen sinh hoạt, quan niệm về giao tiếp, tương tác, trải nghiệm; thậm chí thay đổi cả cách sử dụng ngôn từ hay cách thể hiện tình cảm; thay đổi phương thức tra cứu, chia sẻ thông tin, giao tiếp, kết nối. Trong lĩnh vực nghệ thuật, internet tác động, làm thay đổi cả phương thức sáng tạo trên tác phẩm, tạo nên sinh khí mới cho đời sống văn hóa khi có thêm những nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ... trên mạng thu hút được lượng công chúng lớn.

Thực - ảo song hành

 “Văn hóa mạng trở nên khác biệt so với những cách hiểu về văn hóa thông thường khiến cho chúng ta phải nhìn lại nội hàm cũng như cấu trúc khái niệm văn hóa. Phải chăng văn hóa chỉ là tinh hoa, là giá trị, hay còn là những thực hành hiện hữu trong đời sống thường ngày, trong không gian thực và không gian ảo?”.

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm

Không thể phủ nhận cuộc cách mạng số đã tạo ra những tác động vô cùng to lớn đối với xã hội, nhưng tốc độ phát triển quá nhanh của internet và những tiện ích của nó cũng khiến con người choáng ngợp và dần dần bị lệ thuộc. Lợi dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông ưu việt này cũng đã đưa tới nhiều hệ lụy không mong muốn cho xã hội. Những nhu cầu của con người, những câu chuyện ngoài đời thực được đưa lên internet; nhưng không dừng ở thế giới ảo, chúng đã và đang ảnh hưởng lớn đến đời sống thực. Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm, sự phát triển của văn hóa mạng đã đặt ra nhiều vấn đề, khi nó tác động đến suy nghĩ, lối sống, đạo đức, nhân sinh quan, bản sắc truyền thống văn hóa. Ví dụ, sự xuất hiện của các biểu hiện văn hóa mới, như văn hóa like, share, và comment trên Facebook, nhiều tích cực, nhưng có cả tiêu cực với các comment “bẩn”, “ném đá”... 

TS. Đỗ Anh Đức, Trưởng bộ môn Truyền thông đa phương tiện, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội nhận định, văn hóa mạng đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Chỉ với chiếc smartphone là con người có thể mở cánh cửa giao lưu với thế giới ảo, song hành với thế giới thực. Mặt tích cực là giúp người ta có thể tiếp cận rộng rãi các giá trị, sản phẩm văn hóa được tích tụ theo hình thức cộng đồng mạng. Nhưng vai trò định hướng cũng cần quan tâm. Bởi trong văn hóa hội tụ ấy, nhiều người tập trung lại với nhau bàn luận về một câu chuyện đang diễn ra, bày tỏ cảm xúc, thái độ một cách cảm tính, và nhiều người bị dẫn dắt bởi trí tuệ tập thể, thay vì văn hóa đỉnh cao là tư duy.

Quản lý các hành vi ngoài đời thực đã khó, thực hiện điều này trên internet còn khó hơn. Theo các nghiên cứu, để quản lý văn hóa mạng, ngoài biện pháp hành chính, công nghệ, còn cần các giải pháp về văn hóa, giáo dục, liên quan đến cả môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt quan trọng là ý thức của bản thân người sử dụng. Các chủ thể tham gia văn hóa mạng cần được trang bị tri thức và phát triển năng lực cá nhân để tự ý thức về trách nhiệm, quyền hạn của mình, ứng xử có văn hóa trong thế giới ảo.

Hiện tại, trên internet có đủ nội dung, từ chính thống đến phi chính thống, từ thông tin tốt đến thông tin xấu, độc hại, thông tin “xám”... bị chi phối bởi nhiều động cơ phía sau, trong đó có nhiều động cơ kinh tế. Để đối trọng, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có những nền tảng phân phối nội dung tốt, sạch, chính thống, đủ sức hấp dẫn, cạnh tranh, thu hút người dùng, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Theo Thảo Nguyên - ĐBND
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.

  • Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?