Ngày 20/3, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương”.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì và phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng- Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) tổ chức; nhằm báo cáo và đánh giá kết quả chương trình hợp tác nghiên cứu về cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái lịch sử tại các lăng mộ Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với lưu vực thượng nguồn sông Hương, giai đoạn 2014-2018.
Hội thảo quốc tế nhằm báo cáo và đánh giá kết quả chương trình hợp tác nghiên cứu về cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái lịch sử tại các lăng mộ Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với lưu vực thượng nguồn sông Hương, giai đoạn 2014-2018. Khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào bốn cụm lăng tẩm hoàng gia đầu triều Nguyễn (lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức), trong đó đặc biệt tập trung vào khu vực lăng Gia Long và vùng phụ cận cùng khu vực thượng nguồn sông Hương.
Theo quan niệm của người xưa, vị trí địa lý của Huế không chỉ mang tầm quan trọng về mặt giao thông và phòng thủ mà còn mang ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Các cụm công trình kiến trúc quan trọng của Huế được quy hoạch dưới thời Nguyễn đều được thiết kế gắn liền với yếu tố cảnh quan phong thủy, đặc biệt là hồ nước (hoặc sông, suối..), núi án, núi chầu... Những hình ảnh và địa danh nổi tiếng của Huế đã đi vào thơ ca, nhạc họa cũng chính là những yếu tố phong thủy của kiến trúc cung đình Huế như sông Hương, núi Ngự Bình, cồn Hến, cồn Dã Viên… Những yếu tố phong thủy như: đồi, núi, sông, hồ,...hệ thống thủy đạo của mỗi khu lăng tẩm như một mạch nối những yếu tố phong thủy này, tạo thành cảnh quan văn hóa và hệ sinh thái đặc trưng của khu vực lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn và các công trình di tích lăng mộ gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương.
Cụm lăng tẩm hoàng gia Triều nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương là một khu vực có giá trị to lớn về nhiều mặt, xứng đáng để được công nhận là di sản thế giới bởi những yếu tố đa dạng được lồng ghép một cách toàn diện và quy tụ quanh hệ sinh thái tự nhiên trải dọc theo sông Hương từ Kinh thành Huế đến các lăng tẩm hoàng gia và hệ thống làng mạc dân cư. Đây là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và tinh thần phong phú, bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, thế giới tinh thần (quan niệm sống, tôn giáo và tín ngưỡng), thủy lợi, hệ thống quản lý nước và các yếu tố lịch sử, văn hoá, truyền thống (sinh hoạt cộng đồng, lễ hội vv.) đều được lồng ghép vào cảnh quan văn hoá lưu vực sông Hương. Hệ thống thủy đạo và môi trường sinh thái lịch sử được thiết kế và bố trí tại lưu vực thượng nguồn sông Hương, có chức năng đặc biệt quan trọng hiện đang được quản lý và duy trì bởi chính quyền và người dân địa phương.
Hội thảo quốc tế nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu của hai bên về những giá trị, đặc điểm và tiềm năng của cảnh quan văn hóa và môi trường lịch sử - sinh thái tại khu vực lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương; thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia với các nhà quản lý, các học giả, các nhà nghiên cứu về quan điểm bảo vệ vùng đệm cảnh quan văn hóa nhằm mục đích bảo vệ tính toàn vẹn, duy trì và phát triển bền vững các giá trị văn hóa – lịch sử, cảnh quan, môi trường của các lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương nhằm xây dựng phương án thích hợp bảo tồn cảnh quan di sản cho khu vực; thiết lập mô hình du lịch sinh thái tại lăng Gia Long (một trong những kết quả nghiên cứu hợp tác giữa HMCC và WIURS trong giai đoạn 2014-2018). Ngoài ra, kết quả của hội thảo này sẽ được xem xét bổ sung vào hồ sơ tái đề cử Quần thể Di tích Huế với tiêu chí mới là Di sản Cảnh quan Văn hóa Thế giới. Một bước tiến nhằm bảo vệ toàn diện hơn các giá trị của di sản vắn hóa Huế. Đây cũng là nỗ lực của của Trung tâm nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung trong việc xây dựng hồ sơ tái đề cử nhằm vinh danh một lần nữa Quần thể Di tích Huế là Di sản Cảnh quan Văn hóa Thế giới theo khuyến nghị của UNESCO và Bộ VH-TT&DL trong những năm gần đây.
Hội thảo sẽ là diễn đàn để các học giả, nhà nghiên cứu nhà quản lý địa phương chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến bổ ích cho Hội thảo nhằm trao đổi quan điểm bảo tồn cảnh quan văn hoá của vùng đệm di sản để tiến đến xây dựng phương án và chính sách bảo vệ sự toàn vẹn, duy trì và phát triển các giá trị văn hoá - lịch sử, cảnh quan và môi trường, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững tại Đô thị Di sản Huế.
Phương Anh
Sáng 28/9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức chương trình “Mùa đông xứ Huế”.
Từ ngày 02/10 đến ngày 18/12/2016 sẽ diễn ra Liên hoan phim khoa học năm 2016 tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có điểm tổ chức tại các trường học trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 23/9/2016, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế ,Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhà xuất bản Đại học Huế đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của Phó giáo sư . TS Bửu Nam vừa được NXB Đại học Huế ấn hành.
Chiều ngày 16/9, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Hồi Cố” nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Khánh thành dự án “Bảo tồn, Tu bổ di tích Triệu Miếu”.
Chiều ngày 9/9, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý của cơ quan Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2016-2021.
Sáng ngày 9/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và họa sỹ Nguyễn Đại Giang phối hợp tổ chức trao tặng tác phẩm Mỹ thuật "Nghệ thuật đảo ngược" cho tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tiếp nhận của Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế.
Chiều 3/9, tại 26 Lê Lợi-Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức khai mạc Triển lãm “Nghệ thuật Đảo Ngược” với 17 tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Chiều ngày 1/9, UBND Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Festival Huế 2016.
Sáng 1.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức buổi họp báo về việc tổ chức “Hội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị” tại Thành phố Huế.
Sáng 30/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”, cuốn sách do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014.
Sáng ngày 18/8, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày chuyên đề “ Huế - Những trang sách” nhân chào mừng kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2016).
Ngày 17/8, Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính 2015 (PAR INDEX 2015) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều ngày 14/8, tại Nhà sách Phương Nam 15 Lê Lợi – Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu “Du Tử Lê và bằng hữu”. Tham dự có đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến thơ ca của nhà thơ Du Tử Lê.
Tọa đàm xác định giá trị lịch sử, văn hóa địa điểm Hội Quảng Tri và góp ý phương án xử lý xuống cấp trụ sở UBND phường Phú Hòa
Tối 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN”.
Sau một thời gian vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bảo tồn và nhân giống thành công giống sen trắng để trồng ở các hồ trong khu vực Đại Nội Huế. Tháng Bảy về, mùi hương của hoa sen trắng từ các hồ trong Đại Nội Huế lan tỏa, như mời gọi và níu chân du khách.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).