Ngày 6/12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại Hội thảo
Thừa Thiên Huế là không gian một phần lãnh thổ vương quốc Champa trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ XIV (gần 12 thế kỷ), ở đây đã hình thành nên một di sản văn hóa đồ sộ. Từ năm 1306, vùng đất châu Ô, châu Lý được nhập vào lãnh thổ Đại Việt, sự có mặt của người Việt ở vùng đất này đã tạo tiền đề cho văn hóa Đại Việt ảnh hưởng mạnh hơn về phương Nam. Người Việt khi đến sinh sống, định cư ở vùng đất mới đã có lối sống ứng xử khôn khéo tôn trọng, kế thừa và phát huy các thành tựu văn hóa mà cư dân Champa để lại.
Hội thảo đã nhận được 20 bài tham luận, tập trung vào các nội dung: Những dấu ấn văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế, Quan hệ Đại Việt – Champa trong lịch sử, Phát huy giá trị hệ thống di tích Champa tại Thừa Thiên Huế.
Các đại biểu đã thảo luận và đưa ra ý kiến về các vấn đề như: nhìn lại lịch sử vùng nam Châu Hóa qua văn khắc Vân Thê; phác họa một khung khái quát về sự tiếp xúc văn hóa - ngôn ngữ và tộc người đã diễn ra tại vùng Bình - Trị - Thiên từ đầu công nguyên đến thế kỷ XV; Tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na (Pô Inư Nagar) tại Huế nhìn từ hệ thống sắc phong làng Hải Cát; Quan hệ Việt – Chăm trên đất Thừa Thiên Huế trong lịch sử; Huyền Trân Công chúa - giải mã câu chuyện trở về Đại Việt và dấu tích lưu lại trên đất Thừa Thiên Huế; Di sản văn hóa Chămpa, một thành tố quan trọng trong bản sắc văn hóa Huế; Dấu tích Chămpa trên một số đình làng ở Thừa Thiên Huế; Triều Nguyễn với di sản văn hóa Champa…
Theo Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Huế. Hiện nay, hầu hết các di tích về Champa ở Thừa Thiên Huế đã trải qua thời gian tồn tại hàng ngàn năm, chịu sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh ác liệt, nên đã trở thành phế tích. Chính vì thế, vấn đề cần thiết là phải ưu tiên tập trung các nguồn lực để giữ gìn, bảo quản những gì còn lại đến hôm nay.... Đối với các hiện vật, tình trạng chung là hiện vật Champa đang do nhiều tổ chức, cơ quan quản lý, việc bảo quản có nhiều khó khăn tùy thuộc theo khả năng từng nơi đưa ra trưng bày, phục vụ nhu cầu tham quan. Do vậy, để bảo vệ giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Champa trên địa bàn, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần thống nhất việc quản lý hiện vật hiện nay do các tổ chức quản lý về một đầu mối.
TS Phan Thanh Hải và TS Trần Văn Dũng cũng đã đưa ra ý kiến cho rằng, bên cạnh việc thu hồi các hiện vật tại các địa phương, đối với các hiện vật gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng đang được lưu giữ và bảo quản tại các phế tích và các điểm thờ tự, cần có chính sách quản lý và phát huy giá trị một cách hiệu quả. Hỗ trợ kinh phí để các địa phương trực tiếp thực hiện công tác trùng tu, bảo quản hiện vật tại các địa điểm này, biến những điểm này trở thành các địa chỉ văn hóa, điểm đến phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, giao trách nhiệm cho các địa phương lập phương án bảo vệ các hiện vật, tránh xảy ra tình trạng mất mát hay những xâm hại xảy ra đối với hiện vật Champa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn và TS Lê Anh Tuấn đề nghị cần đầu tư kinh phí khai quật ở những di tích thành cổ, kiếm tìm hiện vật, xây dựng lý lịch hiện vật chi tiết; gắn biển chỉ dẫn di tích, từng bước giới thiệu với du khách như là cách thức từng bước làm sống lại hệ thống thành lũy cổ Champa ở Thừa Thiên Huế và Bắc Trung Bộ.
Nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong đề xuất tất cả các hiện vật Chămpa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên đưa về một nơi để tiện bảo quản, phát huy giá trị thì Thừa Thiên Huế chắc chắn sẽ có thêm một thiết chế văn hóa là Bảo tàng điêu khắc Chăm mang tính đặc trưng vùng miền.
ThS. KTS Nguyễn Xuân Lực kiến nghị, việc khoanh vùng bảo vệ cần được mở rộng hơn về bán kính nhằm giữ gìn phần nguyên trạng của công trình ngoài ra tạo ra các không gian về dịch vụ buôn bán lưu niệm và không gian trưng bày các hiện vật Chămpa phục vụ du khách, đa dạng về không gian đi lại vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân bản địa.
Phương Anh
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.