Sáng ngày 07 tháng 5, Khoa ngữ văn, Trường đại học khoa học – Đại học Huế đã tổ chức cuộc hội thảo: Thành tựu văn học Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016). Hội thảo là sự gặp gỡ của nhiều kiến giải, nhận định từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học về những thành tựu của văn học Việt Nam kể từ năm 1986 cho tới nay.
Nhìn chung, những tham luận trong hội thảo đã bao quát được thành tựu của các lĩnh vực cốt yếu như thực tiễn sáng tác, lý luận, phê bình, dịch thuật văn học trong ba thập niên qua. Về diện mạo của khoa nghiên cứu văn học thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương cho rằng: Thành tựu nổi bật nhất của khoa nghiên cứu văn học thời kỳ đổi mới là việc đánh giá công bằng đối với các hiện tượng văn học (khuynh hướng, trào lưu, tác giả, tác phẩm) trong quá khứ.
|
|
PGS - TS Nguyễn Thành phát biểu tại hội thảo |
Hội thảo đã thu hút được hơn 70 tham luận của các nhà khoa học và những người yêu văn học từ các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu trên cả nước.
|
|
Nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học Hồ Thế Hà tại hội thảo |
Trong tham luận: Lý luận phê bình văn học Việt Nam đổi mới - Cấu trúc tam tài và thế hệ F, nhà nghiên cứu văn học Phan Tuấn Anh, với tâm thế của thế hệ trẻ cho rằng: “Ngày nay, một nhà lý luận phê bình “mù chữ số” sẽ dần bị loại ra khỏi cuộc chơi, bởi tầm ảnh hưởng và tác động lên đời sống văn học của anh ta sẽ bị thu hẹp lại theo thời gian… Do đó, một thế hệ được sinh ra , lớn lên, đọc, viết và kết nối lẫn nhau trong nền tảng mạng đương nhiên sẽ dần chiếm lĩnh đời sống văn học nói chung (chứ không đơn thuần là văn học mạng) nhanh hơn chúng ta tưởng…"
Về thành tựu của thơ đã có nhiều tham luận giá trị. Tham luận Thơ Việt ba mươi năm đổi mới (1986 – 2016) của nhà thơ, nhà phê bình văn học Hồ Thế Hà đã bàn tới những khai mở của thơ ca trong những năm qua. Ông viết: Quan sát toàn cảnh thơ Việt từ 1986 đến 2016, chúng ta chứng kiến sự tồn tại nhiều khuynh hướng và nhiều nhóm thơ, kể cả nhiều nhà thơ cùng lúc sáng tác nhiều khuynh hướng, ở nhiều nhóm thơ trong nhiều thời khoảng khác nhau.”
|
|
Nhà phê bình văn học Phan Tuấn Anh tại hội thảo |
Hội thảo đã có nhiều ý kiến phản hồi từ người nghe và những lý giải của các nhà khoa học cho những câu hỏi có tính vấn đề được nêu ra.
|
|
Toàn cảnh hội thảo |
PV
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Ngày 29/10, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo lần thứ ba trong khuôn khổ ADMM+ (FTX 2016), với sự tham gia của Đại diện 18 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN.
Sáng 16/ 10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp báo về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều ngày 25/09, tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi triển lãm tranh “& Mưa” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Sáng ngày 18.9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập Hội ( 18.9.1945 – 19.8.2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội VHNT đã bế mạc trại sáng tác VHNT các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay – 2015 với chủ đề “Con người và văn hóa Huế” và công bố tác phẩm của trại viên.
Tối 17/9, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Festival thơ Huế” với chủ đề “Thơ Huế 70 năm” chào mừng 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Chiều 15/9, Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc không gian trưng bày các đồ án kiến trúc, công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, ấn phẩm của hội viên và Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập .
Chiều ngày 7/9. tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm với tên gọi Bên Trong của họa sĩ - nhà văn Lê minh Phong.
Chiều ngày 21/8, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Chiều ngày 26/6, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức buổi lễ tưởng niệm giáo sư Trần Văn Khê.
Chiều 6.5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Thành phố Huế), Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu tập Huệ tím của nhà văn Hermann Hesse qua sự chuyển ngữ của dịch giả Thái Kim Lan.
Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Là một trong những đàn tế lớn của triều đình xưa, và lễ tế đàn Xã Tắc được xếp vào hàng đại tự ngang với đàn Nam Giao và được tổ chức tế lễ hai lần trong năm và chính Hoàng Đế đứng ra chủ trì buổi lễ mỗi ba năm một lần, đàn thờ Xã Thần – thần đất và Tắc Thần – thần ngũ cốc.
Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.
Cố đô Huế - tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên đôi bờ con sông Hương trong xanh, êm đềm, đẹp nhất thế giới. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, Cố đô Huế vẫn còn giữ được quần thể di tích lịch sử gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm hiếm có ở vùng Đông Nam Á
Tối ngày 07/08, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà thiếu nhi Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ” của nhà thơ Phan Lệ Dung.
Nằm trong chương trình Phát triển không gian văn hóa, chiều ngày 20 tháng 9, tại nhà sách Phú Xuân, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức giới thiệu ấn phẩm An lạc mùa chay – món chay dâng mẹ và Lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh.