Sáng ngày 14/11, UBND Thành phố Huế và thành phố Geyongju – Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “ Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản Văn hóa Thế giới”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc kết hợp kỷ niệm 10 năm hợp tác kết nghĩa giữa thành phố Huế và thành phố Gyeongju.
Các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu của hai thành phố chụp ảnh lưu niệm
Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao song phương cách đây 25 năm, (22/12/1992 – 22/12/2017) mở ra một chương mới trong mối quan hệ hớp tác, hữu nghị giữa hai nước. Với những liên kết truyền thống và sự tương đồng về lịch sử, văn hóa đã được vun đắp bằng tình hữu nghị và nổ lực chung giữa hai chính phủ và nhân dân, mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc 25 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Trong mối quan hệ chung giữa hai nước, năm 2017 là năm đánh dấu kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa Thành phố Huế và Thành phố Gyeongju. Trong mối quan hệ hợp tác này, cả hai thành phố đã có nhiều hoạt động tích cực và đã có những cam kết hiệu quả thông qua các chương trình dự án mà hai thành phố đã tham gia.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND TP Huế phát biểu tại Hội thảo |
Huế từng là cố đô của Việt Nam cùng với bề dày văn hóa, lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, Huế đã xác lập cho mình một bản sắc riêng. Chính bản sắc Huế cùng với những giá trị văn hóa vật chấy và tinh thần của Huế đã tạo ra sức hấp dẫn, thu hút và thuyết phục sâu rộng đối với trong nước và quốc tế. Vấn đề giữ gìn các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Trong thời gian qua, trong hoạt động quản lý di sản văn hóa, thành phố Huế thường xuyên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và các sở ban ngành cấp tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích. Nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được phân cấp quản lý, lập hồ sơ xếp hạng và đầu tư tu bổ, tôn tạo. Di sản kiến trúc nhà vườn Huế được điều tra, khảo sát và đánh giá lập đề án quản lý, bảo vệ, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể không ngừng được bảo tồn và phát huy. Nhiều công trình trong quần thể di tích cố đô huế những năm qua đã được trùng tu và phục hồi, hiện nay đang triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo như dự án trùng tu tôn tạo phục hồi di tích Ngọ Môn, dự án phục hồi Nhật Thành Lâu, dự án phục hồi tổng thể lăng vua Tự Đức, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Đại Nội Huế, dự án đầu tư hệ thống chiếu sáng quảng trường Kỳ Đài – Ngọ Môn…Nhiều dự án trọng điểm đã được triển khai thực hiện và phát huy tác dựng tích cực.
|
Ông Choi Yang-sik Thị trưởng thành phố Gyeongju - Hàn Quốc |
Xác định tầm quan trọng cũng như vai trò, vị trí của người dân, của cộng đồng xã hội trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chính quyền thành phố đã không ngừng tuyên truyền cho cộng đồng nhận diện đúng giá trị di sản văn hóa, tạo điều kiện cho cộng đồng được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích tinh thần và vật chất thông qua hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.
Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó chủ tịch UBND TP Huế chia sẻ: “ Chúng tôi đánh giá rất cao và hế sức trân trọng những đóng góp to lớn về nhiều mặt của nhân dân trong nước, bạn bè khắp thế giới, đặc biệt là trong nổ lực trước đây nhằm giúp di tích Huế tiếp tục được “ Hồi sinh toàn diện” và hướng đến sự phát triển bền vững, hỗ trợ huế phát triển mà không đánh mất những gái trị tạo nên tính đặc trưng, bản sắc Huế”.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Ông Huh Kwon, tổng thư ký ICHCAP Châu Á Thái Bình Dương UNESCO chia sẻ: "Gyeongju và Huế với tư cách là đô thị di sản thế giới, phải thực hiện vai trò trọng tâm đóng góp cho hòa bình và sự phát triển vượt ra khỏi đặc tính đơn giản của một đô thị di tích. Có những thách thức cần phải giải đáp trên nhiều phương diện như phát triển nội dung công nghiệp văn hóa, hệ thống quản lý tổng hợp của di sản vật thể và phi vật thể, người dân địa phương tham gia, thành lập chiến lược phát triển bên vững, tăng cường năng lực để bảo tồn tốt giá trị phổ biến, ưu việt” .
Hội thảo chuyên đề “ Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản Văn hóa Thế giới” là nơi gặp gỡ các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu của hai thành phố, một cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và làm sâu sắc thêm những quan điểm trong việc xác định những thách thức mang tính phổ quát của di sản để từ đó tìm ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa của hai thành phố, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và phát triển trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đây cũng là cơ hội để giúp cho chính quyền và nhân dân thành phố Huế thực hiện và hoàn chỉnh những chính sách trọng tâm để phát triển Huế là thành phố di sản, thành phố văn hóa, thành phố du lịch của Việt Nam.
Phương Anh.
Chiều ngày 17/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “Ngày Mới”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Huế hiện có khoảng 50 đình làng cổ nhưng một số đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ biến mất. Nhiều nơi là di tích quốc gia mà nhếch nhác hơn cả… quán cóc.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 675/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế.
Triển lãm sắp đặt của nghệ sỹ người Đức Dorothee Berkenheger sẽ khai mạc vào ngày 13/4 tới tại New Space Arts Foundation (N.S.A.F.), 15 Lê Lợi, thành phố Huế. Dự kiến sẽ có ba tác phẩm phản ánh chủ đề “Bộ sưu tập” được trình bày lần này.
Chiều 7/4, trên Sân vận động Tự Do (TP Huế) đã diễn ra trận chung kết giữa hai đội: Khoa Giáo dục Thể chất (ĐH Huế) và ĐH Khoa học Huế. Hàng ngàn khán giả đã đến sân và cổ vũ cuồng nhiệt cho trận đấu được dự báo là khá gay cấn và đáng mong đợi này.
Mình học đại học ở Huế. Thời ấy nhà sách Phú Xuân ở đường Trần Hưng Đạo, đầu cầu Trường Tiền phía bờ Bắc, là nhà sách đình đám nhất. Mình khá siêng đi nhà sách, nhưng dẫu là bước vào một cách hiên ngang, mặt có vác lên đến trần nhà cũng chỉ để hưởng cái mát của máy lạnh những ngày nắng nóng kết hợp ngắm sách, sờ sách, suýt xoa sách, rồi… đọc ké sách. Và ra về trong trạng thái thèm thuồng.
Xứ Huế đi vào trong thơ ca với cảnh đẹp mê hồn, người Huế có giọng nói dễ thương, tính cách nhẹ nhàng sâu lắng khiến ai ngỡ một lần đến Huế đều phải thốt lên sự thán phục với vẻ yên bình, chầm chậm, pha một chút tâm linh.
Vừa kết thúc tại Huế, Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ năm 2013 đã để lại nhiều lay cảm và ngẫm ngợi. Trăn trở lớn nhất sau liên hoan là làm sao để dân ca có môi trường diễn xướng rộng hơn.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với ước mong nơi đây sẽ là nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế, ông đã nói lên mơ ước dựng lên ngôi nhà ấy...
Tối ngày 02/4/2013 (tức ngày 22/02 - Quý Tỵ), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chính thức tổ chức Lễ tế Đàn Xã Tắc năm 2013. Lễ tế đã diễn ra trong không khí hết sức trang nghiêm và thành kính.
Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều người con xứ Huế đã dần bén duyên với vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Đến nay mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau, nhưng với họ đây là mảnh đất ân tình, nặng nghĩa.
Chiều ngày 01/4, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ ( tầng 2, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ) một không gian văn hóa Trịnh Công Sơn đã chính thức được khai trương với tên gọi Gác Trịnh. Gác Trịnh cũng chính là căn nhà cũ mà nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sống và sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước.
Hàng ngàn khán giả đã đến Trung tâm Văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế tham gia đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn” kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa.
Vào tối ngày 30/3 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hoan Dân ca Việt Nam năm 2013 khu vực Bắc Trung Bộ đã chính thức bế mạc. Đây là Liên hoan do Đài Truyền hình Việt
Nằm ngay trong Kinh thành Huế, hồ Tịnh Tâm là một Ngự Uyển của Hoàng gia triều Nguyễn vốn rất nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp vào cảnh đẹp thứ 3 (Đệ tam cảnh Tịnh hồ hạ ứng).
Nhìn Huế với vẻ giản dị đời thường dễ khiến du khách có cảm giác mình đã chạm tay được vào nét mê đắm, huyền hoặc của đất cố đô thanh tú, để rồi mãi cũng không thể quên một sắc Huế dịu dàng…
Trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc các thành phố kết nghĩa, buổi tọa đàm với chủ đề “Ca khúc sáng tác về Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành bạn trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức vào sáng ngày 26/3 tại 26 Lê Lợi, Tp Huế.
Sợ bạn đọc hiểu sai, tôi phải nói rõ cái đầu đề của bài viết này không phải những điều kể ra dưới đây đến bây giờ mới thấy ở Huế, mà tôi muốn nói về những điều chưa thấy có ở nơi nào khác ngoài Huế.
Lăng Cơ Thánh được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997 hiện đang bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng.
Triển lãm ảnh về Huế mang tên Thành phố nước của nhiếp ảnh gia người Nhật Hasegawa Taro khai mạc chiều 23/3 tại 15 - Lê Lợi, TP Huế.