Hội thảo đã phác thảo mang tính xây dựng những định hướng chung trong việc góp phần đánh giá, gìn giữ, bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn học ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay, đồng thời sẽ tạo nên những cơ sở cho việc định hướng nội dung trưng bày của Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế trong tương lai, gồm các nội dung: 1. Đánh giá đúng đắn về các giá trị văn học ở Thừa Thiên Huế theo diễn trình lịch sử; 2. Thảo luận về phương án xây dựng thiết chế “Nhà lưu niệm Văn nghệ sĩ” hay “Bảo tàng Văn học Nghệ thuật”; 3. Kế hoạch xây dựng hệ thống tư liệu, sưu tầm hiện vật và kế hoạch lập đề án cho việc xây dựng thiết chế này; 4. Sau Hội thảo, Ban tổ chức cần tập trung xây dựng khuyến nghị để trình các cấp xem xét, có cơ sở cho kế hoạch lâu dài.
Qua hơn 10 tham luận của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu trình bày về văn hóa - văn học Thừa Thiên Huế qua diễn trình lịch sử 700 năm (từ 1306) bắt đầu từ Thuận Hóa đến Phú Xuân để trở thành Kinh đô của cả nước (từ 1788-1801 dưới triều Tây Sơn, từ 1802-1945 dưới triều Nguyễn), rồi Thừa Thiên Huế sau này, văn hóa Huế đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng văn hóa của cả dân tộc. Trong đó, văn học là một thành tựu đáng kể góp phần hình thành nên những đặc trưng văn hóa giàu bản sắc của của vùng đất thi ca.
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu đã dựng lại diễn trình văn học ở Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn gắn liền với lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân qua miêu thuật và đánh giá về “Thành tựu của thời kỳ văn học cổ điển ở Thừa Thiên Huế”. Quan tâm đến tính toàn diện về diện mạo văn học một vùng đất, tuy chỉ xác định là “Bước đầu tìm hiểu văn học Thừa Thiên Huế” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xuất phát từ những đặc điểm lịch sử của Thừa Thiên Huế để chỉ ra những đặc điểm làm nên vẻ riêng có của văn học vùng đất.
Bên cạnh, nhiều tham luận cũng đã phân tích những giá trị văn học Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ đồng thời đóng góp nhiều ý kiến quan trọng xung quanh việc hoạch định ý tưởng, nội dung cho phần trưng bày văn học trong tổng thể Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế. Ở mảng đề tài này có các tham luận Một số ý kiến đóng góp về nội dung trưng bày di sản văn học xứ Huế của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa; Những định hướng và giải pháp thực hiện Nhà lưu niệm Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân; Một công trình không chỉ có ý nghĩa với Huế của nhà văn Nguyễn Khắc Phê; Ý kiến nhỏ về một dự án lớn của nhà thơ Hồ Thế Hà; Phát biểu về xây dựng Nhà lưu niệm Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế của nhà văn Tô Nhuận Vỹ; Cái chúng ta cần là sự thích nghi của nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch; Những nét nổi bật của văn học Thừa Thiên Huế của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc; Văn học Thừa Thiên Huế, giá trị và di sản vật chất của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh; Nội dung trưng bày Phần văn học tại Nhà lưu niệm Văn nghệ sĩ nhìn từ việc phân tích đánh giá nguồn hiện vật và khả năng sưu tầm của nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung.
Cùng đó, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã thảo luận về phương án xây dựng thiết chế “Nhà lưu niệm Văn nghệ sĩ” hay “Bảo tàng Văn học Nghệ thuật”. Theo nhà văn - dịch giả Bửu Ý thì không nên xây dựng nhà lưu niệm văn nghệ sĩ vì nhà lưu niệm chỉ dành riêng cho một cá nhân, nhưng ở đây lại là một tập thể. Vì vậy, theo ông nên xây dựng bảo tàng văn nghệ sĩ là thích hợp nhất, đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo.
Với tinh thần khoa học và sự nghiêm túc, các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu đã nêu bật nhiều nội dung quan trọng về diện mạo văn học Thừa Thiên Huế và đóng góp nhiều ý kiến cho việc xây dựng Bảo tàng văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế. Hy vọng, trong một tương lai gần, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng Bảo tàng Văn nghệ sĩ - chắc chắn đây sẽ là một điểm nhấn trong hành trình đến Cố đô Huế với công chúng yêu văn học, du khách và những người yêu mến vùng đất thi ca này.
|
Nhân chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam, chiều ngày 25/2, đoàn nhà văn Nga đã đến thăm Tạp chí Sông Hương và gặp mặt thân mật với các nhà văn Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 18/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo để công bố quy định, thể lệ Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II do đồng chi Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.
Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 16/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức chương trình thơ với chủ đề “ Đêm thơ Hương Thủy”.
Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX, sáng ngày 16/02, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi viếng mộ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 15/2, tại Hội trường UBND huyện Hương Trà đã diễn ra đêm thơ “Sông Bồ một miền thơ”.
Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nguyên Tiêu Tân Mão 2011, chiều ngày 14/2, tại 15 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức buổi tọa đàm và trao đổi với diễn giả - nhà văn hóa Cao Huy Thuần về chủ đề “ Hạnh phúc trong thơ”
Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.
Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.
Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.
Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.
Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.
Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.
Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.