SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
Giáo sư Hoàng Chương trình bày tham luận tại hội thảo
Tuồng là loại hình sân khấu nghệ thuật lớn, là viên ngọc quý, là di sản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Từ hàng trăm năm trước cac triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là nhà Nguyễn đã đánh giá cao tầm quan trọng của của nhạc lễ và sân khấu trong việc tuyên truyền , giáo dục, nâng cao nhận thức thẩm mỹ và vẻ đẹp con người. Các vị vua triều Nguyễn đã hết sức chú trọng bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng đã trở thành một môn nghệ thuật trong cung đình.
|
Tại hội thảo, TS. Đinh Quang Trung đã phát biểu đề dẫn hội thảo về nghệ thuật Tuồng truyền thống và những thách thức trước nguy cơ mai một của nghệ thuật tuồng: ‘Nghệ thuật Tuồng thật đẹp và vô cùng quý giá, nhưng trước những biến đổi của xã hội , tuồng cũng như nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống khác đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức... Môi trường toàn cầu hóa có thể tạo ra nhiều lợi ích, song cũng đem lại thách thức đối với mỗi nền văn hóa. Trong bối cảnh mà mọi giá trị văn hóa đều có thể được tiếp cận đa chiều và tác động qua lại lẫn nhau thì sự phát sinh, phát triển hoặc thoái hóa, biến mất của một giá trị văn hóa nào đó là rất có thể...”.
|
Cũng tại đây, trong tham luận của mình, GS Hoàng Chương đã gửi đên hội thảo với đề tài Nghệ thuật tuồng trong đời sống văn hóa hiện nay, theo ông “để bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng phải cần có nhiều yếu tố, đó là “luôn luôn cáo những vở tuồng hay, có những diễn viên giỏi.. và một điều cực kỳ quan trọng nữa là phải đào tạo khán giả, phải biết mê hoặc khán giả bằng nghệ thuật tuyên truyền quảng bá tuồng... Như vậy có nghĩa là, tuồng muốn đi vào cuộc sống, muốn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng phải làm song song hai việc , một là xây dựng vở diễn thật hay, hai là tuyên truyền quảng bá nghệ thuật thật giỏi..”. Và ông đã kết luận trong tham luận của mình “Nghệ thuật tuồng sẽ sống mãi và sống mãi trong mọi thời đại nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy cho đúng”.
|
Cùng với TS. Đinh Quang Trung và GS Hoàng Chương, các nhà nghiên cứu Tuồng, các đạo diễn, nghệ sĩ đã lần lượt trình bày 8 tham luận trong 37 tham luận được gửi đến hội thảo với nhiều nội dung tập trung xoay quanh về nghệ thuật, kịch bản, thực trạng - giải pháp bảo tồn và hát huy nghệ thuật tuồng trong đời sống hiện nay. Đó là các tham luận: Thực hiện đề án Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn đến 2010 định hướng 2020 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị là cơ sở để nghệ thuật Tuồng truyền thống bảo tồn và phát triển ( NSND Lê Tiến Thọ); Nghệ thuật Tuồng hiện nay- thực trạng và giải pháp (Ngô Quang Vinh); Về một khía cạnh trong Văn hóa nghệ thuật Tuồng (PGS. Tât Thắng); Hiện thực lịch sử cách mạng kháng chiến là mảnh đất màu cho nghệ thuật Tuồng phát triển (PGS. TS. Phạm Duy Khuê); Đi tìm giải pháp “cứu Tuồng” (Đạo diễn Vũ Tiến Thêm); Bảo tồn Tuồng truyền thống cần phối hợp nhiều phương án (PGS. TS. Lê Thị Hoài Phương); Để sân khấu Tuồng không bị đứt gãy trong tương lai ( Họa sĩ Đặng Mậu Tựu); Sân khấu Tuồng sẽ đi về đâu? (Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành); Đôi nét về thực trạng Tuồng hiện nay (Nguyễn Thị Thanh Phương); Bảo tồn Tuồng trong không gian văn hóa nghệ thuật Tuông ( Lương Thị Hoài Thi); Đào tạo cho nghệ thuật sân khấu Tuồng, những câu hỏi cần lời giải đáp (TS. Phạm Trí Thành)...
PV
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 00 ngày 31/12/2023 đến 00 giờ 30 ngày 01/01/2024 tại Ngã 6 đường Hùng Vương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Chiều 27-12, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Hoàn gia lý".
Chiều 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế, Ban tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đã thông tin đến các cơ quan báo chí một số nội dung về Hội thảo.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Trong những năm qua, trước những thực tế an ninh trật tự ngày càng phức tạp đang diễn diễn ra, Ban Chỉ huy Công an xã Thủy Phù chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời đơn vị đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền công an xã. Có thể nói, Công an xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng của mô hình công an xã chính quy, họ xứng đáng là những người hết lòng, tận tùy vì bình yên cuộc sống hôm nay.
Sáng ngày 27/12, Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Tôn vinh văn nghệ sĩ và Trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".
Chiều 21/12, tại Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Triển lãm ảnh Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN năm 2023.
Vừa qua, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Tối 16/12, tại Nhà Kèn Huế, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Tác phẩm mới 2023".
Tối ngày 15/12, tại Phủ Nội Vụ Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Tình Huế ngày đông". Đây là sự kiện khép lại Festival Huế mùa đông 2023.
Sáng ngày 15/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu Hán - Nôm năm 2023.
Sáng ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”.
Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Mùa lễ Giáng Sinh năm 2023 và năm mới 2024, sáng nay 14/12, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Tạp chí Sông Hương, Ban Sơ khảo đã có cuộc họp tổng kết vòng Sơ khảo cuộc thi “Thơ Huế 2023”.
Tối 12/12, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Huế by light - The live show”.
Sáng ngày 10/12/2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan tổ chức chào đón đoàn khách từ Du tàu Diamond Princess cập Cảng Chân Mây.
Chiều tối ngày 11/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12/1951 - 10/12/2023). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.