SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
Giáo sư Hoàng Chương trình bày tham luận tại hội thảo
Tuồng là loại hình sân khấu nghệ thuật lớn, là viên ngọc quý, là di sản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Từ hàng trăm năm trước cac triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là nhà Nguyễn đã đánh giá cao tầm quan trọng của của nhạc lễ và sân khấu trong việc tuyên truyền , giáo dục, nâng cao nhận thức thẩm mỹ và vẻ đẹp con người. Các vị vua triều Nguyễn đã hết sức chú trọng bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng đã trở thành một môn nghệ thuật trong cung đình.
|
Tại hội thảo, TS. Đinh Quang Trung đã phát biểu đề dẫn hội thảo về nghệ thuật Tuồng truyền thống và những thách thức trước nguy cơ mai một của nghệ thuật tuồng: ‘Nghệ thuật Tuồng thật đẹp và vô cùng quý giá, nhưng trước những biến đổi của xã hội , tuồng cũng như nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống khác đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức... Môi trường toàn cầu hóa có thể tạo ra nhiều lợi ích, song cũng đem lại thách thức đối với mỗi nền văn hóa. Trong bối cảnh mà mọi giá trị văn hóa đều có thể được tiếp cận đa chiều và tác động qua lại lẫn nhau thì sự phát sinh, phát triển hoặc thoái hóa, biến mất của một giá trị văn hóa nào đó là rất có thể...”.
|
Cũng tại đây, trong tham luận của mình, GS Hoàng Chương đã gửi đên hội thảo với đề tài Nghệ thuật tuồng trong đời sống văn hóa hiện nay, theo ông “để bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng phải cần có nhiều yếu tố, đó là “luôn luôn cáo những vở tuồng hay, có những diễn viên giỏi.. và một điều cực kỳ quan trọng nữa là phải đào tạo khán giả, phải biết mê hoặc khán giả bằng nghệ thuật tuyên truyền quảng bá tuồng... Như vậy có nghĩa là, tuồng muốn đi vào cuộc sống, muốn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng phải làm song song hai việc , một là xây dựng vở diễn thật hay, hai là tuyên truyền quảng bá nghệ thuật thật giỏi..”. Và ông đã kết luận trong tham luận của mình “Nghệ thuật tuồng sẽ sống mãi và sống mãi trong mọi thời đại nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy cho đúng”.
|
Cùng với TS. Đinh Quang Trung và GS Hoàng Chương, các nhà nghiên cứu Tuồng, các đạo diễn, nghệ sĩ đã lần lượt trình bày 8 tham luận trong 37 tham luận được gửi đến hội thảo với nhiều nội dung tập trung xoay quanh về nghệ thuật, kịch bản, thực trạng - giải pháp bảo tồn và hát huy nghệ thuật tuồng trong đời sống hiện nay. Đó là các tham luận: Thực hiện đề án Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn đến 2010 định hướng 2020 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị là cơ sở để nghệ thuật Tuồng truyền thống bảo tồn và phát triển ( NSND Lê Tiến Thọ); Nghệ thuật Tuồng hiện nay- thực trạng và giải pháp (Ngô Quang Vinh); Về một khía cạnh trong Văn hóa nghệ thuật Tuồng (PGS. Tât Thắng); Hiện thực lịch sử cách mạng kháng chiến là mảnh đất màu cho nghệ thuật Tuồng phát triển (PGS. TS. Phạm Duy Khuê); Đi tìm giải pháp “cứu Tuồng” (Đạo diễn Vũ Tiến Thêm); Bảo tồn Tuồng truyền thống cần phối hợp nhiều phương án (PGS. TS. Lê Thị Hoài Phương); Để sân khấu Tuồng không bị đứt gãy trong tương lai ( Họa sĩ Đặng Mậu Tựu); Sân khấu Tuồng sẽ đi về đâu? (Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành); Đôi nét về thực trạng Tuồng hiện nay (Nguyễn Thị Thanh Phương); Bảo tồn Tuồng trong không gian văn hóa nghệ thuật Tuông ( Lương Thị Hoài Thi); Đào tạo cho nghệ thuật sân khấu Tuồng, những câu hỏi cần lời giải đáp (TS. Phạm Trí Thành)...
PV
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.