Sáng ngày 13/11, Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ((1822-1888), UBND Huyện Phong Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “ Di sản Văn hóa gia tộc cụ Đồ Chiểu tại quê hương Bồ Điền, xã Phong An, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế phát biểu tại Hội thảo
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ yêu nước, nhà giáo của nhiều thế hệ, thầy thuốc tinh thông y lý, y thuật và nổi tiếng về y đức của dân tộc Việt Nam. Là một trong những người khai sáng và là tác giả tiêu biểu nhất của dòng văn chương yêu nước chống ngoại xâm nửa sau thế kỷ XIX. Thơ văn của ông đậm tính nhân văn, khích lệ lòng yêu nước, chứa đựng nhiều ý nghĩa về đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ông đã góp phần nâng cao tầm vóc và ảnh hưởng của văn học nước nhà. Ông còn là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, thương dân, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn là một nhà giáo được người đời quý mến về tài năng, đức độ và là một thầy tuốc tận tâm. Sức lan tỏa, tầm ảnh hưởng của nhân cách và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đã ở ngoài biên giới Việt Nam, được quốc tế ghi nhận. Chính vì thế, ngày 23/11/2021, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới và quyết định đồng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (01/7/1822 - 01/7/2022).
Đây là vinh dự lớn đối với nhân dân Việt Nam nói chung và quê hương Bồ Điền, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế nói riêng. Bởi Bồ Điền chính là quê nội của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và có thể nói rằng, văn hóa quê hương Bồ Điền đã đóng góp trong việc hình thành nên nhân cách, lòng yêu nước của nhà thơ, nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Chiểu.
Hội thảo đã nhận được 11 tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước và trong tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, các chính trị gia gửi về tham gia, với nhiều góc nhìn toàn cảnh, đối chiếu, so sánh… làm rõ hơn các giá trị về quê hương Bồ Điền và cuộc đời tận tuỵ cống hiến của danh nhân văn hoá Nguyễn Đình Chiểu.
Tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Đình Chiểu; các tham luận của nhà thơ Mai văn Hoan, nhà giáo Võ Thị Quỳnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế, Trần Nguyễn Khánh Phong… đã đánh giá cao tài năng và nhân cách, giá trị các tác phẩm văn học của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.
![]() |
Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh tặng tư liệu, bài viết về cụ Nguyễn Đình Chiểu cho trường THPT Nguyễn Đình Chiểu |
Xác định giá trị lịch sử và văn hóa của quê hương Bồ Điền trong dòng chảy lịch sử, văn hóa Huế và Việt Nam; Bí thư Huyện ủy Võ Văn Vui trong bài viết “Phong Điền, nơi “quê cha đất tổ” của cụ Đồ Chiểu ở Thừa Thiên Huế” cho biết: Ông Nguyễn Đình Huy khi tiếp tục kết duyên cùng bà Trương Thị Thiệt, quê ở thôn Tân Thới, tỉnh Gia Định, đã sinh hạ được 4 trai, 3 gái,, trong đó Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng, sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 01/7/1822). Ông đã đưa Nguyễn Đình Chiểu về quê nội Bồ Điền lúc cậu bé Chiểu mới 11 tuổi. Nguyễn Đình Chiểu sống và học tập 8 năm ở ở Bồ Điền cùng với bà đích mẫu Phan Thị Hữu và những người anh em ruột thịt, bà con họ hàng thân tộc, làng xóm.
Các tham luận đã cung cấp bức tranh về những giá trị nổi bật của làng Bồ Điền - quê nội nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), ở xã Phong An, huyện Phong Điền. Thông qua nghiên cứu điền dã và khảo cứu tài liệu, đã giới thiệu lịch sử - văn hóa làng Bồ Điền về quá trình hình thành và diên cách, thiết chế và sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng, đời sống kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa hiện nay; giới thiệu dòng họ Nguyễn Đình ở làng Bồ Điền qua tài liệu gia phả. Trên cơ sở đó, tham luận góp phần làm rõ những nhân tố lịch sử - văn hóa làng Bồ Điền và gia tộc Nguyễn Đình nói riêng, cũng như văn hóa Huế nói chung đã ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng và nhân cách của nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu trong thời niên thiếu ở quê nhà.
Đồng thời các tham luận cho biết “Ô châu cận lục” của Dương Văn An viết năm 1553, đã ghi nhận xã Bồ Điền thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong. Xưa Bồ Điền là nơi hoạt động thương mãi khá tấp nập. Ngoài ra làng Bồ Điền còn có truyền thống Nho học. Truyền thống này có thể thấy ở trong họ Nguyễn Đình, qua tước hiệu của những người trong tộc được viết trong các cuốn gia phổ. Cuốn tộc phổ Nguyễn Đình được viết vào năm Gia Long thứ 10 đã ghi nhận họ Nguyễn Đình đã hình thành một tộc tại làng Bồ Điền. Cuốn “Nguyễn Đình tộc phổ ý” chép vào năm Khải Định 7 - Nhâm Tuất [1922] đã xuất hiện tên của ông Nguyễn Đình Chiểu cùng nhiều vị huynh, đệ, tỉ, muội đồng hàng khác, ông được tôn xưng là “hiển khảo”. Những cuốn tộc phả này là một trong số không nhiều các di sản liên quan đến danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu còn lưu lại đến hôm nay.
![]() |
Tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã đề xuất tôn tạo ngôi từ đường thân tộc thờ phụng Nguyễn Đình Chiểu để nơi đây thành nơi thờ tự thể hiện được vị thế của danh nhân Nguyễn Đình Chiều đối với văn hoá của dân tộc, là nơi xứng đáng để quan khách hành hương tưởng niệm ông sau này; Tôn tạo nhà thờ Nguyễn Đình và nhà thờ chi phái Nguyễn Đình Huy, xây dựng nơi đây thành một bảo tàng thu nhỏ theo mô hình “Từ đường - Bảo tàng”, vừa là nơi thờ phụng và kính ngưỡng, vừa là nơi giới thiệu về lịch sử dòng họ, làng xã và danh nhân văn hóa.
Cần gìn giữ và phát huy di sản Hán Nôm của gia tộc Nguyễn Đình ở làng Bồ Điền. Từ đây, việc phân tích gia phả sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu về gia tộc Nguyễn Đình nói chung và phái Nhất chi Nhì của cụ Nguyễn Đình Huy nói riêng. Tiến hành số hóa toàn bộ hệ thống gia phả dòng họ Nguyễn Đình phục vụ công tác lưu trữ và bảo tồn, cũng như phát huy qua việc trưng bày, giới thiệu ở các bảo tàng, các điểm tham quan di tích Nguyễn Đình Chiểu ở trên đất nước Việt Nam, theo hướng kết nối - chia sẻ các hệ thống tư liệu ở Bến Tre với Thừa Thiên Huế và cả điểm di tích khác.
Tôn tạo mộ phần cụ Nguyễn Đình Huy, thể hiện sự tôn trọng và ghi ơn đối với bậc sinh thành của nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Đây sẽ là điểm “Về nguồn” mang tính chất tâm linh, theo hướng kết nối giữa nơi sống (Ba Tri - Bến Tre) - quê ngoại (Gia Định - Tp. Hồ Chí Minh) và quê nội Bồ Điền (Phong An - Thừa Thiên Huế), để mọi người thăm viếng và thể hiện sự kính trọng đối với bậc phụ mẫu sinh thành cho đất nước và dân tộc một danh nhân văn hóa.
Tiến hành xây dựng, lập hồ sơ “Cụm di tích lịch sử - danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu và gia tộc ở Huế” để xét công nhận di tích cấp tỉnh, làm cơ sở đưa vào kết nối thành “Hệ thống di tích quốc gia của nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu”….
Nguyên Phương
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.